Tưng bừng buổi tuyên truyền ATGT cho hàng trăm học sinh THCS Hậu Giang
Hàng trăm học sinh trường THCS Hậu Giang ( TP.HCM) được hướng dẫn viên lái xe an toàn Honda Sơn Minh tuyên truyền Luật giao thông.
Ngày 10/10, hệ thống HEAD Sơn Minh (hệ thống cửa hàng bán xe và dịch vụ do Honda ủy nhiệm) đã phối hợp với Ban ATGT quận 6 (TP.HCM) tổ chức chương trình “ATGT cho nụ cười ngày mai” cho hàng trăm học sinh thuộc khối lớp 6, 9 trường THCS Hậu Giang.
Tại buổi tuyên truyền, các hướng dẫn viên HEAD Sơn Minh đào tạo lý thuyết Luật Giao thông, kỹ năng lái xe đạp, xe máy an toàn trên đường. Qua đó các em được học cách nhận biết các biển báo giao thông đường bộ phải tuân thủ khi tham gia giao thông.
Quang cảnh buổi tuyên truyền ATGT tại trường THCS Hậu Giang (quận 6) sáng 10/10.
Buổi tuyên truyền ATGT trở nên sôi động khi học sinh được tham gia các trò chơi về kiến thức pháp luật giao thông qua hình thức hỏi đáp sinh động, Mỗi bạn được tặng một phần quà khi trả lời đúng các câu hỏi của hướng dẫn viên lái xe an toàn.
Qua buổi tuyên truyền các em học sinh đã được các hướng dẫn viên lái xe an toàn của HEAD Sơn Minh hướng dẫn cách đội mũ bảo hiểm, đi bộ, ngồi sau xe máy an toàn… nhằm hạn chế các rủi ro đáng tiếc có thể xảy ra cho các em và gia đình.
Song song đó, các em được xem những hình ảnh minh họa, thước phim xử lý tình huống giao thông thực tế trên đường. Cũng tại buổi tuyên truyền, HEAD Sơn Minh cũng đã trao tặng quà dành cho Quỹ Khuyến học của nhà trường.
Học sinh hào hứng tham gia các trò chơi hỏi đáp Luật giao thông đường bộ.
Ông Tri Văn Điền, Phó trưởng phòng Hướng dẫn lái xe an toàn HEAD Sơn Minh cho biết, những năm qua đơn vị đã tổ nhiều chương trình tuyên truyền ATGT tại các trường tiểu học, THCS, Cao đẳng, Đại học trên địa bàn TP.HCM.
Trước đó HEAD Sơn Minh cũng đã tổ chức các chương trình “An toàn giao thông (ATGT) cho đoàn viên Thanh niên” ở trường Cao đẳng Sư phạm TW TP.HCM – Cơ sở 2 (quận 9, TP.HCM).
Chương trình “Tập huấn kiến thức và Kỹ năng lái xe an toàn” tại Trường Đại học Sư phạm TP.HCM (quận 5) và trường Cao đẳng Công thương TP.HCM với hàng nghìn đoàn viên sinh viên đến tham dự.
Một số hình ảnh PV ghi nhận tại buổi tuyên truyền ATGT tại trường THCS Hậu Giang (quận 6, TP.HCM):
Video đang HOT
Học sinh chăm chú nghe hướng dẫn tham gia giao thông an toàn.
Hướng dẫn viên an toàn HEAD Sơn Minh hướng dẫn học sinh tư thế ngồi trên xe máy an toàn.
Học sinh hào hứng tham gia các trò chơi hỏi đáp về pháp luật giao thông. (Trong ảnh một nữ sinh được tặng quà khi trả lời đúng một câu hỏi về Luật giao thông)
Thời gian qua HEAD Sơn Minh đã tổ chức nhiều buổi tập huấn ATGT, lái xe an toàn cho học sinh, sinh viên các trường tiểu học, THCS, Cao đẳng, Đại học và nhiều hoạt động cộng đồng trên địa bàn TP.HCM.
Giờ này các trường vẫn chưa biết cấp trên tổ chức thi học sinh giỏi kiểu gì
Các trường học đang phải tổ chức dạy và học trực tuyến thì tổ chức kỳ thi học sinh giỏi dù là trực tuyến hay trực tiếp cũng đều khó khăn và có nhiều bất cập.
Gần hết học kỳ I nhưng nhiều địa phương ở khu vực phía Nam vẫn đang phải thực hiện dạy và học trực tuyến, chưa thể tổ chức dạy và học trực tiếp tại trường nên mọi hoạt động dạy và học đều phải thông qua hình thức online.
Đối với việc ôn thi học sinh giỏi ở các nhà trường cũng vậy. Thầy và trò vẫn đang ôn thi trực tuyến theo kế hoạch phân công của nhà trường. Sở và Phòng Giáo dục thì vẫn chưa có kế hoạch cụ thể có tiếp tục duy trì kỳ thi hay dừng lại.
Chính vì thế, thầy và trò ở các nhà trường không biết kỳ thi học sinh giỏi sẽ tổ chức bằng hình thức nào? Nếu như, hết học kỳ I mà học sinh vẫn chưa thể đến trường thì các địa phương sẽ tổ chức ra sao?
Bởi lẽ, khi mà các trường học đang phải tổ chức dạy và học trực tuyến thì Sở, Phòng Giáo dục tổ chức kỳ thi học sinh giỏi dù là trực tuyến hay trực tiếp cũng đều khó khăn, nhiều bất cập.
Kỳ thi học sinh giỏi các cấp ở các tỉnh phía Nam đang đối mặt với nhiều khó khăn - (Hình ảnh mang tính chất minh họa, ảnh: Lã Tiến)
Thầy trò ôn thi vẫn chưa biết Sở, Phòng tổ chức thi bằng hình thức nào?
Có lẽ, khi bước vào năm học 2021-2022 thì trong thâm tâm của giáo viên, học sinh và cả phụ huynh không nghĩ rằng việc dạy và học trực tuyến lại phải kéo dài nhiều tháng đến như vậy.
Đã hơn 4 tháng trôi qua - kể từ ngày bắt đầu bước vào dạy và học trực tuyến trở nên dài đằng đẵng, kéo theo nhiều mệt mỏi cho cả thầy và trò. Nếu như những tuần đầu tiên của năm học, học trò còn hào hứng với cách dạy và học mới thì thời điểm này các em đã đang chững lại.
Phần lớn học trò ngại bật webcam, ngại tương tác với thầy cô với lý do rất chính đáng là mic em không nói được. Vì thế, nhiều khi thầy cô gọi học trò để hỏi bài thì các em chỉ nhắn lên khung chát là mic em hư thầy (cô) ơi.
Đối với việc ôn thi học sinh giỏi cũng chẳng khả quan hơn. Thời điểm đầu năm học thì nhiều em còn hứng thú đăng ký ôn thi, nhiều môn phải sơ loại vì quá số lượng quy định. Thế nhưng, mấy tháng học trực tuyến liên tục khiến cho các em đuối dần. Nhiều em đã tìm các lý do khác nhau để rút khỏi đội tuyển ôn thi của nhà trường.
Trong số những em xin rút khỏi đội tuyển có nhiều em học rất tốt, đã ôn tập mấy tháng trời nên thầy cô tiếc, động viên các em tiếp tục ôn thi nhưng vẫn không thuyết phục được học trò...
Thông thường, đối với học sinh lớp 9 thì địa phương sẽ tổ chức thi vòng huyện sau khi kết thúc kiểm tra và sơ kết học kỳ I vào thời điểm giữa tháng 1 hằng năm. Nếu như năm nay dịch bệnh không phức tạp thì bây giờ học sinh đã chuẩn bị bước vào kỳ thi cấp huyện.
Tuy nhiên, vì dịch bệnh diễn biến khó lường nên lịch học phải lùi lại vài tuần và tất nhiên thầy trò ở các nhà trường vẫn đang phải mải miết ôn thi nhưng bao giờ tổ chức kỳ thi thì các trường không biết. Hình thức thi trực tuyến hay trực tiếp thì các nhà trường cũng không hay, không quyết được vì cấp tổ chức là cấp huyện và cấp tỉnh.
Nếu như cấp trên tổ chức thi trực tuyến thì sẽ thi ra sao? Bởi các môn thi có cả môn trắc nghiệm và môn thi tự luận. Có cả môn chỉ thi lý thuyết nhưng cũng có nhiều môn kèm theo cả thực hành, thi nói...
Hơn nữa, nếu thi trực tuyến thì sẽ tổ chức ra sao? Ai làm giám thị, nếu không có sự giám sát tốt thì tính trung thực sẽ không có, tính chất, ý nghĩa kỳ thi học sinh giỏi sẽ không còn.
Nếu thi trực tiếp thì tất nhiên phải tập trung học sinh nhiều trường trong huyện, trong tỉnh về một địa điểm để thi, đi kèm đó là Sở, Phòng phải điều động giáo viên ở nhiều trường về làm giám thị. Việc tổ chức thi, chấm thi cũng mất khá nhiều thời gian.
Hơn nữa, đang học trực tuyến mà thi trực tiếp liệu có dẫn đến tình trạng lo lắng của học sinh, phụ huynh hay không?
Rất nhiều câu hỏi, tình huống được đặt ra nhưng cơ quan có thẩm quyền là Phòng, Sở vẫn chưa đưa ra được kế hoạch cho địa phương mình. Thầy và trò ôn thi thì nóng lòng muốn biết kế hoạch của cấp trên nhưng đành phải chờ đợi.
Có cần thiết phải tổ chức thi học sinh giỏi trực tuyến?
Thực tế cho thấy phong trào thi học sinh giỏi các cấp cũng đã thúc đẩy chất lượng dạy và học ở các nhà trường và từ những kỳ thi này, nhà trường đã phát hiện, lựa chọn được nhiều em có năng khiếu, tố chất về môn học để giúp các em có những định hướng tốt cho tương lai.
Tuy nhiên, trong điều kiện khó khăn như năm học này, khi mà nhiều địa phương ở phía Nam đã nhìn thấy được sự phức tạp của dịch bệnh thì việc tạm ngưng 1 năm tổ chức kỳ thi học sinh giỏi, nhất là đối với thi học sinh giỏi ở lớp 9 cũng là điều phù hợp.
Chúng ta đều thấy, học trực tuyến đã khiến cho các em mệt mỏi, vất vả vì vừa phải học tập trên lớp, vừa ôn thi theo kế hoạch của nhà trường khiến cho nhiều em quá tải.
Bởi, nhiều em ngoài học chính khóa, ôn thi học sinh giỏi còn được phụ huynh đốc thúc tham gia các lớp học thêm để chuẩn bị cho tuyển sinh 10 vào cuối năm.
Trong khi, điều để khuyến khích học sinh tham gia kỳ thi học sinh giỏi là việc cộng điểm ưu tiên cho kỳ thi tuyển sinh 10 thì Bộ bỏ từ nhiều năm qua nên gần như quyền lợi cho học sinh trong kỳ thi này là gần như không có gì ngoài vài trăm ngàn tiền thưởng (nếu đạt giải).
Chính vì thế, nhiều học sinh không thiết tha ôn thi học sinh giỏi vì các em nghĩ đến kỳ thi tuyển sinh 10 mới là quan trọng nhất.
Các em chỉ tập trung cho việc học tập trên lớp và chuẩn bị cho kỳ thi tuyển sinh 10 để đỡ vất vả mà cũng không phải thất vọng nếu bị rớt- mà rớt thi học sinh giỏi thì nhiều lắm vì cấp nào tổ chức cũng chủ trương lấy khoảng 20-30 % học sinh đạt giải mà thôi.
Rõ ràng, kỳ thi học sinh giỏi đối với những địa phương đang phải dạy và học trực tuyến trong năm học này là việc làm không thực sự cần thiết và khó khăn cho các nhà trường. Thậm chí, cấp Sở, Phòng cũng gặp khó khăn trong triển khai kế hoạch.
Thi trực tuyến thì khó lòng mà đảm bảo được tính công bằng cho các thí sinh vì công tác coi thi rất khó. Thi trực tiếp thì cũng phải đối mặt với khó khăn vì địa phương đang học trực tuyến thì tổ chức thi học sinh giỏi trực tiếp sao đành.
Cấp trên thì có lẽ đang con lưỡng lự chưa dám đưa ra quyết định sẽ tổ chức cho kỳ thi học sinh giỏi các cấp như thế nào cho phù hợp, nhà trường thì không dám bỏ vì đó là kế hoạch được Sở, Phòng đã triển khai từ đầu năm học.
Vì thế, thầy và trò cứ phải đeo đẳng ôn thi với nhau hết cả một học kỳ mà chưa biết cụ thể bao giờ thì cấp trên sẽ tổ chức kỳ thi này.
(*) Văn phong, nội dung bài viết thể hiện góc nhìn, quan điểm của tác giả.
Đưa game học tập vào để làm mới bài giảng online Để phù hợp với tâm lý lứa tuổi của học sinh, nhiều giáo viên tìm cách đổi mới bài giảng để duy trì trạng thái "tạm dừng đến trường nhưng không dừng học" mà ngành giáo dục đặt ra trong suốt 2 năm qua do ảnh hưởng bởi dịch COVID-19. Làm gì để học sinh thích "đến trường học online" 7 giờ 20...