Tủi nhục khi nhà trai kiên quyết không chịu rước dâu
Nhà trai cho rằng khoảng cách giữa hai nhà là khá xa nên không rước dâu mà đề nghị nhà gái đưa dâu xuống một địa điểm gần nhà trai, rồi họ sẽ qua rước.
Đôi khi tôi tự hỏi, gia đình nhà chồng sắp cưới, họ có thực sự yêu tôi không? Tại sao họ hết lần này đến lần khác tổn thương tôi? Tôi thực sự không xinh đẹp, không có ngoại hình nhưng nào đến nỗi xấu tệ, sao họ không nhìn vào phẩm hạnh đạo đức của tôi? Có phải họ không có con gái nên họ không biết yêu con gái, không biết rằng con gái rất dễ bị tổn thương.
Mới lúc đầu về ra mắt gia đình người yêu, tôi không đủ tự tin, tôi lo sợ đủ điều nhưng tôi tự nhủ mọi chuyện rồi sẽ ổn, dù gì mình vẫn muốn biết họ nhìn nhận về mình thế nào mà! Rồi tôi tự gạt mình, trở lại như một đứa trẻ vô tư hồn nhiên. Tôi cho rằng mình nên thể hiện đúng bản chất của bản thân, không nên o ép bản thân, hay học cách lấy lòng ai cả. Thậm chí khi được biết Tết sẽ về ra mắt nhà bạn trai nhưng tôi vẫn không làm điệu thêm, không chưng diện gì hơn vốn có. Tôi cơ bản là đơn giản, suy nghĩ cũng đơn giản và yêu thích những gì tự nhiên, đúng bản chất.
Vì vậy tôi vô cùng hụt hẫng và thất vọng khi biết gia đình họ không hài lòng về ngoại hình của tôi. “Xin lỗi mẹ, mẹ đừng buồn khi họ chê con thấp, con đen và con mập nữa”. Đó là họ góp ý với riêng con trai họ thôi, không nói với tôi, mãi sau này tôi dỗ ngọt anh mới nói cho tôi biết. Người yêu tôi có suy nghĩ một chút rồi anh vẫn thương và yêu tôi nhiều hơn như bù đắp những tổn thương đó, dù lúc đầu rất buồn bã xong tôi lại nhanh chóng quên đi và đáp trả lại tình cảm của anh.
Hơn 4 năm kể từ lúc về ra mắt gia đình đó, tôi đã hai lần lấy hết can đảm về nhà họ trong sự nài nỉ của người yêu, anh ấy có lẽ thật lòng với tôi nên có dịp là anh về nhà mình, lại còn động viên tôi về nhà anh ấy để mọi người thân thiết và hiểu nhau hơn.
Cuối cùng thì tình yêu đó cũng đi được đến gần cuối con đường. Không biết phải nói thế nào, do tình yêu của bọn tôi cũng đã trải qua thử thách hơn 4 năm nên đã tạo được niềm tin đối với người lớn, hay do gia đình quá yêu anh nên đồng ý tính chuyện hôn nhân cho tụi tôi đúng ngay lúc bà ngoại anh trở cơn bệnh nặng.
Vì lý do sức khoẻ má anh đau thần kinh toạ, tuy đã đỡ nhiều nhưng đi đường xa cũng khó khăn, anh và ba lên nhà tôi để bàn tính chuyện cưới xin cho đôi trẻ. Bỏ qua chuyện tôi lúc ban đầu đã không được sự ủng hộ của nhà trai. Anh thì lại quá ốm, trông không có chút sức sống nào cả, tuy nhiên anh được lòng gia đình tôi vì rất hiền. Nhưng tôi biết ba mẹ lo anh sẽ không thể là chỗ nương dựa chắc chắn cho tôi vì anh trông ốm yếu, và quá hiền lành, lại không có chí tiến thủ như bạn bè. Trong thời gian bàn bạc một buổi cũng có nhiều quan điểm và tính cách bố mẹ thấy không hợp với nhà trai. Nhưng biết tụi tôi yêu thương nhau thật lòng ba mẹ cũng đã nén nỗi lo lại vào lòng để cùng bàn bạc về đám cưới cuối năm nay cho tôi, trong khi chỉ chỉ còn 4 tháng nữa là hết năm, mọi chuyện cũng hơi gấp gáp.
Video đang HOT
Ảnh minh họa: Hvccma.
Vậy mà giờ đây, đám cưới có thể sẽ dừng lại không biết đến bao giờ hoặc cũng có thể bỏ luôn do hai bên gia đình mình không thoả thuận được việc rước dâu. Nhà trai cho rằng khoảng cách giữa hai nhà là khá xa 220km nên không tiện rước dâu mà đề nghị nhà gái đưa dâu xuống một địa điểm gần nhà trai, rồi họ sẽ qua rước. Dĩ nhiên là người truyền thống, và coi trọng lễ nghi như bố mẹ tôi sẽ không bao giờ đồng ý điều này, nó không chỉ là lễ nghi không thôi mà còn là niềm tự hào với hàng xóm, với bạn bè. Nghĩ xa hơn một chút nữa thì sau này tôi sẽ không bị ai đặt điều tiếng là đứa con dâu không được rước xin đàng hoàng.
Tôi cũng không đồng ý phương án đó, biết bao người ở còn xa hơn thế mà họ vẫn đi từ khuya để rước dâu cho đúng ngày giờ tốt mà? Chúng ta đã đồng ý bỏ qua lễ ăn hỏi chỉ để mong nhà trai sẽ rước dâu cho đúng phong tục, cho yên lòng. Còn thêm lý do phụ nữa là khi ba mẹ chú rể đi rước dâu như vậy họ hàng ở xa về dự đám cưới không ai tiếp đón? Tôi nghĩ không ai trách móc điều đó đâu ạ. Đâu phải mình rảnh mà không tiếp đón chu đáo, họ hàng nhà mình sẽ cảm thông được đúng không ạ. Thậm chí bố mẹ đã tự lên tiếng bỏ lễ ăn hỏi, chỉ cần nhà trai rước dâu cho đúng phong tục, cho yên lòng phụ huynh thôi.
Nhưng nhà trai kiên quyết không nhượng bộ còn nhắc lại chuyện tôi đã không được lòng nhà trai lúc đầu như thế nào, sau đó thấy quen lâu, lại gặp bố mẹ thì thêm ấn tượng tốt nữa, mà giờ nhà chúng ta đòi hỏi làm khó khăn về việc rước dâu? Họ tàn nhẫn xát muối lên trái tim tôi môt một lần nữa, điều mà tôi mất một thời gian dài mới lấy lại được niềm tin yêu trong cuộc sống. Trong chuyện này, tôi cảm thấy đau lòng và tổn thương hơn bao giờ hết. Rõ ràng nhà chúng ta đã không được yêu quý, nhà trai không có lòng thành khi tổ chức đám cưới cho chúng tôi. Tôi đang bị họ thương hại tôi sao? Đã xấu, được cưới rồi mà còn dám đòi hỏi? Có phải họ nghĩ như vậy không, hay đúng là họ cảm thấy khó khăn với hai lý do vừa nêu trên?
Tôi chỉ đau lòng một còn thực ra tôi biết bố mẹ mình đau lòng gấp trăm lần, và hơn cả là sự lo lắng cho hạnh phúc của tôi sau này khi người chồng yếu đuối không thể bảo vệ con trước một sự tổn thương nào cho đến việc sau này cuộc sống làm dâu của tôi chắc chắn sẽ bất thuận lợi do bất hoà này. Tôi cũng không biết làm sao nữa, tôi chỉ vờ tỏ ra mạnh mẽ, tỏ ra chia tay được, tỏ ra không cần đến cuộc hôn nhân này. Nhưng tạm thời tôi vẫn ngổn ngang lắm, tôi chỉ ước mình như chiếc bong bong được nổ tung ra để mọi chuyện kết thúc hoặc là tôi sẽ tìm kiếm một vỏ ốc đủ to để tôi trốn mình trong đó.
Tôi biết đó là sự trốn chạy nhưng tôi chưa đủ dũng cảm để đối mặt với chuyện này, đối mặt với tương lai như thế nào. Làm sao để tôi có đủ mạnh mẽ để vứt bỏ lại tất cả phía sau lưng? Sài Gòn mùa này đâu có lạnh, cũng 8 giờ tối rồi nhưng khi mở cánh cửa sổ ra tôi bất giác lạnh căm, nhìn ra ngoài tôi thấy những nhành cây hoa giấy vừa khẳng khiu thẳng đứng, vừa uốn éo mềm mại trèo từ cổng lên mái nhà. Tôi ước sao lúc cần tôi cũng như những cành hoa giấy kia biết mềm mỏng ứng xử. Và lúc mình cần mạnh mẽ thì sẽ giống như cây, phải biết vươn sừng sững lên đón ánh mặt trời, mặc mưa gió vào đầu chiều. Nhưng lòng rối như tơ vò, tôi không biết lúc này mình cần gì cả?
Theo Ngoisao
Những đám cưới không được động phòng
"Đêm đầu tiên ở nhà chồng, con nhớ là không được ngủ chung phòng với chú rể, kẻo lại bị đánh giá là dễ dãi nhé" - bà Huyền cố dặn thêm cô con gái...
Đêm tân hôn, bố mẹ gọi điện kiểm tra liên tục
Là con gái đứng tuổi Đinh Mão, đi đâu Hiên cũng nghe người ta nói, con gái đứng hàng Đinh cao số, dễ phải qua hai lần đò. Do vậy, để hóa giải chuyện xui khi Hiên kết hôn, gia đình hai họ đã quyết định nghe theo lời thầy bói và tổ chức đón dâu 2 lần cho con.
Lần thứ nhất là trong đám ăn hỏi. Sau khi đã xong xuôi các thủ tục, Hiên được đón luôn về nhà chồng và ở lại một đêm. Đến sáng sớm ngày hôm sau, khi mọi người trong gia đình còn chưa thức giấc, Hiên sẽ phải tỉnh dậy rồi bỏ trốn về nhà của mình. Như vậy coi như Hiên đã trải qua một đời chồng. Và lần cưới thứ 2 sẽ là hôm lễ cưới chính thức của Hiên được diễn ra.
Tuy nhiên, vì đám cưới giả cách đám cưới thật đến hơn 1 tháng, nên sau khi quyết định tổ chức cưới hai lần cho con, ông bà Huyền lại lo thêm chuyện, cô con gái sẽ "chót dại" khi đám cưới chính thức chưa diễn ra.
Vì vậy, khi nhà trai đến đón dâu trong đám cưới giả, bà Huyền một mặt dặn đi dặn lại cô con gái không được ở chung phòng với chú rể trong đêm tân hôn giả. Mặt khác, bà cũng đánh tiếng yêu cầu bà thông gia phải bố trí phòng riêng cho Hiên ở trong ngày đón Hiên về.
Và để yên tâm hơn, buổi tối hôm Hiên ở nhà chồng, bà còn liên tục gọi điện vào máy của con gái và con rể để 'kiểm tra".
Lý giải cho hành động kỳ quặc này, bà Huyền bảo, "Tuy đã nhất trí để cho nhà trai đón Hiên về, nhưng dù sao cũng vẫn chỉ là đám cưới giả. 2 đứa chưa đi đăng ký kết hôn, nên vẫn chưa chính thức trở thành vợ chồng. Nếu cho chúng động phòng, lỡ có chuyện gì xảy ra thì con gái mình thiệt, và họ nhà trai cũng có cớ để coi khinh mình. Vì vậy, cẩn thận một chút vẫn hơn".
Thông gia "đại chiến" vì cô dâu bị bỏ rơi
Sinh năm 1986, tuổi Bính Dần, Hương vốn đã bị coi là quý cô cao số. Hơn nữa, Hương lại tổ chức đám cưới vào năm Kim lâu (tức những năm mà tuổi Âm lịch của người con gái có hàng đơn vị là 1, 3, 6, 8.). Vì vậy, dù ở cách nhau đến vài trăm km, nhưng nghe theo lời các thầy bói toán, gia đình hai bên vẫn quyết định tổ chức đám cưới 2 lần cho vợ chồng Hương.
Theo đó, cũng giống như nhiều cô gái phải cưới 2 lần để tránh "qua hai lần đò", sau đám cưới giả, Hương phải trốn về với bố mẹ đẻ và không được để người nhà chồng nhìn thấy.
Tuy nhiên, vì gia đình chồng ở vùng nông thôn hẻo lánh, lại không quen đường sá, và không được nhà chồng bố trí xe chờ sẵn để chở ra Quốc lộ, nên loay hoay cả buổi sáng, Hương mới tìm được đường về nhà. Về đến nhà, vừa đói, vừa mệt, lại vừa tủi thân, Hương òa khóc nức nở trong vòng tay của mẹ.
Thương con gái, bà vội vàng gọi điện cho thông gia để nói mát về việc không chu đáo khiến con gái bà khốn khổ ngay từ khi mới là cô dâu giả. Không ngờ, mẹ chồng Hương cũng chẳng phải của vừa, nghe bà thông gia móc máy thì nổi cơn tam bành. Thế là cả hai lời qua tiếng lại. Bà này tức giận bảo tạm dừng cưới xin, bà kia cũng ra mặt thách thức khiến mâu thuẫn giữa 2 bà thông gia lên đến đỉnh điểm.
Sau đó, không biết bằng cách nào, 2 bà cũng chịu để đám cưới tiếp tục diễn ra. Chỉ có điều, trong ngày đón dâu chính thức, bà mẹ chồng của Hương lại cáo ốm để ủy quyền cho cô em gái đi đón cháu dâu...
Theo Alobacsi
Bố mẹ tôi không đồng ý rước dâu vì em có bầu Chúng tôi không tìm hiểu kỹ lưỡng những phong tục cưới trước mà đã quyết định có con nên giờ gia đình tôi kiên quyết không chịu rước dâu, chỉ làm đám cưới tại nhà thôi. ảnh minh họa Cuộc sống của tôi sẽ bình thường nếu bạn gái tôi không có bầu. Do chúng tôi không tìm hiểu kỹ lưỡng những phong...