“Tụi em cũng là con người, tụi em không phải là người máy!”

Theo dõi VGT trên

Hãy tha cho chúng em không phải đi học vào buổi chiều. Hãy cho chúng em được lựa chọn tự do hơn những gì nhà trường đã lập trình sẵn.

Tụi em cũng là con người, tụi em không phải là người máy! - Hình 1

Ảnh minh họa

Ngày càng nhiều các trường học bậc trung học cơ sở và trung học phổ thông tổ chức dạy 2 buổi/ngày cho học sinh.

Tụi em cũng là con người, tụi em không phải là người máy! - Hình 2

Những dòng tâm sự đắng lòng của học sinh tỉnh Kiên Giang khi phải học 2 buổi/ngày (Ảnh CTV)

Thế nhưng khi tổ chức dạy học cả ngày, nhà trường và các thầy cô đã hỏi ý kiến các em chưa?

Đã làm cuộc khảo sát xem có bao nhiêu phần trăm các em học sinh thật sự muốn tham gia học 2 buổi chưa?

Đã đặt mình vào vị thế của các em để thấu hiểu chưa? Hay chỉ vì những khoản t.iền thu được mà ép tất cả học sinh phải đi học trong khi phần đông các em không hề có nhu cầu? Và phần đông các em đều kịch liệt phản đối?

Nhưng buồn thay, tất cả đều là sự thật. Điều đáng buồn hơn chính là sự phản kháng của các em cũng chẳng thể thay đổi được gì vì câu ca “Tất cả vì học sinh thân yêu” chỉ là trên lý thuyết.

Những dòng tâm sự đầy khắc khoải của những học sinh-nạn nhân của việc học 2 buổi/ngày ở bậc trung học

Chào mọi người ạ, hôm nay em muốn nói lên một ý kiến riêng của mình về việc học hai buổi và em thấy việc:Hãy nghe, những tâm sự nhói lòng của học sinh trung học phổ thông tại tỉnh Kiên Giang:

Học hai buổi không giúp ích được gì cho học sinh chúng em hết!

Video đang HOT

sao ạ ? Buổi sáng học đến 10h30, về nhà cũng gần 11giờ chứ có ai về kịp 10h30 không ạ?

Về đến nhà ăn cơm, tắm rửa, nghỉ ngơi cũng gần đến 12giờ, nhưng mà có chắc là được nghỉ ngơi không?

Nhiều môn còn giao bài tập về nhà buổi chiều nữa, vẫn phải học bài vào giờ người khác đang nghỉ ngơi. Học xong cũng gần đến giờ đi học.

Tiếp theo, việc học hai buổi không có ích lợi gì cho chúng em hết. Học buổi chiều học sinh càng mệt hơn thì lấy gì mà tiếp thu kiến thức nổi?

Ngày nào cũng phải dồn vào đầu mình cả đống lý thuyết, tối về phải thức đêm học bài làm bài tập, ai chịu nổi ạ?

Nhiều thầy cô còn than phiền là chịu không nổi thì học sinh tụi em làm cách nào để chống chọi lại được đây?

Ngày nào, lớp nào cũng có tình trạng học sinh ngủ trong lớp, có ai biết tụi em mệt cỡ nào không ?

Thà rằng bây giờ học buổi sáng mà 5 tiết còn lại buổi chiều để học sinh nghỉ ngơi, làm bài tập về nhà còn có nhiều lợi ích hơn nhiều.

Một học sinh bậc trung học cơ sở tỉnh Kiên Giang bày tỏ: “Em là một học sinh đã vào trường trung học cơ sở N. D. năm nay là năm thứ 3.

Nhưng nói thật, trừ năm lớp 6 (học 1 buổi 5tiết) thì ngoài ra những năm còn lại em thấy nổi sợ mang tên áp lực đi học.

Không chỉ của riêng bản thân em mà chắc hẳn có rất nhiều bạn cũng vậy.

Học một ngày 7tiết, thật sự mà nói nó chẳng giúp ích gì cho chúng em cả. Đi học về buổi sáng là 10giờ30 tan học nhưng về đến nhà nhanh thì 11 giờ, có bạn nhà xa phải hơn 11 giờ mới tới.

Ăn uống xong chẳng kịp nghỉ ngơi phải soạn bài, học bài lại lật đật đi học buổi chiều ngay.

Vậy cho em được hỏi, thời gian bù đắp sự mệt mỏi của chúng em đâu ạ?

Tụi em cũng là con người, tụi em không phải là người máy!

Nhà trường nói là cho học sinh học 2 buổi để không cần đi học thêm.Thật sự tụi em không phải là robot, không phải là người máy để không biết mệt mỏi, để chẳng cần nghỉ ngơi mà chỉ biết làm việc theo sự điều khiển của người lớn.

Thử hỏi với 45 phút buổi sáng và 45phút tăng tiết buổi chiều có đủ để cho giáo viên giải đáp thắc mắc, làm bài tập thực hành với giảng chi tiết cho những học sinh yếu không ạ ?

Có đử thời gian để nâng cao kiến thức cho học sinh giỏi không? Thầy cô dạy thế nào để 45 học sinh đều tiếp thu được trong chừng ấy thời gian?

Thế là vừa phải học tăng tiết buổi chiều, tụi em vừa phải chạy sô đi học thêm buổi tối. Vì học 2 buổi/ngày nên tụi em phải học thêm buổi 3 càng cực nhọc hơn.

Tụi em cũng biết mệt mỏi, cũng biết căng thẳng và cũng biết áp lực đang bủa vây vì vừa phải học ở trường, vừa chạy sô học thêm.

Nhà trường bảo rằng học như vậy để chúng em không cần phải học thêm, nhưng tính ra học 2 buổi, tụi em càng phải đi học thêm nhiều hơn thế.

Chúng em không phải là những con robot có một cái lập trình sẵn chỉ cần bấm nút là nhảy.

Tụi em cũng là một con người cũng cần có những nhu cầu giải trí ngoài giờ học… Thế nên làm ơn, nhà trường hãy cảm thông và tha cho chúng em.

Hãy tha cho chúng em không phải đi học vào buổi chiều. Hãy cho chúng em được lựa chọn tự do hơn những gì nhà trường đã lập trình sẵn.

Mong nhà trường suy nghĩ lại và đặt mình vào những học sinh như tụi em.

Phan Tuyết

Theo giaoduc.net

Triển khai chương trình, sách giáo khoa GDPT mới: Khó nhất là cơ sở vật chất

Điều kiện tối thiểu khi triển khai chương trình sách giáo khoa mới trong năm học 2020 - 2021 là HS tiểu học phải học 2 buổi/ngày, sĩ số 35 HS/lớp ở tiểu học.

Thực hiện quy định này, tưởng chừng chỉ có các trường khu vực vùng sâu vùng xa mới gặp khó khăn nhưng thực tế ngay tại Hà Nội cũng là thách thức không nhỏ.

Triển khai chương trình, sách giáo khoa GDPT mới: Khó nhất là cơ sở vật chất - Hình 1

Sĩ số lớp học quá đông khiến Hà Nội gặp khó khi triển khai Chương trình SGK mới.

Một trong những yêu cầu quan trọng của việc triển khai Chương trình, sách giáo khoa GDPT mới là phải bảo đảm mỗi lớp có một phòng học để HS học 2 buổi/ ngày hoặc tối thiểu 6 buổi/tuần với sĩ số 35 HS/lớp. Quy định này là thách thức không nhỏ với ngành GD-ĐT Hà Nội, bởi quy mô HS lớn, dân số cơ học tăng nhanh.

Một số quận nội thành có sĩ số bình quân cao hơn nhiều so với quy định như quận Cầu Giấy có sĩ số bình quân là 56 HS/lớp; quận Thanh Xuân là 57 HS/lớp; quận Hoàng Mai 51 HS/lớp; quận Hà Đông 50 HS/lớp. Việc giảm tải sĩ số HS trong lớp học đã được thành phố thực hiện từ nhiều năm nay nhưng vẫn chưa đạt được mục tiêu đề ra. Chắc chắn, việc giảm sĩ số lớp học xuống 35 HS/lớp tại một số quận nội thành sẽ không thể thực hiện được trong năm học tới.

Bên cạnh đó, nhiều trường học ở khu vực ngoại thành cũng gặp khó khăn về cơ sở vật chất. Mặc dù nhiều địa phương quan tâm đầu tư kinh phí, song do mạng lưới trường lớp, nhiều trường học đã xuống cấp, nên cơ sở vật chất của các trường trên địa bàn còn thiếu thốn. Như tại huyện Phú Xuyên, có trường vẫn còn tới 5 điểm lẻ, mỗi điểm cách nhau 5 - 6 km. Tại Ba Vì, trong số 35 trường tiểu học, hầu hết đều có điểm lẻ và phòng học cấp 4. Do ngân sách địa phương hạn chế, việc huy động xã hội hóa lại khó khăn, nên đầu tư cho giáo dục còn khiêm tốn.

Hiện nay, trên địa bàn Hà Nội có 764 trường tiểu học với gần 740.000 HS và 36.000 giáo viên. Năm học 2019 - 2020, toàn thành phố thành lập và xây mới được 77 trường học; sửa chữa, nâng cấp 427 trường. Tỉ lệ HS tiểu học học 2 buổi/ngày của Hà Nội đã đạt gần 95%, song vẫn chưa đồng đều ở các địa bàn. Điệp khúc "nội thành thiếu đất, ngoại thành thiếu tiền" luôn là bài toán khiến ngành GD-ĐT Hà Nội gặp khó khăn trong việc xây dựng trường học, lớp học.

Để đáp ứng các yêu cầu triển khai Chương trình, sách giáo khoa phổ thông mới, ông Chử Xuân Dũng - Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội cho rằng, ngay từ bây giờ, hiệu trưởng các trường cần căn cứ vào quy mô HS lớp 1 của năm học 2020 - 2021, tính toán số phòng học cần bổ sung và đề nghị có cơ chế, chính sách hỗ trợ các đơn vị khó khăn, nhằm bảo đảm để mọi HS tiểu học được học 2 buổi/ngày với điều kiện tốt nhất vào năm học 2020 - 2021.

Sở GD&ĐT Hà Nội cũng yêu cầu các đơn vị tập trung rà soát quy hoạch mạng lưới trường, lớp học và đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên tiểu học nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện GD-ĐT. Yêu cầu các phòng GD&ĐT tích cực tham mưu UBND quận, huyện, thị xã nghiêm túc thực hiện quy hoạch mạng lưới trường lớp, tăng cường trang thiết bị dạy học cho các nhà trường, chuẩn bị đầy đủ các điều kiện tốt nhất để triển khai có chất lượng Chương trình giáo dục phổ thông mới vào năm 2020 - 2021.

Vân Anh

Theo GDTĐ

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Người vợ Lào Cai nức nở khi chồng đi bộ 40km về nhà sau 3 ngày mất liên lạc
17:49:17 16/09/2024
Trấn Thành bị soi thái độ chèn ép Lê Dương Bảo Lâm
18:57:55 16/09/2024
X.ót x.a hoàn cảnh của b.é g.ái 6 t.uổi ở Làng Nủ được Hoà Minzy ngỏ ý nhận nuôi: Gia đình 5 người đều mất, chỉ còn lại mình em
18:58:12 16/09/2024
1 "Anh trai say Hi" gây tranh cãi vì trắng tay sau chương trình
21:02:18 16/09/2024
Vợ chồng chị gái Hòa Minzy b.ị t.ố "phông bạt" t.iền từ thiện từ 10 nghìn đồng thành... 300 triệu
20:52:04 16/09/2024
Từ Thiếu Cường: "Đại hiệp" lắm tài nhiều tật, qua đời nửa tháng vợ đột tử theo
18:22:07 16/09/2024
Biển Đông sắp đón bão số 4 với đường đi phức tạp hơn siêu bão Yagi
20:32:45 16/09/2024
Bà Vanga lại đúng, ông Trump bị tấn công lần 2 và số cơn bão thực sự tăng nhanh?
22:23:01 16/09/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém t.iền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Dự bị gần 2 năm, Công Phượng vẫn ra giá gần 1 triệu USD

Sao thể thao

00:38:48 17/09/2024
Nguyễn Công Phượng đang đàm phán với một câu lạc bộ để trở lại Việt Nam thi đấu và anh đưa ra mức phí ký hợp đồng lên đến 24 tỷ đồng trong 3 mùa giải.

Sao nam đình đám b.ạo h.ành vợ kinh hoàng, lộ chuyện l.y h.ôn sau 5 năm

Sao châu á

22:55:49 16/09/2024
Vào ngày 15/9, truyền thông Hàn Quốc đưa tin cựu vận động viên bóng rổ kiêm diễn viên Woo Ji Won đã l.y h.ôn vợ từ năm 2019.

Venom 3 tung trailer mới, hé lộ danh tính siêu phản diện chính - cha đẻ của tất cả các loài ký sinh vũ trụ trong thế giới Marvel

Phim âu mỹ

22:42:22 16/09/2024
Dòng phim siêu anh hùng những tháng cuối năm 2024 sẽ là sân chơi riêng của Sony Pictures, khi họ cho ra mắt đến 2 dự án điện ảnh, bao gồm Kraven the Hunter và Venom: The Last Dance (Venom 3).

Top 3 lý do đến rạp xem phim hài kinh dị Đài Loan mới nhất 'Tìm kiếm tài năng âm phủ'

Phim châu á

22:35:32 16/09/2024
Có công chờ đợi suốt 4 năm, giờ là lúc cùng nhau tận hưởng Tìm kiếm tài năng âm phủ bởi bộ phim hài kinh dị Đài Loan vừa ra rạp.

Cộng đồng fan Sơn Tùng M-TP ủng hộ đồng bào bão lũ 236 triệu đồng

Sao việt

22:29:57 16/09/2024
Sáng 16/9, tại Hà Nội, Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Tô Thị Bích Châu đã tiếp nhận ủng hộ 236 triệu đồng từ Sky - Cộng đồng người hâm mộ nghệ sĩ Sơn Tùng M-TP.

Một hoa hậu bật khóc: "Y tá bảo tôi phải bình tĩnh, chồng tôi đã c.hết rồi"

Tv show

22:22:02 16/09/2024
Tôi không chấp nhận được sự thật, cố chạy ra bảo rằng chồng tôi vẫn còn nóng, tại sao lại ngừng hô hấp nhân tạo, phải làm thêm - vợ Đức Tiến chia sẻ.

Vỏ hành tây có tác dụng gì?

Sức khỏe

22:01:42 16/09/2024
Vỏ hành tây có thể giúp tăng cường sức khỏe và độ bóng cho tóc. Đun sôi vỏ hành tây trong nước, để hỗn hợp nguội và sử dụng như lần xả cuối cùng sau khi gội đầu.

Cách giảm nếp nhăn rõ rệt

Làm đẹp

22:00:41 16/09/2024
Nếp nhăn luôn là nỗi ám ảnh với phụ nữ, nó làm chị em trông già đi. Hãy thực hiện những cách sau, bạn sẽ ngạc nhiên vì hiệu quả giảm nếp nhăn rõ ràng.

Đức Trí: "Vợ không ghen với kỷ niệm cũ của tôi"

Nhạc việt

21:59:40 16/09/2024
Đức Trí cho biết một số ca khúc do anh sáng tác lấy cảm hứng từ câu chuyện thật ngoài đời. Tuy nhiên, đây cũng là điều bình thường bởi một nghệ sĩ thường có cuộc sống cá nhân lãng mạn.

Thông điệp Tarot ngày 17/9/2024 cho 12 cung hoàng đạo: Sư Tử bốc lá Strength, Ma Kết bốc lá The Hermit

Trắc nghiệm

21:29:43 16/09/2024
Khám phá những thông điệp từ những lá bài Tarot tới 12 Cung Hoàng Đạo trong ngày 17/9/2024 nhé. Bạch Dương (21/3 - 19/4)Kim Ngưu (20/4 - 20/5)Song Tử (21/5 - 20/6)Cự Giải

Shakira lộ rõ vẻ hoảng hốt, dùng tay giữ chặt váy vì bị đặt điện thoại quay lén

Sao âu mỹ

21:15:57 16/09/2024
Shakira vừa bị khán giả chĩa thẳng điện thoại vào dưới váy khi đang vui chơi cùng nhóm bạn. Hành vi của những người này đối với nữ ca sĩ khiến ai nấy đều không khỏi bức xúc.