Tuần lễ học tập suốt đời: Đẩy mạnh công tác xã hội hóa giáo dục
Sáng 1/10, tại Trường tiểu học Phù Việt, Sở GD&ĐT Hà Tĩnh cùng Phòng GD&ĐT huyện Thạch Hà tổ chức lễ phát động “Tuần lễ hưởng hứng học tập suốt đời năm 2018″.
Ban tổ chức gửi thông điệp Tuần lễ học tập suốt đời.
Phát biểu tại buổi lễ, ông Trần Quang Cảnh, Trưởng phòng GD&ĐT huyện Thạch Hà nhấn mạnh: Tuần lễ hưởng ứng học tập suốt đời là hoạt được tổ chức hàng năm, nhằm nâng cao nhận thức của người dân trong cộng đồng về tầm quan trọng của việc học tập thường xuyên, học tập suốt đời và xây dựng xã hội học tập; với sự phát triển toàn diện của cá nhân; huy động được sự quan tâm và tham gia tích cực của các cấp chính quyền, các ngành, các tổ chức, đoàn thể, lực lượng xã hội trong triển khai các hoạt động của tuần lễ. Góp phần xây dựng xã hội học tập đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế.
310 học sinh, 20 cán bộ giáo viên Trường tiểu học Phù Việt tham dự lễ phát động hưởng ứng học tạp suốt đời.
Với chủ đề, “Học ở trường, học ở sách vở, học lẫn nhau và học nhân dân”. Từ đây, vận động, tuyên truyền, khuyến khích người dân đến đọc sách tại các thư viện cộng đồng; tổ chức các hoạt động khuyến học đa dạng phù hợp với nhiều đối tượng khác nhau nhằm thu hút và hình thành thói quen tham gia và sử dụng thư viện cho người dân.
Qua đây, tăng cường các hoạt động tư vấn, tập huấn, hướng dẫn các kỹ năng tìm kiếm, khai thác và sử dụng thông tin trên mạng Internet một cách tối ưu, an toàn, cách sử dụng sách điện tử, thư viện điện tử.
Tại lễ phát động, ông Trần Quang Cảnh cũng đề nghị, “Trong thời đại thành tựu khoa học – công nghệ 4.0 sẽ làm thay đổi nhiều lĩnh vực về đời sống xã hội. Để các học sinh làm chủ tương lai, đề nghị các giáo viên hãy làm cho mỗi giờ các em tới trường là một giờ khám phá, nhận thức được nhanh, sâu sắc thế giới tự nhiên, cuộc sống văn hóa, lịch sử dân tộc và nhân loại. Để các em thấy sự học là vô cùng. Học không chỉ trong sách giáo khoa mà quan trọng hơn là biết vận dụng vào cuộc sống”.
Lãnh đạo Sở, Phòng tham quan thư viện Trường tiểu học Phù Việt
Cũng theo chỉ đạo từ lãnh đạo Sở GD&ĐT, qua tuần lễ học tập suốt đời, yêu cầu các đơn vị thường xuyên tổ chức bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ, viên chức, công nhân lao động; bồi dưỡng nâng cao trình độ ngoại ngữ, tin học; các lớp học nghề cho lao động nông thôn; các lớp giáo dục kỹ năng sống cho học sinh, sinh viên; các lớp học theo chương trình giáo dục đáp ứng yêu cầu người học, cập nhật kiến thức, chuyển giao công nghệ, xóa mù chữ, phổ biến khoa học kỹ thuật cho mọi người…
Video đang HOT
Dịp này, thư viện tỉnh Hà Tĩnh phối hợp Sở GD&ĐT trao số lương sách trị giá 5 triệu đồng cho Trường tiểu học Hương Trà. Đây là ngôi trường thuộc huyện miền núi Hương Khê.
Trương Hoa
Theo giaoducthoidai
Trưởng Ban Dân vận TƯ: "Khuyến học là một trong 4 trụ cột của phát triển giáo dục"
" Vị thế của học tập suốt đời là vô cùng quan trọng. Vì thế Khuyến học là 1 trong 4 trụ cột quan trọng của phát triển giáo dục, phát triển con người và phát triển xã hội" - Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư TƯ Đảng, Trưởng Ban Dân vận TƯ Trương Thị Mai đã khẳng định như vậy.
Chiều ngày 5/3, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư TƯ Đảng, Trưởng Ban Dân vận TƯ Trương Thị Mai cùng Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam Nguyễn Thị Doan đã thăm và làm việc với Tỉnh ủy và Hội Khuyến học tỉnh Phú Thọ.
Những con số "vàng" của Khuyến học
Tại buổi làm việc, ông Hoàng Dân Mạc, Bí thư Tỉnh ủy Phú Thọ, bà Nguyễn Thị Kim Hải, Chủ tịch Hội Khuyến học tỉnh đã báo cáo kết quả 10 năm triển khai thực hiện Chỉ thị 11 - CT/TW của Bộ Chính trị về "Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập".
Ông Mạc cho biết, ngay khi có Chỉ thị 11- CT/TƯ Của Bộ Chính trị; Tỉnh ủy, UBND tỉnh đã ban hành hơn 30 văn bản, quyết định , Kế hoạch...chỉ đạo sát sao các hoạt động Khuyến học, Khuyến tài, Xây dựng xã hội học tập tùy vào từng giai đoạn và địa phương đặc thù khác nhau với mong muốn đưa phong trào vào thực tế cuộc sống của người dân.
Ông Hoàng Dân Mạc, Bí thư Tỉnh ủy Phú Thọ báo cáo về công tác khuyến học
Được sự quan tâm của cấp ủy, chính quyền, tính đến tháng 12/2017, toàn tỉnh Phú Thọ có hơn 6.000 chi hội và ban Khuyến học, cùng gần 380.000 hội viên tham gia khuyến học. 277/277 xã, phường, thị trấn có trung tập học tập cộng đồng được trang bị đầy đủ các phương tiện kĩ thuật đầy đủ và chất lượng đạt loại Khá trở lên.
Để có được thành công ngày hôm nay, không thể không kể đến tỉnh đã tập trung chỉ đạo 26 mô hình khuyến học như hình thức 1 1, 1 n ( hỗ trợ các sinh viên cao nhất ở mức 9 triệu đồng và thấp nhất là 2 triệu đồng /sinh viên); Tiếp sức cho em tới trường; Vì em hiếu học; Chắp cánh ước mơ; Tặng bò khuyến học; Tiết kiệm nuôi lợn nhựa khuyến học; Quỹ Khuyến học Khuyến tài đất Tổ...
Quỹ Khuyến học, Khuyến tài Đất Tổ thành lập từ năm 2011 đến nay đã huy động được 150,5 tỷ đồng; tổ chức 5 chương trình Chắp cánh ước mơ trao thưởng cho gần 1.200 học sinh, sinh viên, giáo viên đạt thành tích xuất sắc. Hiện, quỹ còn dư trên 6 tỷ đồng phục vụ hoạt động và các chương trình hành động với mục đích vì xã hội nói chung.
Đạt được đã khó, giữ được càng khó hơn
Chủ tịch Hội Khuyến học Nguyễn Thị Doan phát biểu
Tại buổi làm việc, bà Nguyễn Thị Doan, Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam đã biểu dương thành tích, những con số vàng Phú Thọ đã đạt được trong 10 năm thực hiện Chỉ thị 11-CT/TW của Bộ Chính trị.
Chủ tịch Doan trăn trở, kết quả đạt được đã rất tốt, Phú Thọ là tỉnh đứng trong top đầu cả nước trong phong trào thi đua khuyến học, khuyến tài. 10 năm là một chặng đường phấn đấu dài để có được thành công như ngày hôm nay. Đạt được kết quả đã khó, phải làm sao giữ vững và duy trì càng khó hơn, nhất là trong bối cảnh xã hội thay đổi từng ngày như hiện nay.
Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam đã chỉ ra một số khó khăn để Hội và tỉnh có thể xem xét, khắc phục. Phong trào thi đua khuyến học chưa được thường xuyên, đồng đều giữa các vùng trong tỉnh, chưa gắn liền với lợi ích và thực tiễn của người dân. Việc triển khai còn nhiều hạn chế; ở một số nơi chưa thực sự thu hút được những người có trình độ, học thức cao về tỉnh làm việc và phục vụ quê hương.
Ngoài ra, một bộ phận không nhỏ người dân chưa nhận thực được đầy đủ yêu cầu cần thiết về sự nghiệp giáo dục và đào tạo, về học tập suốt đời nên chưa nhiệt tình, tâm huyết, đầu tư cho học tập thường xuyên, xây dựng xã hội học tập.
Khuyến học cần đi vào chiều sâu
Tại buổi làm việc, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư TƯ Đảng, Trưởng Ban Dân vận TƯ Trương Thị Mai cho rằng, trong thế kỉ 21, UNESCO đã xây dựng 4 trụ cột trong việc học: "Học để biết, học để làm, học để xác lập bản thân và học để chung sống với người khác". Bác Hồ của chúng ta cũng đã từng nói "Học để làm việc, làm người, làm cán bộ". Điều đó có thể thấy vị thế của học tập suốt đời là vô cùng quan trọng. Vì thế Khuyến học là 1 trong 4 trụ cột quan trọng của phát triển giáo dục, phát triển con người và phát triển xã hội.
Bên cạnh sự ghi nhận và biểu dương sự nỗ lực vượt bậc về công tác khuyến học của tỉnh Phú Thọ nói chung và các cán bộ làm công tác khuyến học nói riêng, đồng chí Trương Thị Mai yêu cầu Phú Thọ cần tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng và chính quyền đối với công tác khuyến học, xác định đây là một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong phát triển nguồn nhân lực tỉnh.
Bên cạnh đó, tiếp tục duy trì kết quả, mối quan hệ giữa Hội với các cơ quan Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội các cấp tạo ra phong trào học tập suốt đời được nâng cao hơn nữa.
Bà Mai cho biết, Khuyến học và Giáo dục là hai đường thẳng song song, không có hội khuyến học các cấp thì ngành Giáo dục tỉnh khó đạt được kết quả như ngành hôm nay. Ngoài những thuận lợi thì tỉnh cần tập trung vào các điểm khó khăn, vào việc huy động trẻ đến trường; học nghề...Như vậy là 2 lĩnh vực bổ trợ cho nhau, vừa cùng nhau hướng tới mục đích vì các em học sinh tới trường, lại vừa giải quyết được bài toán học tập ở một bộ phận dân cư trong cộng đồng.
Về vấn đề trung tâm học tập cộng đồng và trung tâm văn hóa ở địa phương hiện nay, dù đã sát nhập nhưng đang hoạt động hết sức hình thức, nhiều nơi chỉ ngồi đến nói chuyện rồi về, không hiệu quả, Bà Mai yêu cầu Hội Khuyến học Phú Thọ cần xác định lại từng đối tượng, khu vực mà tham mưu phương thức sinh hoạt hiệu quả hơn. Đừng chỉ "đánh trống bỏ dùi", hô hào mà mất đi giá trị của học tập cộng đồng.
"Phải định hướng cho người lao động không chỉ hiểu về nghề, kĩ năng làm nghề, về cả việc xây dựng đạo đức, thái độ đối với nghề. Đó là lí tưởng mà Hội Khuyến học cần giáo dục đối với thế hệ trẻ hiện nay" - bà Mai nhấn mạnh.
Bà Trương Thị Mai, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư TƯ Đảng, Trưởng Ban Dân vận TƯ phát biểu
Với đặc thù là tỉnh miền núi, theo bà Mai, Hội Khuyến học Phú Thọ cần tập trung quan tâm nhiều hơn đến các đối tượng có sự học kém, khó khăn trong tiếp thu và vận dụng kiến thức; vận động, tạo cơ hội cho họ được hội nhập, tránh bị bỏ xa lại sau xã hội.
Cổ vũ, động viên bà con dân tộc thiểu số tham gia các phong trào học tập để có cơ hội để cải thiện cuộc sống. Cho họ có động lực thay đổi, tham gia để thoát nghèo; dân nhìn thấy được lợi ích, họ ắt sẽ tự ý thức được việc học tập, nghiên cứu.
Học để thoát nghèo là mục tiêu Hội nên xác định làm mạnh mẽ trong thời gian tới dể duy trì cao hơn nữa kết quả khuyến học, khuyến tài, xã hội học tập.
Tiếp nhận các ý kiến đóng góp, bà Nguyễn Kim Hải, Chủ tịch Hội Khuyến học Phú Thọ hứa sẽ tiếp thu và xem xét các đóng góp. Đồng thời bà Hải cũng kiến nghị với đoàn làm việc Ban Dân vận TƯ và TƯ Hội Khuyến học tăng cường hơn nữa sự phối kết hợp, tham mưa với Đảng, Chính Phủ, các Bộ ngành tạo điều kiện, cơ chế, chính sách cho Hội.
Mong muốn được phát huy vài trò nòng cốt, liên kết các lực lượng làm khuyến học, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo, chất lượng nguồn nhân lực vì xã hội học tập thực sự, học tập suốt đời, đặc biệt quan tâm đến học tập ở người lớn./.
Hà Cường
Theo Dân trí
Thành phố học tập thành tố cơ bản trong xã hội học tập Ngày 13/12, tại Hà Nội, Trung ương Hội khuyến học Việt Nam phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo, tổ chức Hội thảo: Góp ý dự thảo Bộ tiêu chí "Thành phố học tập" và các đặc trưng của "Công dân học tập ở Việt Nam". Đến dự hội thảo có các nhà khoa học, các chuyên gia quản lý giáo...