Tuần hành tại nhiều nước châu Á nhân Ngày Quốc tế Lao động 1/5
Công nhân, nhà hoạt động và những người lao động thuộc nhiều ngành nghề tại các nước châu Á đã xuống đường tuần hành nhân Ngày Quốc tế Lao động 1/5, kêu gọi được tạo điều kiện làm việc tốt hơn và quyền lợi nhiều hơn.
Đoàn viên công đoàn lao động Hàn Quốc tuần hành trên đường phố Seoul. Ảnh: Đức Thắng/PV TTXVN tại Hàn Quốc
Tại thủ đô Manila của Philippines, bất chấp thời tiết nắng nóng, hàng trăm công nhân cùng nhiều nhà hoạt động vì quyền của người lao động đã tuần hành yêu cầu tăng lương và đảm bảo việc làm trong bối cảnh giá lương thực và dầu mỏ tăng vọt. Cảnh sát chống bạo động ngăn dòng người tuần hành đến gần Dinh Tổng thống.
Cùng ngày, Thủ tướng Campuchia Hun Manet đã kỷ niệm Ngày Quốc tế Lao động 1/5 với trên 1.000 nhân viên tại Cảng tự trị Sihanoukville ở phía Tây Nam tỉnh Preah Sihanouk. Ông đã kêu gọi sự hòa hợp giữa người lao động và người sử dụng lao động nhằm xây dựng bầu không khí hợp tác tại nơi làm việc, khẳng định chính phủ sẽ tiếp tục quan tâm thúc đẩy quyền và bảo vệ lợi ích của tất cả người lao động trên cả nước.
Tại thủ đô Seoul của Hàn Quốc, hàng nghìn người tuần hành đã vẫy cờ và hô khẩu hiệu ủng hộ người lao động. Liên đoàn Công đoàn Hàn Quốc, đơn vị tổ chức cuộc biểu tình, cho biết họ lên kế hoạch cho các cuộc tuần hành tương tự tại hơn 10 địa điểm trên khắp Hàn Quốc trong ngày 1/5. Hàng nghìn cảnh sát Seoul đã được huy động để duy trì trật tự.
Tại thủ đô Athens của Hy Lạp, người lao động đã xuống đường tuần hành yêu cầu giới chủ tăng lương để bù đắp chi phí sinh hoạt gia tăng mạnh. Trong khi đó, công nhân ngành vận tải công cộng đã đình công trong ngày này, gây gián đoạn dịch vụ xe buýt và tàu điện ngầm tại thủ đô.
ADB cải thiện dự báo tăng trưởng kinh tế ở châu Á, Việt Nam đạt 6%
Hôm 11.4, Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) dự báo nhóm nước đang phát triển châu Á năm 2024 đạt 4,9%, tức nhỉnh hơn số liệu trước đó, nhưng cảnh báo nguy cơ vẫn còn đó.
Khủng hoảng bất động sản tại Trung Quốc khiến kinh tế trì trệ. Ảnh REUTERS
ADB nâng dự báo tăng trưởng kinh tế cho khu vực châu Á đang phát triển từ 4,8% hồi tháng 12.2023 lên 4,9% trong báo cáo mới nhất.
Sự cải thiện này diễn ra nhờ vào xu hướng tăng cầu nội địa tích cực ở nhiều nền kinh tế khu vực bù đắp được tình trạng trì trệ ở Trung Quốc đến từ khủng hoảng bất động sản.
Trung Quốc vẫn là động lực tăng trưởng số 1 thế giới
"Tăng trưởng và khu vực đang phát triển của châu Á vẫn duy trì được sự mạnh mẽ trong năm nay, bất chấp những bất ổn đến từ môi trường bên ngoài", Reuters hôm 11.4 dẫn lời nhà kinh tế trưởng ADB Albert Park.
Tuy nhiên, ngân hàng trụ sở Manila (Philippines) cũng cảnh báo nguy cơ vẫn còn đó, chẳng hạn căng thẳng địa chính trị đang gia tăng có thể làm gián đoạn chuỗi cung ứng và kích thích lạm phát tăng cao.
ADB cho hay dự báo tăng trưởng kinh tế khu vực trong năm 2024 cũng yếu hơn mức 5% của năm 2023. Dự báo cho năm 2025 là 4,9%.
Ngân hàng cũng dự báo tăng trưởng ở Trung Quốc đạt 4,8% năm 2024, cao hơn ước tính 4,5% trong báo cáo tháng 12.2023 nhưng chậm hơn 5,2% trong năm 2023.
Theo ADB, nền kinh tế Trung Quốc sẽ tiếp tục xu hướng trì trệ trong năm sau, với tỷ lệ tăng trưởng dự báo là 4,5%, do thị trường bất động sản tiếp tục khủng hoảng và nhu cầu tiêu dùng yếu đi.
Về phần Việt Nam, ADB dự báo tăng trưởng kinh tế năm 2024 là 6%, trong khi năm 2025 sẽ khởi sắc hơn với 6,2%.
Tranh chấp biên giới Trung - Ấn nóng lên vì tuyên bố của Mỹ Bắc Kinh đã tái khẳng định tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc đối với một lãnh thổ ở đông bắc Ấn Độ, đồng thời chỉ trích Mỹ 'kích động tranh chấp' bằng cách ủng hộ New Delhi. Ấn Độ và Trung Quốc từ lâu đã tranh chấp chủ quyền tại khu vực mà New Delhi gọi là bang " Arunachal Pradesh", trong...