Tự ý ngừng thuốc điều trị viêm gan B, nhập viện vì suy gan nặng
Đối với người bệnh bị viêm gan B phải dùng thuốc điều trị, việc tuân thủ điều trị và tái khám đúng hẹn sẽ giúp người bệnh có cuộc sống khỏe mạnh…
Thế nhưng nhiều người đã tự ý bỏ thuốc của bác sĩ, chuyển sang dùng thuốc đông y không rõ nguồn gốc, làm tổn thương gan, suy đa tạng…
Nhiều bệnh nhân phải nhập viện vì tự ý bỏ thuốc
Ghi nhận tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 cho thấy, bệnh viện đã tiếp nhận và điều trị cho không ít trường hợp suy đa tạng, tổn thương gan tối cấp do tự ý dùng thuốc đông y không rõ nguồn gốc để điều trị viêm gan virus B mạn tính. Các bệnh nhân nhập viện đều có đặc điểm chung là phát hiện viêm gan B mạn tính nhưng không tuân thủ điều trị mà tự ý sử dụng thuốc đông y không rõ nguồn gốc.
Còn tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cũng có báo cáo không ít trường hợp, điển hình là bệnh nhân B.T.H. (63 tuổi, ở Trực Ninh, Nam Định) nhập viện trong tình trạng mệt mỏi ăn kém, bụng chướng tăng dần, phù 2 chân rõ. Người nhà của bệnh nhân cho biết, cách đây 2 năm bệnh nhân bị viêm gan B. Nghe người xung quanh mách nên đã tìm đến nhà thuốc gia truyền ở Hoà Bình chuyên chữa gan và dạ dày để mua thuốc. Giờ thì, viêm gan B không những không khỏi mà phải nhập viện vì suy gan.
Việt Nam là nước nằm ở top cao trong khu vực về tỉ lệ bệnh nhân nhiễm siêu vi viêm gan B. Nhưng trên thực tế lâm sàng, do việc điều trị viêm gan B phải tuân thủ kéo dài trong nhiều năm, định kỳ tái khám, tốn kém và cả lo ngại tác dụng phụ của thuốc Tây, nên không ít người bệnh đã tự ý ngừng thuốc theo phác đồ để tìm đến những phương pháp điều trị khác như thuốc Đông y, thuốc Nam, thậm chí cả thuốc “gia truyền 3 đời” không rõ nguồn gốc… dẫn đến tình trạng bệnh nặng dần lên và khi quay trở lại bệnh viện thì đã muộn do tổn thương gan diễn tiến nặng khó khắc phục.
Video đang HOT
Thuốc điều trị viêm gan B giúp hạn chế sự nhân lên của virus.
Tuân thủ điều trị, người bệnh sẽ có cuộc sống khỏe mạnh gần như bình thường
Trao đổi với phóng viên báo Sức khỏe & Đời sống, bác sĩ Nguyễn Thị Song Thao, Phó trưởng khoa Nội tiêu hóa, Bệnh viện Hữu Nghị, cho biết: “Hầu hết người bệnh có chẩn đoán viêm gan B mạn tính đều cần điều trị thuốc kháng virus kéo dài, đôi khi là hết đời. Việc điều trị này sẽ giúp ngăn chặn quá trình tăng sinh và hoạt động của virus, giảm nguy cơ tổn thương gan và các biến chứng về sau cũng như ngăn chặn lây truyền mầm bệnh cho những người xung quanh.
Hơn nữa, các thuốc kháng virus ức chế sự sao chép của virus nhưng nếu ngừng uống thuốc sự sao chép virus thường quay trở lại với nồng độ như trước khi điều trị, có thể kháng thuốc, gây khó khăn cho quá trình điều trị bệnh sau này. Việc ngừng thuốc khi nào phải do bác sĩ chuyên khoa đang điều trị cho bệnh nhân chỉ định, dựa vào tình trạng bệnh hoặc khả năng đáp ứng loại thuốc đó.”
Người bệnh tuyệt đối không sử dụng các loại thuốc đông y, thuốc nam không rõ nguồn gốc.
Người bệnh cũng cần lưu ý trước khi dùng bất kỳ loại thuốc gì hay áp dụng liệu pháp thảo dược, bổ sung vitamin, thực phẩm chức năng nào cũng phải tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa gan mật, nhằm phòng ngừa nguy cơ gây tổn thương cho gan.
Nguyên nhân là do một số loại thuốc có thể gây tương tác với thuốc kháng virus viêm gan B. Thậm chí, một số loại thảo dược còn có thể gây tổn thương thêm cho gan. Chính vì vậy, người bệnh không nên nghe theo lời mách bảo hay tin tưởng các quảng cáo thổi phồng tác dụng của một số loại thảo dược hay các loại thuốc gia truyền không rõ nguồn gốc mà tự ý bỏ thuốc điều trị.
Để điều trị viêm gan B được hiệu quả, thì tất cả những bệnh nhân đang có chỉ định dùng thuốc kháng virus viêm gan B đều cần tuân thủ lịch tái khám với bác sĩ chuyên khoa. Nếu tuân thủ tốt, đi kèm với khả năng đáp ứng thuốc hiệu quả, người bệnh có thể có cuộc sống khỏe mạnh gần như người bình thường.
Hiện, cứ khoảng 8 người Việt Nam, sẽ có 1 người nhiễm virus viêm gan B. Trong đó, 10 – 15% nhiễm virus viêm gan B có diễn biến thành viêm gan mạn tính, sau đó khoảng 25% thành xơ gan và 80% dẫn tới ung thư gan.
Tuân thủ phác đồ điều trị viêm gan B sẽ giúp hạn chế sự lan rộng của virus.
Tùy vào mức độ sinh sôi của virus và phạm vi tổn thương gan mà bác sĩ sẽ chỉ định loại thuốc và liều lượng phù hợp. Việc uống thuốc có thể kéo dài nhiều năm, người bệnh không nên tự ý bỏ thuốc vì có thể làm viêm gan bùng phát trở lại, gây suy gan thậm chí có thể tử vong.
Uống thuốc nam mua trên mạng, cụ bà 73 tuổi phải cấp cứu
Sau khi uống thuốc nam, bệnh nhân bị suy hô hấp, tổn thương gan, thận rất nặng phải cấp cứu.
Bệnh nhân được bác sĩ chăm sóc tại BV
Ngày 31/3, BV Bệnh Nhiệt đới TƯ cho biết, BV vừa tiếp nhận cụ bà N.T.A. (73 tuổi, trú tại Hà Nội) bị suy hô hấp, kèm theo tổn thương ở gan và thận do uống thuốc nam.
Gia đình cho biết, bệnh nhân bị viêm khớp đã lâu, điều trị thuốc nam kèm corticoid kéo dài. Bệnh nhân được phát hiện suy tuyến thượng thận cách đây 2 tháng, bị viêm gan B không điều trị trong nhiều năm. Điều đặc biệt, bệnh nhân mua thuốc nam theo truyền miệng, không rõ nguồn gốc để sử dụng.
Tuy nhiên, gần đây gia đình phát hiện bệnh nhân trở nặng, có biểu hiện suy hô hấp nên gia đình đưa đến BV cấp cứu.
Tại BV, sau khi thăm khám, xét nghiệm, BV xác định bệnh nhân suy hô hấp, kèm theo tổn thương ở gan và thận rất nặng. Ngay lập tức, bệnh nhân được xử trí thở oxy liều cao, sử dụng các thuốc ổn định chức năng gan, thận.
Theo bác sĩ Nguyễn Viết Nam (Khoa Cấp cứu) những người bệnh cao tuổi nhập viện đa phần đều không tìm hiểu, tiếp cận được thông tin của thuốc nam mà mình sử dụng. Cùng với đó, bệnh nhân mắc các bệnh mạn tính phải sử dụng thuốc tây y lâu dài nên gánh nặng về kinh tế buộc họ phải tìm đến thuốc nam với giá thành rẻ.
Tuy nhiên, hầu hết các thuốc nam bán trên mạng xã hội đều không rõ nguồn gốc. Thậm chí, người bán thường pha trộn nhiều loại dễ dàng cho người bệnh sử dụng, giảm triệu chứng nhanh hơn thuốc tây. Sau đó, khi bị các tác dụng phụ của thuốc, người bệnh mới phải nhập viện trong tình trạng nặng.
Trước đó, BV cũng liên tục cấp cứu nhiều trường hợp sử dụng thuốc nam không rõ nguồn gốc. Qua khai thác bệnh sử, các bệnh nhân đều cho biết, mua thuốc nam trên mạng về sử dụng nhưng không hiệu quả, đến khi bệnh nặng gia đình mới đưa đến BV cấp cứu.
Cảnh giác nhiễm chì trong thuốc cai sữa đông y Mặc dù đã được cảnh báo nhiều về mối nguy nhiễm độc kim loại từ các loại thuốc gia truyền chữa bách bệnh, nhưng vẫn không ít người vẫn tìm đến loại thuốc này với hy vọng "thuốc đông y không độc". Thậm chí, để cai sữa cho con, nhiều bà mẹ truyền tai nhau về loại thuốc bôi đông y giúp nhanh...