Tự ý cho thuê trụ sở, Trường CĐ Văn hóa nghệ thuật Tây Bắc phải giải trình

Theo dõi VGT trên

Cho trường phổ thông liên cấp thuê suốt nhiều năm, Trường Cao đẳng Văn hóa nghệ thuật Tây Bắc phải giải trình với Bộ Văn hóa, Thể thaoDu lịch.

Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam nhận được đơn thư bạn đọc về việc Trường Cao đẳng Văn hóa nghệ thuật Tây Bắc (trụ sở tại phường Thịnh Lang, thành phố Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình) trực thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch nhưng đã tự ý cho một trường phổ thông liên cấp thuê.

Trường Cao đẳng Văn hóa nghệ thuật Tây Bắc được biết đến với nhiệm vụ đào tạo cán bộ ở bậc cao đẳng, trung học và bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ quản lý thuộc các chuyên ngành: Âm nhạc, Thanh nhạc, Mỹ thuật, Múa, Văn hóa quần chúng, đồng thời là trung tâm nghiên cứu ứng dụng khoa học thuộc lĩnh vực văn hóa nghệ thuật của các tỉnh miền núi phía Bắc (bao gồm các tỉnh: Hòa Bình, Sơn La, Lai Châu, Lào Cai, Yên Bái, Điện Biên và các huyện miền núi của các tỉnh Hà Tĩnh, Nghệ An, Thanh Hóa, Ninh Bình, Hà Nam, Vĩnh Phúc, Phú Thọ).

Học sinh, sinh viên theo học trong trường chủ yếu là con em người đồng bào dân tộc thiểu số và được thụ hưởng nhiều chính sách về chi phí ăn ở, sinh hoạt và đào tạo theo chế độ đãi ngộ của nhà nước.

Tự ý cho thuê trụ sở, Trường CĐ Văn hóa nghệ thuật Tây Bắc phải giải trình - Hình 1

Khuôn viên trường Cao đẳng Văn hóa nghệ thuật Tây Bắc nhìn từ trên cao. Ảnh: website nhà trường

Khuôn viên trường có diện tích rộng khoảng 3,5ha với đầy đủ các khối nhà chức năng phục vụ cho hoạt động đào tạo, khu giảng đường có thể đáp ứng giảng dạy lên tới 1.200 học sinh, sinh viên.

Ngày 13/9, Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam đã trao đổi với ông Nguyễn Minh Cường – quyền Hiệu trưởng, về việc cho thuê trụ sở của nhà trường.

Qua điện thoại ông Cường cho biết, việc cho thuê là do ông Nguyễn Văn Minh (nguyên Hiệu trưởng) ký lúc đương nhiệm.

Sau khi ông Minh về hưu, ông Cường mới lên thay quyền phụ trách và đang chờ các điều kiện để bổ nhiệm chức danh Hiệu trưởng.

Có một thời gian, ông Minh đi nước ngoài nên nhà trường chưa thể giải quyết được chuyện hợp đồng với đơn vị được thuê. Hiện ông Minh đã về nước và các bên đang họp giải quyết vấn đề.

Cũng theo ông Cường, hiện Trường Cao đẳng Văn hóa nghệ thuật Tây Bắc đã có văn bản gửi Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, đồng thời Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cũng sẽ có đoàn làm việc với nhà trường để làm rõ các vấn đề cụ thể.

Trường Cao đẳng Văn hóa nghệ thuật Tây Bắc cũng đang xây dựng đề án về sử dụng tài sản công gửi Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và phải được Bộ chấp thuận, đáp ứng được những quy định cụ thể mới có thể cho thuê một phần tài sản.

Cũng theo ông Cường, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã có chỉ đạo rà soát tất cả các trường trực thuộc, phải làm đề án về sử dụng tài sản công và phải được chấp thuận thì mới được phép cho thuê. Khi nào có kết quả làm việc, nhà trường sẽ thông tin cụ thể cho tòa soạn.

Theo thông tin của độc giả cung cấp, vào khoảng năm 2018, ông Nguyễn Văn Minh (nguyên Hiệu trưởng) có lấy ý kiến của tập thể lãnh đạo, cán bộ trong trường về việc cho thuê địa điểm với giá là 200 triệu đồng/1 năm; sau đó có hợp đồng bổ sung, giá thuê được điều chỉnh là hơn 300 triệu đồng/1 năm với Trường Phổ thông liên cấp Sao Mai (thuộc Công ty cổ phần Điện tử viễn thông Thành Biên – Thành Biên Group).

Tự ý cho thuê trụ sở, Trường CĐ Văn hóa nghệ thuật Tây Bắc phải giải trình - Hình 2

Khu vực trường Cao đẳng Văn hóa nghệ thuật Tây Bắc cho Trường Phổ thông liên cấp Sao Mai thuê. Ảnh: Đài Phát thành và Truyền hình tỉnh Hòa Bình

Video đang HOT

Theo giới thiệu trên website, Trường Phổ thông liên cấp Sao Mai Hòa Bình được thành lập năm 2018 theo Quyết định số 1268/QĐ-UBND, ngày 25/5/2018 của Chủ tịch UBND tỉnh Hòa Bình, là trường phổ thông có nhiều cấp học loại hình tư thục.

Địa điểm của nhà trường: Tổ 14, Phường Thịnh Lang, Thành phố Hòa Bình (trong khu vực hợp tác và liên kết giữa Công ty cổ phần Điện tử viễn thông Thành Biên và Trường Cao đẳng Văn hóa nghệ thuật Tây Bắc).

Việc cho thuê tài sản công được thực hiện như thế nào?

Điều 57 Luật Quản lý, sử dụng tài sản công năm 2017 quy định về sử dụng tài sản công tại đơn vị sự nghiệp công lập vào mục đích cho thuê:

1. Đơn vị sự nghiệp công lập được cho thuê tài sản công trong các trường hợp sau đây:

a) Tài sản được giao, được đầu tư xây dựng, mua sắm để thực hiện nhiệm vụ Nhà nước giao nhưng chưa sử dụng hết công suất;

b) Tài sản được đầu tư xây dựng, mua sắm theo dự án được cơ quan, người có thẩm quyền phê duyệt để cho thuê mà không do ngân sách nhà nước đầu tư.

2. Thẩm quyền phê duyệt đề án cho thuê tài sản công tại đơn vị sự nghiệp công lập được quy định như sau:

a) Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan trung ương, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt đề án cho thuê đối với tài sản là cơ sở hoạt động sự nghiệp; tài sản khác có giá trị lớn theo quy định của Chính phủ;

b) Hội đồng quản lý hoặc người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập phê duyệt đề án cho thuê đối với tài sản không thuộc quy định tại Điểm a khoản này.

3. Phương thức và giá cho thuê tài sản được quy định như sau:

a) Đối với tài sản là cơ sở hoạt động sự nghiệp và tài sản khác có giá trị lớn theo quy định của Chính phủ thực hiện theo phương thức đấu giá; giá cho thuê là giá trúng đấu giá;

b) Đối với tài sản không thuộc phạm vi quy định tại Điểm a khoản này thực hiện theo phương thức thỏa thuận; giá cho thuê tài sản do người cho thuê và người đi thuê tài sản thỏa thuận theo giá thuê trên thị trường của tài sản cùng loại hoặc tài sản có cùng tiêu chuẩn kỹ thuật, chất lượng, xuất xứ”.

Học bằng sách điện tử vì chưa có SGK, GV không thể giao bài tập về nhà cho HS

Bước sang tuần thứ 2 năm học mới nhưng SGK chương trình GDPT 2018 vẫn chưa 'cập bến' nhà trường, khiến học sinh loay hoay vì phải...

học chay

Dù đã bước sang tuần thứ 2 của năm học mới, nhưng theo ghi nhận của phóng viên, ở một số địa phương, sách giáo khoa, sách chuyên đề, tài liệu giáo dục địa phương phục vụ triển khai chương trình giáo dục phổ thông 2018 vẫn chưa đến tay giáo viên và học sinh, khiến một số môn vẫn đang phải học chay.

Loay hoay vì... học chay

Trao đổi với phóng viên Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam, thầy Phạm Minh Thế, Hiệu trưởng Trường Trung học phổ thông Yên Châu (thị trấn Yên Châu, Sơn La) cho biết, theo khảo sát của trường, hiện tại, học sinh các khối lớp cơ bản trang bị đầy đủ sách giáo khoa để phục vụ quá trình học tập. Song, trường còn thiếu tài liệu các môn thuộc chương trình giáo dục địa phương đối với lớp 10.

"Sở dĩ thiếu tài liệu chương trình giáo dục địa phương lớp 10 vì tài liệu của môn học này do tỉnh Sơn La ban hành. Hiện, nhà trường vẫn đang chờ kế hoạch hướng dẫn tiếp theo của tỉnh", thầy Phạm Minh Thế chia sẻ.

Nhiều trường sử dụng sách điện tử thay cho sách giáo khoa đầu năm học mới. Song, phương pháp này chỉ nên là tình thế vì nếu kéo dài sẽ có nguy cơ ảnh hưởng đến chất lượng dạy và học, nhất là khi đổi mới sách giáo khoa theo chương trình giáo dục phổ thông 2018 học sinh cần có sách để tự nghiên cứu.

Học bằng sách điện tử vì chưa có SGK, GV không thể giao bài tập về nhà cho HS - Hình 1

Sách điện tử được áp dụng trong tiết học Lịch sử lớp 10 của Trường Trung học phổ thông Chiềng Khương, huyện Sông Mã, tỉnh Sơn La. (Ảnh: Nhà trường cung cấp).

Thầy Đặng Văn Việt, giáo viên môn Lịch sử, Trường Trung học phổ thông Chiềng Khương (huyện Sông Mã, Sơn La) chia sẻ: "Hiện tại, khó khăn lớn nhất của thầy và trò lớp 10 đó là chưa có đủ sách giáo khoa môn Lịch sử theo chương trình giáo dục phổ thông 2018. Thông thường, nếu học mà không có sách giáo khoa thì sẽ rất khó chưa kể năm nay là năm đầu tiên lớp 10 triển khai chương trình mới, sách giáo khoa mới.

Do chưa có sách nên giáo viên sẽ sử dụng sách giáo khoa điện tử để dạy cho học trò. Song, khi học sinh nghe giảng mà không có sách để theo dõi song song thì việc tiếp nhận kiến thức của các em sẽ kém hiệu quả. Hơn nữa, việc giao bài tập về nhà cũng như học sinh chủ động nghiên cứu bài trước giờ lên lớp sẽ khó thực hiện do các em không có sách và không phải em nào cũng có điện thoại, máy tính để tiếp cận với tài liệu trực tuyến".

Kiến thức học sinh thu nhận được là mục tiêu cuối cùng của việc học, triển khai chương trình mới nhưng không có sách giáo khoa thì không chỉ thiệt thòi cho học sinh mà còn gây khó cho đội ngũ giáo viên.

Học bằng sách điện tử vì chưa có SGK, GV không thể giao bài tập về nhà cho HS - Hình 2

Tiết học Lịch sử của học sinh lớp 10, Trường Trung học phổ thông Chiềng Khương, huyện Sông Mã, tỉnh Sơn La chưa có đủ sách giáo khoa chương trình giáo dục phổ thông 2018. (Ảnh: Nhà trường cung cấp).

Cùng trao đổi về vấn đề này, thầy Đinh Tiến Dũng, Phó Hiệu trưởng Trường Trung học phổ thông Chiềng Khương (huyện Sông Mã, Sơn La) cho biết, năm học 2022-2023 là năm đầu tiên triển khai chương trình giáo dục phổ thông 2018 đối với lớp 10. Do đó, nhằm hỗ trợ học sinh tiếp cận sách giáo khoa, trước khi vào năm học mới, trường tiến hành đặt sách giáo khoa lớp 10 với đơn vị phân phối. Đáng tiếc là tính đến ngày 11/9, trường chưa nhận được đủ số lượng đầu sách dẫn đến việc học sinh thiếu sách ở một số bộ môn.

"Cụ thể, đối với chương trình lớp 10, trường đang thiếu sách giáo khoa ở 3 môn là Lịch sử, Ngữ văn và Hóa học. Nhà trường cũng đã báo cáo để có hướng dẫn chỉ đạo của Sở Giáo dục và Đào tạo.

Trước mắt, giáo viên sẽ sử dụng sách điện tử nhằm đảm bảo tiến độ chương trình, còn tạm thời, học sinh sẽ tiếp tục chờ sách giáo khoa", Phó Hiệu trưởng Trường Trung học phổ thông Chiềng Khương chia sẻ.

Thầy Hiệu trưởng thông tin thêm, qua hơn 1 tuần triển khai chương trình giáo dục phổ thông 2018 đối với học sinh lớp 10, khó khăn lớn nhất và cũng là thách thức đối với nhà trường đó là kiến thức cấp dưới của học sinh ở một số môn đang bị hổng nhiều khiến các em tiếp cận chương trình mới càng khó khăn hơn.

Lý giải rõ hơn về vấn đề này, thầy Đinh Tiến Dũng cho biết, ở lớp 9, các em học chương trình cũ, lên lớp 10 thì học chương trình mới nên có nhiều nội dung phải tiến hành bổ túc để học sinh có sự kết nối, dễ dàng liên thông kiến thức khi giao thoa giữa 2 cấp học.

Bên cạnh việc thực hiện lịch học chính khóa, trường tổ chức dạy bổ túc kiến thức cho học sinh khối 10 đan xen vào buổi chiều, nhằm tạo thuận lợi, nâng cao hiệu quả dạy và học chương trình giáo dục phổ thông 2018.

"Lo lắng vì học sinh đang "hổng" kiến thức, đến khi học thì lại không có đủ sách nên nhà trường, giáo viên rất vất vả trong quá trình dạy học", thầy Đinh Tiến Dũng chia sẻ.

Không để học sinh "học chay" kéo dài

Thông tin về một số trường trên địa bàn tỉnh chưa đủ sách giáo khoa chương trình giáo dục phổ thông 2018, Phó Giáo sư Nguyễn Huy Hoàng, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Sơn La cho biết, điều này xuất phát từ 3 nguyên nhân cơ bản.

Thứ nhất, phải chờ học sinh lớp 10 trúng tuyển đăng ký môn học xong thì mới đăng ký mua sách giáo khoa nên công tác đặt sách giáo khoa của các trường còn chậm.

Theo kế hoạch của Bộ Giáo dục và Đào tạo, các cơ giáo dục cung cấp số lượng đầu sách, trong đó có lớp 10 cho các Nhà xuất bản trước 4 tháng khi vào năm học. Tuy nhiên, phải sau khi hoàn thành công tác tuyển sinh, các cơ sở giáo dục mới định lượng sát với thực tiễn về nhu cầu sách để đặt hàng với Nhà xuất bản. Do đó, đây là một nguyên nhân dẫn tới việc cung ứng đủ sách giáo khoa không đáp ứng kịp theo quy định.

Thứ hai, việc ủy quyền phát hành sách giáo khoa của Nhà xuất bản chưa đảm bảo tiến độ.

Do Công ty cổ phần Sách và Thiết bị trường học tỉnh Sơn La tạm dừng phát hành Sách giáo dục phục vụ năm học 2022-2023 nên việc phát hành sách giáo khoa của Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam trên địa bàn tỉnh gặp nhiều khó khăn.

Cho đến ngày 15/7/2022, sau khi Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Sơn La đề nghị, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam mới có văn bản gửi Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Sơn La về việc lựa chọn Công ty cổ phần Sách và Thiết bị giáo dục Miền Bắc là đơn vị cung ứng sách giáo khoa trên địa bàn tỉnh Sơn La năm học 2022-2023.

Thứ ba, số lượng sách giáo khoa mà Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam cung ứng cho đơn vị được ủy quyền trên địa bàn tỉnh không đủ theo mốc thời gian quy định.

Ngày 22/7/2022, đơn vị được ủy quyền cung cấp sách giáo khoa trên địa bàn tỉnh mới nhận được 40% các sách theo chương trình giáo dục phổ thông năm 2018 và 90% sách giáo khoa theo chương trình giáo dục phổ thông năm 2006 của Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam.

Tính đến ngày 9/8/2022, các trường thiếu nhiều đầu sách giáo khoa là do đơn vị được cung ứng sách chậm, chưa đủ số lượng dẫn tới việc phân bổ về cửa hàng, đại lý, các cơ sở giáo dục chậm so với kế hoạch.

"Khắc phục khó khăn chung trong cả nước về công tác chuẩn bị sách giáo khoa đầu năm học mới, trong đó có tỉnh Sơn La, ngành giáo dục tỉnh đã chỉ đạo các trường khắc phục bằng giải pháp tạm thời đó là sử dụng sách điện tử.

Đồng thời, Sở chỉ đạo các trường tập trung dạy bù đắp và củng cố kiến thức của năm học trước. Bởi, năm học 2021-2022 tỉnh phải dừng học trong nhiều thời gian để phòng, chống dịch COVID-19, học trực tiếp bị hạn chế, nhất là việc thực hiện chương trình tinh giảm nên hiệu quả học chưa cao.

Không để học sinh loay hoay khi phải học chay vì thiếu sách, lãnh đạo Sở đề nghị các trường chủ động khắc phục với tinh thần sáng tạo, "tất cả vì học sinh thân yêu", Giám đốc Sở Giáo dục và đào tạo tỉnh Sơn La chia sẻ.

Bên cạnh đó, không chỉ thiếu sách giáo khoa lớp 10 mà lớp 11, 12 vẫn chưa có đủ đầu sách theo chương trình 2006, lãnh đạo Sở cho biết, các đơn vị có thể tiếp tục sử dụng sách của năm học trước (ngành giáo dục và đào tạo đã có chủ trương tiếp tục sử dụng sách cũ từ nhiều năm học trước), trong đó có sách giáo khoa được cung cấp tại các thư viện nhà trường.

Theo thống kê của Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Sơn La, hiện, tình trạng thiếu sách giáo khoa chủ yếu tại một số cơ sở giáo dục cấp trung học phổ thông (chiếm 50%). Các đơn vị còn lại cơ bản đáp ứng khoảng 80%.

Ở cấp học dưới, hiện cơ bản đã đảm bảo sách giáo khoa phục vụ học tập. Cá biệt, một số đơn vị trên địa bàn huyện Vân Hồ, Sốp Cộp đáp ứng khoảng 95%.

Theo báo cáo của Nhà xuất bản và đơn vị cung ứng trên địa bàn tỉnh, việc cung ứng sách giáo khoa sẽ đảm bảo đủ chậm nhất đến ngày 15/9/2022.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Chi Dân và Andrea bị điều tra vì nghi liên quan ma túy
17:49:39 10/11/2024
Kết luận giám định chữ ký trong vụ tranh chấp thừa kế của cố NSƯT Vũ Linh
22:01:58 10/11/2024
Nhóm nghệ sĩ nổi tiếng showbiz Việt chung tiền mua biệt thự ở nước ngoài để tận hưởng
18:07:36 10/11/2024
Trúc Nhân ngã "sấp mặt", bị nói "không ra gì"
20:28:06 10/11/2024
Quang Linh Vlogs tự tay "hủy hoại hình tượng", hơn 2 triệu người bất ngờ
20:10:45 10/11/2024
"Búp bê cổ trang" đẹp nhất màn ảnh lộ bằng chứng chung sống với Vương Hạc Đệ?
19:44:21 10/11/2024
Lan Ngọc bị netizen kém duyên réo tên trong ồn ào chấn động của Chi Dân
18:12:39 10/11/2024
Hoa hậu Lương Thùy Linh học tiến sĩ ở tuổi 24
22:05:14 10/11/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Xếp hạng may mắn của 12 cung hoàng đạo 11/11/2024: Song Tử và Bảo Bình có vận may tốt

Trắc nghiệm

23:24:45 10/11/2024
Xếp hạng may mắn 12 cung hoàng đạo hôm nay 11/11. Đâu là con cung hoàng đạo may mắn nhất hôm nay? Hãy cùng tìm hiểu ngay sau đây. Xếp hạng may mắn nhất: Cung Song Tử và Bảo Bình - 9/10

Andrea Aybar trước khi bị nghi sử dụng ma túy: Sự nghiệp le lói, ồn ào đời tư

Sao việt

23:01:26 10/11/2024
Trước khi bị tạm giữ vì nghi liên quan đến ma túy, người mẫu Andrea Aybar liên tiếp vướng ồn ào, tai tiếng trong đời tư lẫn sự nghiệp.

'Bom sex' Mạc Tiểu Kỳ: Sở hữu 2 bằng thạc sĩ, không ngại khoe thân đóng phim

Sao châu á

22:44:50 10/11/2024
Bom sex Mạc Tiểu Kỳ sở hữu thành tích học tập nổi trội với 2 tấm bằng thạc sĩ. Dù vậy, cô theo đuổi phong cách khoe thân, nổi loạn khi hoạt động showbiz.

Nhà thơ Nguyễn Quang Thiều: "Điện ảnh chưa làm khán giả yêu lịch sử Việt"

Hậu trường phim

22:32:50 10/11/2024
Nhà thơ Nguyễn Quang Thiều thẳng thắn nói tại hội thảo: Các nhà làm phim có một nỗi sợ mơ hồ với đề tài lịch sử. Chúng ta còn hạn chế trong nghệ thuật, tư duy và quản lý .

Hà Anh Tuấn: "Thời chung trường, tôi không nghĩ Uyên Linh sẽ thành ca sĩ"

Nhạc việt

22:29:49 10/11/2024
Đêm nhạc The Vocalist của Uyên Linh diễn ra tại Nhà hát Hòa bình (TPHCM), thu hút 2.000 khán giả tham dự. Đây là dự án âm nhạc lớn nhất từ trước đến nay của nữ ca sĩ, nhân dịp kỷ niệm 14 năm ca hát.

Hạnh phúc đáng ngưỡng mộ của mỹ nhân 4 con Gal Gadot

Sao âu mỹ

21:57:15 10/11/2024
Gal Gadot vừa chia sẻ bức ảnh gia đình ngọt ngào cùng chồng và 4 con gái. Ở tuổi 39, mỹ nhân gốc Israel tự hào khi vừa có hạnh phúc viên mãn và sự nghiệp lẫy lừng tại Hollywood.

Harrison Ford đối đầu Anthony Mackie trong 'Captain America: Brave New World'

Phim âu mỹ

21:52:03 10/11/2024
Hãng Marvel vừa tung ra trailer thứ 2 của bom tấn Captain America: Brave New World hé lộ thân phận của nhiều nhân vật, đặc biệt là phản diện mới - Red Hulk do tài tử Harrison Ford thủ vai.

Rap Việt lại gây ồn ào vì hát nhiều hơn rap, lộ chuyện thiên vị rapper nữ?

Tv show

21:10:52 10/11/2024
Việc Shayda tiến thẳng vào vòng trong trong khi YP - người đã thực hiện đúng yêu cầu bài thi lại phải dừng chân khiến cư dân mạng dậy sóng.

Bận rộn thi Hoa hậu Quốc tế, Thanh Thủy không quên làm điều này để da dẻ luôn căng mịn

Làm đẹp

21:03:33 10/11/2024
Gương mặt hồng hào, căng bóng sẽ giúp Thanh Thủy tỏa sáng trong mọi khoảnh khắc, từ những buổi họp báo đến những sự kiện quan trọng.

Bỏ ăn sáng, chuyện gì xảy ra với cơ thể?

Sức khỏe

21:02:14 10/11/2024
Bỏ bữa sẽ gây ra tình trạng giảm mạnh lượng đường, từ đó kích hoạt giải phóng các hormone có thể gây ra chứng đau nửa đầu và đau đầu.

3 loại dầu ăn 'cực hại sức khỏe', nhiều người vẫn vô tình sử dụng mà không hay

Thế giới

20:33:59 10/11/2024
Nhiều cơ sở sản xuất dầu tự chiết xuất nhỏ lẻ, không rõ nguồn gốc thường sử dụng các thiết bị cũ kỹ, không được vệ sinh thường xuyên. Điều này dẫn đến tình trạng dầu bị lẫn tạp chất, cặn bã, thậm chí là nấm mốc và aflatoxin.