Từ vụ việc Trường ĐH Đông Đô: Cần bỏ khái niệm đại học bằng thứ hai

Theo dõi VGT trên

Theo các chuyên gia, đại học bằng thứ hai (còn gọi là văn bằng 2) là một khái niệm rất lạc hậu. Thực tế, văn bằng 2 không cần tồn tại, vừa đỡ phức tạp hóa tình hình quản lý vừa để phù hợp với luật Giáo dục đại học mới.

Từ vụ việc Trường ĐH Đông Đô: Cần bỏ khái niệm đại học bằng thứ hai - Hình 1

Vụ việc Trường ĐH Đông Đô đào tạo tiếng Anh văn bằng 2 dù chưa được phép khiến dư luận đặt vấn đề về sự tồn tại của văn bằng này – Ảnh: Gia Hân

Khi giải pháp tình thế bị kẻ xấu lợi dụng

Theo tiến sĩ Lê Viết Khuyến, Hiệp hội Các trường ĐH-CĐ VN, cho phép các trường đào tạo văn bằng 2 vốn là một chủ trương đúng đắn, vừa phù hợp nền kinh tế chuyển đổi sang kinh tế nhiều thành phần, thị trường lao động đa dạng và biến đổi liên tục. Tuy nhiên, chủ trương này chỉ thực hiện được một cách có chất lượng nếu hệ thống giáo dục ĐH trong nước chuyển đổi phương thức đào tạo từ niên chế sang tín chỉ. Nhưng đáng tiếc, chủ trương này đã bị lợi dụng và phá vỡ nguyên tắc đảm bảo chất lượng.

“Khi thiết kế chương trình đào tạo văn bằng 2, dù với đối tượng người học có bằng thứ nhất là ngành gần hay ngành xa với bằng 2 thì người ta vẫn tự động rút ngắn thời gian chỉ còn một nửa so với chương trình của văn bằng 1. Người ta lại đào tạo theo kiểu tại chức, tức là đẻ ra một chương trình “ tiết kiệm thời gian”, học xong chương trình là được cấp bằng, bất chấp chất lượng”, tiến sĩ Khuyến nói.

Các chuyên gia khác cũng cho rằng sự phát triển quy mô của giáo dục ĐH quá nhanh khiến cơ quan quản lý nhà nước mất năng lực kiểm soát, thậm chí do phải giải quyết nhiều vấn đề quá mà bỗng quên mất… văn bằng 2.

Mua bán văn bằng

“Như vụ việc Trường ĐH Đông Đô, bản chất không chỉ là quản lý cấp phát văn bằng 2 lỏng lẻo, mà nói thẳng ra là bán bằng”

Tiến sĩ LÊ TRƯỜNG TÙNG (Chủ tịch Hội đồng quản trị Trường ĐH FPT)

Tiến sĩ Lê Trường Tùng, Chủ tịch Hội đồng quản trị Trường ĐH FPT, nói: “Tôi nghĩ Bộ GD-ĐT “quên bẵng” việc văn bằng 2. Bởi giờ đây ngay cả mở ngành đào tạo văn bằng 1, những trường đã kiểm định không cần phải được phép. Quy định về văn bằng 2 ban hành từ năm 2001 không được ai ngó ngàng gì”. Tuy nhiên, tiến sĩ Lê Trường Tùng cũng cho rằng: “Như vụ việc Trường ĐH Đông Đô, bản chất không chỉ là quản lý cấp phát văn bằng 2 lỏng lẻo, mà nói thẳng ra là bán bằng. Thị trường mua bán văn bằng 2 sôi động hơn do dễ bán hơn, vì thời gian đào tạo ngắn, và đối tượng khách hàng nhiều. Nếu cơ quan chức năng làm một cuộc truy quét thì sẽ dễ dàng nhận thấy kết quả là người ta chủ yếu mua bán văn bằng 2 tiếng Anh. Vì sao? Vì đã có những người đẻ ra cái việc phải yêu cầu sử dụng văn bằng đó, hoặc công nhận giá trị của nó, nên sinh ra nó có một cơ chế giá cao”.

Tiến sĩ Đàm Quang Minh, Hiệu trưởng Trường ĐH Phú Xuân, cũng nhận định: “Đúng là bấy lâu nay có hiện tượng láo nháo, mà thực chất là mua bán bằngtrong đào tạo văn bằng 2, trong đó Trường ĐH Đông Đô chỉ là một trường hợp biểu hiện quá quắt. Văn bằng 2, liên thông, tại chức… thực chất là để hợp thức hóa văn bằng hơn là vì nhu cầu học thật”.

Cần thu hồi các giấy phép đào tạo văn bằng 2

Tiến sĩ Đàm Quang Minh cho rằng, trong tư duy quản lý nhà nước hiện nay, Bộ GD-ĐT cần bỏ đi các khái niệm văn bằng 2 và cả liên thông, vì nó đã quá cũ kỹ. “Câu hỏi làm sao để kiểm soát chất lượng đào tạo văn bằng 2 không cần thiết phải đặt ra, vì kiểm soát làm gì nữa khi mà tốt nhất là cần phải đóng lại, không cần cấp phát văn bằng 2 nữa. Cần phải thu hồi hết giấy phép đào tạo văn bằng 2 lại, chỉ để tồn tại văn bằng 1″, ông Minh nói.

Theo tiến sĩ Minh, với những người đã có bằng ĐH, muốn học thêm bằng nữa thì cứ học, nhưng học theo chương trình đào tạo mà trường thiết kế dành cho đào tạo văn bằng 1. “Cơ quan quản lý nhà nước giám sát chung như người học chương trình bình thường, cả đầu vào, đầu ra, chỉ tiêu tuyển sinh cũng phải kèm theo các điều kiện đảm bảo chất lượng như sinh viên bình thường”, TS Minh đề xuất.

Cùng quan điểm này, tiến sĩ Lê Trường Tùng cho rằng văn bằng 2 là một hiện tượng lịch sử, cần được khép lại vì đã hết vai trò. Để lại chỉ khiến quản lý nhà nước thêm việc (mà lại ôm không xuể), xã hội khó giám sát. Ai muốn học theo hình thức giống như văn bằng 2 hoặc liên thông thì được quy về một diện là chuyển đổi tín chỉ, tức là công nhận những gì họ đã từng học hoặc từng trải nghiệm, để bớt đi một số nội dung, không nhất thiết phải học lại. “Mô hình chuyển đổi tín chỉ nước ngoài áp dụng từ cách đây 20 năm rồi”, ông Tùng nói.

Tiến sĩ Tùng cũng cho rằng, với cách thức quản lý như hiện nay, nguy cơ mua bán bằng sẽ còn xảy ra với cả văn bằng 1. Trên thực tế, các quy định để Bộ kiểm soát chất lượng văn bằng 2 không khác gì văn bằng 1, thậm chí còn ngặt nghèo hơn là phải xin phép mới được mở, trong khi văn bằng 1 thì tự chủ hơn. Về nguyên tắc, các trường đều phải báo cáo Bộ mỗi năm tuyển bao nhiêu sinh viên tất cả các hệ, số lượng sinh viên tốt nghiệp hằng năm… “Theo quy định, các trường phải báo cáo kỹ lắm. Vấn đề là Bộ có xử lý nổi khối dữ liệu đó không, để phát hiện ra các số liệu năm nay có mâu thuẫn gì với năm trước? Có phát hiện ra các tình huống như giờ được cấp bằng trong khi nhập học mới 6 tháng trước?”, ông Tùng nhận định.

Theo thanhnien

Tuyển sinh 2019: Ngành học liên quan đến 4.0 còn "hot" trong 5-10 năm tới

Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang tác động trực tiếp đến đời sống kinh tế xã hội của tất cả các quốc gia trên thế giới. Bắt nhịp với xu hướng này, các trường Đại học (ĐH) cũng mở các ngành đào tạo, chương trình đào tạo liên quan đến 4.0.

Tuy nhiên, đây là những ngành, chương trình đào tạo hoàn toàn mới nên các trường ĐH vẫn phải "vừa chạy vừa xếp hàng".

Tuyển sinh 2019: Ngành học liên quan đến 4.0 còn hot trong 5-10 năm tới - Hình 1

Sinh viên phải được học trong môi trường ĐH 4.0. ảnh: Nghiêm Huê

Trường ĐH FPT vừa trao 10 suất học bổng toàn phần gồm toàn bộ chi phí học tập và sinh hoạt phí từ bậc ĐH đến tiến sĩ ngành AI (Trí tuệ nhân tạo) cho 10 học sinh giỏi tỉnh Bình Định. Năm 2019, trường ĐH Sư phạm TPHCM lần đầu tiên tuyển sinh ngành học mới về robot và AI. Trường dành 20 chỉ tiêu cho hai ngành học mới này (học hoàn toàn bằng tiếng Anh, miễn 100% học phí) để xét tuyển thẳng các thí sinh tốt nghiệp THPT năm 2019 đạt từ 24 điểm trở lên, ưu tiên học sinh các trường chuyên và có điểm IELTS quốc tế.

Đây là những thông tin về một số ngành học phục vụ cuộc cách mạng 4.0 được các trường ĐH đưa vào đào tạo. Ngoài hai trường ĐH được nhắc đến ở trên, còn có 2 trường ĐH Bách khoa phía Nam và phía Bắc. Theo TS Lê Trường Tùng, Chủ tịch Hội đồng quản trị ĐH FPT, nhóm ngành Công nghệ thông tin nói chung đều hướng tới cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Ngành chuyên sâu thì có AI, kết nối internet vạn vật (IoT)... Những ngành học này đang "hot" ở quy mô toàn cầu.

Theo nhận định của TS Lê Trường Tùng thì còn hot trong vòng 5-10 năm tới. Vì hiện công nghệ thông tin và IoT tham gia tích cực vào chuyển đổi số của hầu hết các lĩnh vực kinh tế xã hội. Khi đó, cần lực lượng biết về lĩnh vực này. Trước đây, một số ngành về công nghệ thông tin chỉ dành cho những người đặc biệt xuất sắc để trở thành những nhà nghiên cứu về trí tuệ nhân tạo.

Nhưng hiện nay, đã hội tụ đủ các yếu tố để hình thành một dây chuyền bắt đầu từ phát minh sáng chế cho đến những công việc tạo ra sản phẩm phục vụ đời sống con người. Do đó phổ việc làm rộng hơn và lúc nào cũng cần nhân lực. Chính vì vậy đang có xu hướng những người từng học toán đi học lại để dịch chuyển sang ngành AI.

TS Lê Trường Tùng cho biết thêm, ngành IoT tập trung vào "phần cứng", gắn với sản xuất, gắn với hệ thống tự động hóa ở mức độ cao. Nhu cầu việc làm ở ngành AI, IoT hiện rất lớn. Trong bối cảnh hiện nay, các doanh nghiệp không chuyển đổi số sẽ không bắt kịp xu hướng, vì vậy bắt buộc phải có nhân lực trong lĩnh vực này.

PGS Đỗ Văn Dũng, Hiệu trưởng trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TPHCM cho biết, khi mở những ngành mới phục vụ cuộc cách mạng 4.0 có một khó khăn chung là thí sinh lâu nay chỉ tìm hiểu những ngành nghề truyền thống. Những ngành nghề mới thường không quan tâm tìm hiểu. Nguyên nhân một phần do gia đình định hướng nhưng cũng một phần do ngành quá mới, chưa có sinh viên tốt nghiệp nên không tư vấn được cho thí sinh.

Cơ hội để giáo dục H "chạy trước"

Nói thêm về khó khăn khi đào tạo những ngành mới phục vụ cuộc cách mạng 4.0, TS Lê Trường Tùng cho biết thách thức đến từ đội ngũ giảng viên. Từ trước đến nay, Việt Nam chưa đào tạo những ngành này nên không có đội ngũ chuyên gia, giảng viên để đào tạo. Chính vì vậy, giải pháp mà trường ĐH FPT đưa ra là một số môn sinh viên sẽ học online. Khi đó, sinh viên có điều kiện tiếp xúc với môn học mới của các trường ĐH "xịn" trên thế giới cùng với đội ngũ giảng viên ngon lành và trường vẫn quản lý được chất lượng. "Trường ký hợp đồng với các "nhà cung cấp" là các trường ĐH lớn trên thế giới, giảng viên sẽ học trước sinh viên 1 kỳ, sau đó giúp sinh viên học. Chúng ta vừa chạy vừa xếp hàng, không còn cách nào khác" - TS Lê Trường Tùng khẳng định.

Phần lớn những thành tựu liên quan đến cuộc cách mạng 4.0 mới xuất hiện trên thế giới 3, 4 năm. Chỉ các trường ĐH lớn của nước ngoài bắt kịp rất nhanh nên họ đã có bài giảng mở ở trên internet. Còn những bài giảng chất lượng cao muốn dùng phải tốn phí. Theo TS Tùng, giáo trình hiện không còn quan trọng. Nên vấn đề làm thế nào để có giáo trình, làm thế nào để có tiền mua không còn là vấn đề cốt yếu trong giáo dục ĐH, vì kiến thức thay đổi liên tục. Do đó, các trường không hội nhập là "chết", vì không có tri thức mới để dạy, chưa nói đến giảng viên. Cơ sở vật chất không phải chuyện lớn trong bối cảnh đào tạo các ngành mới hiện nay. Vì AI hay IoT không yêu cầu cơ sở vật chất quá lớn trong khi chi phí đường truyền, kết nối mạng... càng ngày càng rẻ.

"Đây là cơ hội cho ĐH Việt Nam phát triển. Các trường có thể "chạy trước". Từ trước tới nay, các trường ĐH của chúng ta lẹt đẹt đi theo nền kinh tế xã hội. Còn hiện tại, khi bước vào cuộc cách mạng 4.0, các trường ĐH lại dễ triển khai hơn, tốn ít nguồn lực hơn nhưng với điều kiện phải quyết tâm "chạy nhanh", thay đổi nội dung học, thay đổi cách học để đầu ra có những kiến thức kỹ năng phù hợp với nền kinh tế xã hội đang cần" - TS Lê Trường Tùng phân tích.

Đồng ý với nhận định của TS Lê Trường Tùng, PGS Đỗ Văn Dũng cho rằng, trở ngại về đội ngũ đối với những ngành mới liên quan đến 4.0 của các trường ĐH là có thật. Vì chúng ta chưa kịp đào tạo. Vì vậy, nhà trường đang khuyến khích những sinh viên đi du học nên học những ngành liên quan đến cuộc cách mạng 4.0. Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TPHCM giảng dạy những môn học mới liên quan đến Robot, AI đều phải mời giảng viên nước ngoài.

NGHIÊM HUÊ

Theo Tiền phong

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Đoạn camera đau lòng đang được chia sẻ trên MXH: Người phụ nữ bị chồng đánh dã man, các con ôm mẹ gào khócĐoạn camera đau lòng đang được chia sẻ trên MXH: Người phụ nữ bị chồng đánh dã man, các con ôm mẹ gào khóc
08:17:15 24/02/2025
Khệ nệ bụng bầu bay hàng ngàn cây số, "tiểu tam đáng ghét nhất Kbiz" bị người tình U70 đối xử phũ phàng?Khệ nệ bụng bầu bay hàng ngàn cây số, "tiểu tam đáng ghét nhất Kbiz" bị người tình U70 đối xử phũ phàng?
06:16:21 24/02/2025
Phim Hàn hay tới độ rating tăng 117% chỉ sau 1 tập, nam chính đẹp hoàn hảo tuyệt đối từ gương mặt đến bodyPhim Hàn hay tới độ rating tăng 117% chỉ sau 1 tập, nam chính đẹp hoàn hảo tuyệt đối từ gương mặt đến body
06:53:42 24/02/2025
Ngày đầu tiên sau đám cưới con trai, mẹ tôi gọi thông gia sang nhận lại con dâu vì dám đưa ra yêu cầu ngang ngượcNgày đầu tiên sau đám cưới con trai, mẹ tôi gọi thông gia sang nhận lại con dâu vì dám đưa ra yêu cầu ngang ngược
05:47:34 24/02/2025
Đẳng cấp tuyệt đối của Triệu Lệ Dĩnh: Dương Mịch, Lưu Diệc Phi đều thua xaĐẳng cấp tuyệt đối của Triệu Lệ Dĩnh: Dương Mịch, Lưu Diệc Phi đều thua xa
05:57:43 24/02/2025
Công chúa đẹp nhất Trung Quốc hiện tại: Nhan sắc lộng lẫy đến phát sáng, đẳng cấp hàng đầu không ai dám chêCông chúa đẹp nhất Trung Quốc hiện tại: Nhan sắc lộng lẫy đến phát sáng, đẳng cấp hàng đầu không ai dám chê
06:48:29 24/02/2025
Bố bỏ rơi vợ con từ khi còn nhỏ, nay muốn sang tên cho tôi 2 căn nhà lớn cùng nhiều tài sản với điều kiện phải quay về nhận tổ quy tôngBố bỏ rơi vợ con từ khi còn nhỏ, nay muốn sang tên cho tôi 2 căn nhà lớn cùng nhiều tài sản với điều kiện phải quay về nhận tổ quy tông
05:54:39 24/02/2025
Mỹ nhân 10X hot nhất hiện tại bị đuổi khỏi showbiz sau khi đoạn clip kinh hoàng dài gần 2 phút bại lộMỹ nhân 10X hot nhất hiện tại bị đuổi khỏi showbiz sau khi đoạn clip kinh hoàng dài gần 2 phút bại lộ
06:21:23 24/02/2025

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này
Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...
Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)
Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ
Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm
Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...
Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...
Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...
Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy
Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế
Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

250 thú cưng diện trang phục độc đáo, catwalk so tài tại TPHCM

250 thú cưng diện trang phục độc đáo, catwalk so tài tại TPHCM

Lạ vui

10:15:17 24/02/2025
Lễ họi quốc tế thú cưng lớn nhất Viẹt Nam - InterPetFest 2025 thu hút nhiều giống chó, mèo diện các trang phục độc đáo.
Vụ ô tô kéo lê xe máy 3km ở Vĩnh Phúc: Xuất hiện thông tin bất ngờ

Vụ ô tô kéo lê xe máy 3km ở Vĩnh Phúc: Xuất hiện thông tin bất ngờ

Pháp luật

10:14:58 24/02/2025
Trần Minh Thành (41 tuổi) từng bị kết án 3 năm 6 tháng tù do trộm cắp tài sản. Tang vật vụ trộm là ô tô mà Thành điều khiển sau khi uống 1 lít rượu, đâm kéo lê xe máy trên quãng đường 3km ở Vĩnh Phúc.
Tổng thống Pháp sử dụng mối quan hệ 'độc nhất' để 'xoay chuyển' Tổng thống Trump

Tổng thống Pháp sử dụng mối quan hệ 'độc nhất' để 'xoay chuyển' Tổng thống Trump

Thế giới

10:14:03 24/02/2025
Tuy nhiên, bất kể kết quả ra sao nhưng giọng điệu của các cuộc thảo luận tại Washington được đánh giá là sẽ khá mạnh mẽ và hoàn toàn không có sự kiểm duyệt , một nguồn tin thân cận với tổng thống Pháp cho biết.
Phạm Thoại và mẹ bé Bắp "xuất hiện" giữa ồn ào sao kê, thái độ ra sao?

Phạm Thoại và mẹ bé Bắp "xuất hiện" giữa ồn ào sao kê, thái độ ra sao?

Netizen

10:12:35 24/02/2025
Câu chuyện chiến đấu với ung thư của bé Bắp (Minh Hải, 4 tuổi) và mẹ - Lê Thị Thu Hoà (sinh năm 1997, đến từ Ninh Thuận) đang nhận về nhiều sự chú ý từ cư dân mạng.
Cuối tuần đến Tà Lài cắm trại, ngắm hoàng hôn

Cuối tuần đến Tà Lài cắm trại, ngắm hoàng hôn

Du lịch

09:34:42 24/02/2025
Đồng lúa Tà Lài nằm ở xã Tà Lài, huyện Tân Phú, tỉnh Đồng Nai, ngay cạnh Vườn quốc gia Cát Tiên, là điểm đến thu hút du khách nhờ khung cảnh thiên nhiên hoang sơ và độc đáo.
Hé lộ bí mật giữ kín hơn 60 năm của NSND Trà Giang

Hé lộ bí mật giữ kín hơn 60 năm của NSND Trà Giang

Tv show

09:33:46 24/02/2025
Trong chương trình Cine 7 - Ký ức phim Việt , NSND Trà Giang lần đầu chia sẻ nhiều kỷ niệm về quá trình đóng phim Chị Tư Hậu .
Thi thể người phụ nữ được bọc giấy bạc trong rẫy cao su Đồng Nai

Thi thể người phụ nữ được bọc giấy bạc trong rẫy cao su Đồng Nai

Tin nổi bật

09:33:33 24/02/2025
gười dân phát hiện thi thể người phụ nữ bị đốt cháy ở rẫy cao su cạnh quốc lộ 20 tại xã Phú Cường, huyện Định Quán, Đồng Nai.
Trở lại sau 10 năm dừng đóng phim, Đỗ Thị Hải Yến được chồng và 3 con ủng hộ

Trở lại sau 10 năm dừng đóng phim, Đỗ Thị Hải Yến được chồng và 3 con ủng hộ

Hậu trường phim

09:19:47 24/02/2025
Đỗ Thị Hải Yến đóng chính kiêm nhà sản xuất phim 1982 do Nguyễn Hoàng Điệp đạo diễn, đánh dấu sự trở lại của cô trên màn bạc sau 1 thập kỷ vắng bóng.
8 bến đỗ tiềm năng cho Pogba

8 bến đỗ tiềm năng cho Pogba

Sao thể thao

09:18:17 24/02/2025
Tháng trước, Pogba khiến CĐV Quỷ đỏ dậy sóng khi đăng bức ảnh hoạt hình khoác áo MU lên Instagram kèm dòng trạng thái ẩn ý: Hãy chờ xem điều gì sắp tới .
Vì sao 'hoa hậu 6 con' sở hữu 80.000m2 đất phải xin điện nước nhà hàng xóm?

Vì sao 'hoa hậu 6 con' sở hữu 80.000m2 đất phải xin điện nước nhà hàng xóm?

Sao việt

09:16:43 24/02/2025
Cuộc sống tự tại, gần gũi thiên nhiên nhưng khá bất tiện vì thiếu điện, nước. Oanh Yến phải xin câu điện từ hàng xóm, chỉ đủ thắp sáng 1-2 bóng đèn.
Sao Hoa ngữ 24/2: Uông Phong tiết lộ lý do ly hôn Chương Tử Di

Sao Hoa ngữ 24/2: Uông Phong tiết lộ lý do ly hôn Chương Tử Di

Sao châu á

08:50:52 24/02/2025
Uông Phong lần đầu tiết lộ sự thật về cuộc hôn nhân với Chương Tử Di; Triệu Kim Mạch bị yêu cầu rời làng giải trí khi diễn viên đóng thế cô suýt bị ô tô cán qua đầu.