Từ vụ nữ sinh bị đánh hội đồng: Giáo dục đạo đức bị xem nhẹ
Trao đổi với phóng viên Kinh tế & Đô thị, TS Vũ Thu Hương – chuyên gia giáo dục cho biết, khi xem clip 5 nữ sinh đánh hội đồng một học sinh lớp 9 tại Hưng Yên, bà đã sốc.
TS Vũ Thu Hương – chuyên gia giáo dục.
Đồng thời cho rằng ngày xưa việc đánh giá hạnh kiểm cho học sinh rất chặt chẽ và nghiêm túc, soi xét từng hành vi của đứa trẻ, tuy nhiên ngày nay, các em lại dễ dàng có được hạnh kiểm tốt và không phán xét khi có hành vi đáng báo động.
TS Vũ Thu Hương chia sẻ: “Điều tôi sốc nhất chính là những đứa trẻ đã có hành vi không nhân tính và sỉ nhục người khác quá nặng nề. Tôi cũng lo lắng không chỉ cho em bị bạo lực học đường mà cả những đứa trẻ đã hành hạ bạn và các em khác chứng kiến”. Cũng theo TS Vũ Thu Hương, qua sự việc này cũng cho thấy sự xuống cấp về đạo đức của học sinh. Vì vậy, cần phải xem lại hệ thống giáo dục quá thiên về trang bị kiến thức mà bỏ qua giáo dục đạo đức vốn rất quan trọng.
Theo bà, giáo viên chủ nhiệm, nhà trường có trách nhiệm gì khi để xảy ra sự việc?
- Nhà trường đã bị biến thành công sở giáo dục và giáo viên giống như công nhân giáo dục, lên lớp giảng bài, chấm điểm mà không quan tâm đến kỹ năng, tính cách của học sinh phát triển lệch lạc. Nhiều năm đi dạy học, khi nhìn thấy hành vi hơi lệch lạc của học sinh, tôi rất lo lắng và lập tức kéo các em trở về chuẩn mực đạo đức hoặc trao đổi với phụ huynh để cùng giải quyết.
Tôi không hiểu tại sao những người làm giáo dục ở môi trường đó (trường THCS Phù Ủng, huyện Ân Thi, Hưng Yên – PV) bỏ qua chuyện này. Họ coi mọi chuyện rất đơn giản, giải thích với gia đình nạn nhân là đánh nhẹ nhàng thôi, sơ sơ thôi, trong khi nạn nhân bị hành hạ quá dã man thì không thể chấp nhận được. Rõ ràng chuẩn mực đạo đức của chính những người thầy này đáng báo động.
Nguyễn Thị H.Y (học sinh lớp 9A, trường THCS Phù Ủng, huyện Ân Thi, Hưng Yên) điều trị tại bệnh viện.
Bà có thể nói về trách nhiệm của các gia đình khi con có hành vi bắt nạt người khác vô nhân tính?
Video đang HOT
- Nhiều gia đình không chú ý dạy con cách ứng xử. Chúng ta có thể nhìn thấy hình ảnh những đứa trẻ nói trống không rất nhiều. Rồi nhiều trẻ đến nhà người khác giật đồ, lục tìm thứ nọ kia khi chưa được phép gia chủ hay trẻ em đi trên đường phố rất ngông nghênh, va chạm với người khác nhưng không xin lỗi… Ngay cách hành xử của người lớn cũng rất coi thường pháp luật như vượt đèn đỏ, lấy trộm đồ của người khác…
Ở sự việc này, cách xử lý của Bộ GD&ĐT đã thỏa đáng chưa, thưa bà?
- Bộ GD&ĐT đã phản ứng nhanh hơn và quyết liệt hơn các vụ trước khi Bộ trưởng đích thân xuống trường làm việc trực tiếp với Ban giám hiệu. Tuy nhiên, tôi nghĩ Bộ GD&ĐT phải làm việc quyết liệt hơn, không chỉ cách chức hiệu trưởng, đình chỉ giáo viên. Những người không làm đúng chức trách nhiệm vụ phải bị đưa ra khỏi ngành để làm trong sạch đội ngũ và răn đe các giáo viên khác.
Nhưng cách xử lý của Bộ GD&ĐT vẫn chỉ là chạy theo?
- Theo tôi, giáo dục phải là phòng tất cả mọi tình huống chứ không phải đi xử lý sự việc xảy ra. Giáo dục phải định hướng cho học sinh hành động, thậm chí xử lý bức xúc của các em từ trong trứng nước để không bùng phát trở thành hiểm họa gây nguy hiểm cho tất cả mọi người và xã hội.
Xin cảm ơn bà!
Thêm một nữ sinh bị bạo hành tập thể
Vụ việc xảy ra vào khoảng 17 giờ chiều 31/3. Nhóm gồm 5 nữ sinh của trường THCS Diễn Hùng và 2 nữ sinh của trường THCS Diễn Kim, huyện Diễn Châu, Nghệ An (đang học lớp 7 và lớp 8) đưa 1 nữ sinh lớp 7 trường THCS Diễn Hùng ra bãi biển, bắt bạn quỳ xin lỗi rồi đánh bằng cách tát vào mặt.
Phòng GD&ĐT huyện Diễn Châu đã yêu cầu các nhà trường buộc các học sinh đánh bạn phải viết bản tự kiểm điểm, trường phải họp hội đồng giáo viên để thông báo tình hình, kiểm điểm lại việc quản lý học sinh.
Theo kinhtedothi
Phụ huynh cũng là thủ phạm dẫn đến trẻ em bị xâm hại!
Sau liên tiếp những vụ xâm hại xảy ra đối với trẻ em thời gian qua, trao đổi với phóng viên báo Kinh tế & Đô thị, TS Vũ Thu Hương - chuyên gia giáo dục khẳng định đã có lỗ hổng trong bảo vệ trẻ em.
TS Vũ Thu Hương.
Lỗ hổng bảo vệ bắt nguồn từ... quan niệm
Thưa bà, bà có nhìn nhận gì từ các vụ thầy giáo dâm ô học sinh trong thời gian qua, phải chăng đang có lỗ hổng trong môi trường giáo dục?
- Điều này xuất phát từ quan niệm của người Việt Nam. Những người Việt thường xuyên coi trẻ em là đồ chơi của người lớn. Chúng ta thấy, trong rất nhiều gia đình, ông bà yêu cầu con phải sinh con trai hay con gái theo ý họ, đặc biệt là con trai. Những phụ nữ không sinh được con trai thì thường được đánh giá là không biết đẻ.
Thậm chí phụ nữ không sinh được con thì coi như có tội. Rõ ràng người lớn coi việc sinh em bé như quyền lợi, thứ đồ chơi của mình. Thể hiện rõ ở việc, họ rất thích tụt quần em bé ra để cấu vào bộ phận sinh dục và chụp ảnh khoe với mọi người. Người lớn coi hành động đó là thể hiện tình yêu thương hết sức bình thường, nhưng thực ra những tấm ảnh như thế đó là hành vi dâm ô. Do vậy, những câu chuyện xâm hại trẻ em đã xảy ra.
Bản thân những thầy cô giáo kia là người Việt và cũng có suy nghĩ coi đứa trẻ như thứ đồ chơi của họ. Chính vì vậy, họ dễ dàng sàm sỡ trẻ em. Khi sự việc xảy ra rồi, họ lại bao biện là tôi say rượu, tôi không cố tình....
Sự việc xảy ra ở Bắc Giang, khi phụ huynh phản ánh thì nhà trường tổ chức họp kín để thỏa thuận; vụ ở Thái Bình, nữ sinh không dám nêu tên thầy giáo. Có phải để nói ra những chuyện thế này vẫn là điều nhạy cảm, cơ chế bảo vệ trẻ em đang có lỗ hổng?
- Chúng ta hoàn toàn dễ hiểu khi trẻ em không dám tố cáo. Bởi khi đứng ra tố cáo, các cháu chính là nạn nhân của việc bị trêu ghẹo. Đã có những cháu, sau khi bị xâm hại đã bị bạn bè chỉ mặt nói "con này bị hiếp dâm" khiến rất sợ không dám nói ra. Đôi khi trẻ nghĩ rằng mình là người sai trái vì đã để xảy ra chuyện như này.
Lỗ hổng trong bảo vệ trẻ em chắc chắn có. Ngoài việc quan niệm trẻ em là thứ đồ chơi, chúng ta thấy khi xảy ra sự vụ, từ phía bố mẹ đến thầy cô giáo không ai đứng về phía trẻ. Thầy giáo - người phạm tội ra sức bao biện cho hành vi mình, cấp trên lại biện hộ và bao che cho anh ta. Trong khi không hề ai nghĩ đến tổn thương mà đứa trẻ chịu đựng và không có động thái chia sẻ hay bảo vệ đứa trẻ. Ví dụ, chúng ta không thấy có cuộc họp để ban giám hiệu nói với học sinh toàn trường không được trêu bạn vì đã vừa trải qua giờ phút rất đau khổ. Ngược lại, chúng ta thấy những cuộc họp dàn xếp để bảo vệ kẻ xâm hại trẻ em. Trong khi ấy, người làm cha làm mẹ thay vì cần bảo vệ con mình thì đôi khi họ ra giá để dàn xếp hai bên. Việc phụ huynh không tố cáo chính là chống lại con mình.
Đôi khi mến khách lại làm hại con
Theo bà, cần có những giải pháp gì để lấp lỗ hổng trong bảo vệ trẻ em cũng như ngăn bị xâm hại?
- Tôi đề nghị Quốc hội có những hình thức tăng nặng nếu như hành vi dâm ô và xâm hại trẻ em diễn ra với những người rất thân thiết có trách nhiệm bảo vệ các em (ví dụ thầy cô giáo, cha mẹ đẻ), để có tính chất răn đe. Trong các cơ quan bảo vệ trẻ em cần xây dựng lộ trình khi xảy ra sự việc thì xử lý thế nào, tránh tình trạng có những buổi gặp mặt phụ huynh để dàn xếp cho qua. Cũng cần có càng nhiều càng tốt những buổi giáo dục giới tính, kỹ năng phòng tránh xâm hại cho trẻ em.
Cùng với đó là cung cấp số điện thoại đường dây nóng để các em có thể kêu cứu với người thân, nhà trường và những cơ quan cao cấp hơn để có biện pháp bảo vệ. Khi những số điện thoại này được phổ biến thì đôi khi những kẻ có ý định xâm hại lo sợ không dám hành động nữa.
Về phía phụ huynh, họ phải làm gì để bảo vệ con tốt nhất?
- Các phụ huynh cũng là một trong những thủ phạm dẫn đến trẻ bị xâm hại. Thứ nhất các phụ huynh dễ dàng cho người thân quen gần, xa, lạ vào nhà ngủ qua đêm. Nhiều người cho rằng đây là sự mến khách nhưng đôi khi lại làm hại con mình.
Điều thứ hai, người lớn việt Nam thường không tin trẻ em. Mỗi khi trẻ đưa ra những nhận xét hay chia sẻ với bố mẹ về những nguy cơ thì bị gạt đi. Ví dụ: Con không thích ông này, chú kia thì bị bố mẹ mắng, cho rằng lắm chuyện, gây sự, không ngoan cũng là lý do khiến các con rất dễ bị xâm hại.
Thứ ba, bố mẹ dạy các con phải nghe lời người lớn 100%. Và điều này rất dễ dẫn đến chuyện khi các con mới chớm bị xâm hại thì đứng yên để kẻ đó muốn làm gì thì làm, nếu phản kháng thì bị cho là không ngoan. Đôi khi bố mẹ quá tự nhiên trong việc đưa ảnh con dễ thương lên mạng xã hội, đây lại là mầm mống để cho kẻ xâm hại thèm khát.... Cho nên bây giờ để bảo vệ trẻ em thì chính phụ huynh phải thay đổi, biết hiểm họa và có cơ chế bảo vệ con em mình.
Xin cảm ơn bà!
Theo kinhtedothi
"Mọc" thêm những quy định mới để làm gì? Chia sẻ với Báo TG&VN, TS. Vũ Thu Hương (nguyên giảng viên Đại học Sư Phạm Hà Nội) cho rằng, các nhà quản lý giáo dục cần phải làm sao để các nhà giáo có tâm và có tài chứ không phải quản họ như những con robot trong nhà máy... Dự thảo Nghị định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh...