Từ vụ đánh bạc ngàn tỉ qua mạng: Trung gian thanh toán nào hưởng lợi còn nằm ngoài vòng pháp luật?
Kết luận điều tra vụ án sử dụng mạng Internet thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản, tổ chức đánh bạc, đánh bạc, mua bán trái phép hóa đơn, rửa tiền… vừa được Cơ quan An ninh điều tra – Công an tỉnh Phú Thọ hoàn tất, thì có 4 đơn vị trung gian thanh toán liên quan.
Châu Nguyên Anh – Giám đốc điều hành VNPT Epay đã bị tạm giam.
Đó là các cổng thanh toán (không phải ngân hàng) VNPT Epay, Homedirect, Ngân Lượng và GTS, đều có kết nối với nhà mạng viễn thông và Cty phát hành thẻ game. Tổng số tiền đánh bạc nạp qua các cổng thanh toán là 9.583,2 tỉ đồng (342 tỷ đồng/tháng).
Các cổng thanh toán đã hưởng lợi từ vụ đánh bạc ngàn tỉ qua mạng này lần lượt VNPT Epay 53,22 tỉ đồng; Homedirect 8,94 tỉ đồng; Ngân lượng 481 triệu đồng. Trong đó, riêng một số cá nhân cũng được hưởng lợi từ số tiền hoa hồng. Cụ thể, Giám đốc kinh doanh của Homedirect và VNPT Epay lần lượt được hưởng 317 triệu đồng và 1,6 tỉ đồng. Và tới thời điểm tháng 5.2018, bốn cá nhân của các đơn vị trung gian thanh toán đã bị bắt giam với tội danh “Tổ chức đánh bạc” gồm: Châu Nguyên Anh – Giám đốc điều hành và Phạm Quang Minh – Giám đốc kinh doanh của VNPT Epay; Nguyễn Hoàng Linh – Giám đốc Homedirect và Phụ trách kinh doanh Trương Đức Đô.
Như vậy tới thời điểm này, các đơn vị trung gian còn lại cung cấp dịch vụ thanh toán là Ngân Lượng và GTS dù có liên quan nhưng chưa có cá nhân nào bị khởi tố hình sự.
Vấn đề vẫn đang tranh luận là liệu các cá nhân lãnh đạo tại các đơn vị trung gian thanh toán không hề hay biết rằng họ đang cung cấp dịch vụ cho những game bài bạc trong suốt một thời gian dài? Đây chính là lập luận của Nguyễn Châu Anh tuy nhiên phía cơ quan điều tra đã không đồng quan điểm với lập luận này.
Video đang HOT
Hàng năm trời cung cấp dịch vụ thanh toán cho các game đánh bạc, với tổng số tiền giao dịch lên đến hàng ngàn tỉ đồng, và chính đơn vị được hưởng lợi không ít tiền từ tiền nạp để đánh bạc, thì cho rằng không hề hay biết có cung cấp dịch vụ cho các game bài rất là khó tin.
Nhưng vụ án cổng game bài Rikvip chỉ mới là một vụ lớn trong tình hình cờ bạc online đang tràn lan trên các mạng trực tuyến tại Việt Nam hiện nay, và các phương thức nạp tiền để chơi, không thể không qua các cổng trung gian thanh toán, ngân hàng. Những đơn vị trung gian cung cấp dịch vụ thanh toán được ví là “ngồi mát ăn bát vàng”, và với những mối quan hệ đối tác làm ăn cùng những dữ liệu họ có được, họ thừa biết nguồn tiền lưu chuyển qua cổng thanh toán của mình đến từ đâu, và phải chia hay trả cho ai.
THẾ LÂM
Theo Laodong
Đề nghị tịch thu số tiền "khủng" nhà mạng hưởng lợi trong vụ đánh bạc nghìn tỷ
Tổng số tiền các nhà mạng được hưởng từ hoạt động phạm tội tổ chức đánh bạc thông qua các hợp đồng chấp thuận thanh toán cho game bài RikVip/Tip.Club là hơn 1.200 tỷ đồng. Cơ quan An ninh điều tra đề nghị tịch thu số tiền này vì vi phạm pháp luật.
Theo bản kết luận điều tra số 829/ANĐT ngày 18/7/2018 của Cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh Phú Thọ về vụ án "Đánh bạc"; "Đưa hối lộ"; "Sử dụng mạng internet thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản"; "Mua bán trái phép hóa đơn"; "Rửa tiền" và "Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ" xảy ra tại Phú Thọ và một số tỉnh thành khác, bị can Phan Sào Nam, Nguyễn Văn Dương và đồng phạm đã lợi dụng công nghệ cao, tổ chức 25 "đại lý cấp 1", gần 6.000 "đại lý cấp 2" với gần 43 triệu tài khoản đăng ký tham gia đánh bạc trực tuyến bằng hình thức game bài RikVip/Tip.Club, thu lời bất chính trên 9.800 tỷ đồng, gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.
Bị can Nguyễn Văn Dương (đeo kính) và Phan Sào Nam.
Kết luận điều tra cho biết, tổng số tiền các nhà mạng được hưởng là trên 1.200 tỷ đồng (trong đó, Viettel là trên 900 tỷ đồng, Vinaphone là gần 150 tỷ đồng, Mobifone là hơn 170 tỷ đồng). Đây là số tiền được hưởng từ hoạt động phạm tội tổ chức đánh bạc thông qua các hợp đồng chấp nhận thanh toán cho game bài RikVip/Tip.Club, điều này vi phạm Khoản 1, Điều 10 Nghị định số 25/2011/NĐ-CP ngày 6/4/2011 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Viễn thông.
Căn cứ vào Khoản 1, Điều 47 - Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 và căn cứ vào Công văn giải trình của các nhà mạng đối với việc sử dụng số tiền được hưởng lợi nêu trên, Cơ quan An ninh điều tra đề nghị tịch thu số tiền hưởng lợi của các nhà mạng viễn thông sau khi trừ đi các khoản tiền đã nộp vào Ngân sách Nhà nước và tiền chi chiết khấu cho đại lý phân phối thẻ (theo quy định của Luật thương mại).
Tạm tính theo các nhà mạng với tổng số tiền phải tịch thu là hơn 370 tỷ đồng, cụ thể:
Tổng Công ty viễn thông quân đội Viettel: Tổng số tiền được hưởng là trên 900 tỷ đồng, các khoản giảm trừ (tạm tính theo báo cáo giải trình): Tiền thuế GTGT đã nộp hơn 51 tỷ đồng; Tiền thuế thu nhập doanh nghiệp đã nộp hơn 66 tỷ đồng; Tiền đã nộp ngân sách nhà nước hơn 170 tỷ đồng; Tiền chiết khấu bán thẻ cào cho các đại lý hơn 340 tỷ đồng. Số tiền phải tịch thu là hơn 270 tỷ đồng.
Vụ đánh bạc nghìn tỷ: Nguyễn Văn Dương khai cho ông Phan Văn Vĩnh 27 tỷ đồng
Đối với Tổng công ty dịch vụ viễn thông - thuộc Tập đoàn bưu chính viễn thông Việt Nam (Vinaphone): Tổng số tiền được hưởng là gần 150 tỷ đồng, các khoản trừ (tạm tính theo báo cáo giải trình): Tiền thuế GTGT đã nộp là hơn 13 tỷ đồng; Thuế thu nhập doanh nghiệp là hơn 7 tỷ đồng; nộp ngân sách nhà nước hơn 8 tỷ đồng; chiết khấu cho đại lý là gần 60 tỷ đồng. Số tiền phải tịch thu là hơn 60 tỷ đồng.
Còn Tổng Công ty viễn thông Mobifone: Tổng số tiền được hưởng là trên 170 tỷ đồng, các khoản giảm trừ (tạm tính theo báo cáo giải trình): Thuế GTGT là hơn 9 tỷ đồng; Thuế thu nhập doanh nghiệp là hơn 15 tỷ đồng; Nộp ngân sách nhà nước trên 37 tỷ đồng; Chiết khấu bán lẻ thẻ cho các đại lý hơn 71 tỷ đồng. Số tiền phải tịch thu là trên 38 tỷ đồng.
"Đối với các công ty viễn thông Viettel, Mobifone, Vinaphone vi phạm Khoản 1, Điều 10 Nghị định số 25/2011/NĐ-CP, ngày 6/4/2011 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Viễn thông, sử dụng thẻ cào viễn thông nạp vào các dịch vụ không phải là dịch vụ viễn thông của công ty, đã tạo điều kiện cho Nguyễn Văn Dương và đồng phạm thực hiện hành vi tổ chức đánh bạc, thu lời bất chính với số tiền lớn. Cơ quan điều tra tiếp tục điều tra, xác minh, làm rõ ở giai đoạn 2 nếu đủ căn cứ chứng minh phạm tội" - Kết luận điều tra nêu rõ.
Để mua Rik đánh bạc, đối tượng đánh bạc lựa chọn theo 3 cách:
1. Đối tượng đánh bạc nộp tiền vào tài khoảng thẻ ATM, thẻ thanh toán quốc tế của đối tượng tại các ngân hàng có kết nối thanh toán với cổng thanh toán quốc gia Napas và các cổng thanh toán quốc tế Mycard (Đài Loan), PayOneQ (Hàn Quốc). Sau đó đăng nhập vào cổng game bài RikVip bằng tài khoản đã đăng ký và nạp Rik để chơi.
2. Đối tượng đánh bạc mua thẻ cào viễn thông của các nhà mạng (Viettel, Vinaphone, Mobifone) và các loại thẻ game (Gocoin của Công ty VTC online, Vcard của Công ty CNC, Zing của Công ty VNG, Vcoin của Công ty VTC công nghệ và nội dung số, Gate của Công ty cổ phần dịch vụ trực tuyến Gate, MegaCard của Công ty VNPT EPAY. Sau đó đăng nhập vào cổng game bài RikVip bằng tài khoản đánh bạc đã đăng ký.
3. Đối tượng đánh bạc chuyển tiền cho đại lý để mua Rik. Đại lý sử dụng chức năng "Chuyển Rik" trong công cụ quản lý của đại lý để chuyển Rik vào tài khoản đánh bạc của đối tượng đánh bạc. Đối tượng đánh bạc thanh toán với đại lý bằng tiền mặt trực tiếp hoặc qua tài khoản ngân hàng.
Nguyễn Dương
Theo Dantri
Sốc với khối tài sản "khủng" của "ông trùm" đường dây đánh bạc Trong vụ án tổ chức đánh bạc có bảo kê của hai cựu tướng công an, bị can chủ mưu Phan Sào Nam được hưởng lợi gần 1.500 tỉ đồng, Nguyễn Văn Dương hưởng lợi hơn 1.600 tỉ đồng. Trùm đường dây đánh bạc thu lời nghìn tỉ Ngày 18.7, Cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh Phú Thọ đã tống...