Từ vụ cô gái 20 tuổi bị chửa trứng: Những dấu hiệu đặc biệt quan trọng chị em cần lưu ý để phát hiện sớm tình trạng bất thường thai nghén này
Theo các bác sĩ, chửa trứng là tình trạng thai nghén bất thường, trong đó, khoảng 20% các ca chửa trứng có thể gây biến chứng nguy hiểm thậm chí ác tính là ung thư tế bào nuôi.
Mới đây, Bệnh viện Đa khoa Bắc Kạn tiếp nhận một bệnh nhân nữ 20 tuổi (ở Pác Nặm, Bắc Kạn) vào viện trong tình trạng chậm kinh 1 tháng kèm đau bụng âm ỉ vùng hạ vị, da xanh, niêm mạc nhợt.
Tại bệnh viện, bệnh nhân được tiến hành thăm khám và làm các xét nghiệm cần thiết. Kết quả thăm khám âm hộ, âm đạo cho thấy, bệnh nhân bị ra ít huyết màu đỏ sẫm. Cổ tử cung đóng kín, thân tử cung to bằng thai khoảng 2 tháng. Bệnh nhân được làm xét nghiệm thử thai và cho kết quả dương tính.
Dựa trên các kết quả xét nghiệm, các bác sĩ chẩn đoán, bệnh nhân bị chửa trứng trên nền thiếu máu nặng. Khai thác tiền sử cho thấy, bệnh nhân chưa lập gia đình và chưa có con. Hơn 1 năm trước, bệnh nhân cũng được phát hiện chửa trứng hoàn toàn và đã được nạo chửa trứng.
Trên thực tế, việc chị em phụ nữ bị chửa trứng không phải là hiếm xảy ra. Trước đó, tại nhiều bệnh viện cũng đã ghi nhận một số ca bị chửa trứng. Tuy nhiên đến nay vẫn chưa xác định rõ nguyên nhân dẫn đến tình trạng này.
Ảnh minh họa
Theo BS Nguyễn Minh Nguyệt, Bệnh viện Phụ sản Hà Nội, chửa trứng là tình trạng thai nghén bất thường, trong đó một phần hay toàn bộ bánh rau bị thoái hóa thành các túi chứa dịch to, nhỏ, dính vào nhau thành từng chùm giống như trứng ếch.
Thông thường, chửa trứng không nguy hiểm vì khoảng 80% chửa trứng là lành tính, bệnh khỏi sau khi nạo lấy hết nhau thai hoặc cắt dạ con ở người không có nhu cầu sinh đẻ nữa.
Tuy nhiên, khoảng 10-15% chửa trứng trở thành loại xâm nhập, bệnh ăn sâu vào thành dạ con gây chảy máu và các tác hại nguy hiểm khác. Khoảng 2-3% chửa trứng trở thành ung thư nhau thai. Khi đã thành ung thư nhau thai, bệnh phát triển nhanh, lan rộng, di chuyển tới các nơi khác như phổi, não, gan gây hậu quả khó lường.
BS Minh Nguyệt cho biết, dù chưa tìm ra nguyên nhân chính xác gây chửa trứng nhưng một số công trình nghiên cứu khoa học cũng cho thấy, có thể do sai sót của yếu tố di truyền trong quá trình thụ tinh đã dẫn đến những bất thường ở bộ nhiễm sắc thể.
Video đang HOT
Bên cạnh đó, ở một số nhóm người, chẳng hạn như: Phụ nữ dưới 20 tuổi hoặc trên 40 tuổi; những người có thai nhiều lần; bất thường ở dạ con; những người có mức sống thấp, chế độ dinh dưỡng không đầy đủ như thiếu các chất dinh dưỡng như đạm, acid folic, vitamin A… cũng dễ gặp tình trạng chửa trứng này.
Môt số dấu hiệu của chửa trứng
Theo các bác sĩ, thời gian đầu, thai phụ bị chửa trứng cũng có biểu hiện giống như những trường hợp mang thai bình thường khác (tắt kinh, ốm nghén, ngực căng…). Tuy nhiên, các triệu chứng này sẽ tăng lên ở người bị chửa trứng, nghĩa là nghén rất nặng (có thể thường xuyên bị nôn, không thể ăn uống được gì, người gầy sút nhanh, xanh xao).
Trong đó, một dấu hiệu rất quan trọng cần chú ý ở người chửa trứng là bị ra máu âm đạo. Tình trạng này xảy ra vào khoảng tháng thứ 2 đến tháng thứ 4 của thai kỳ. Máu ra có thể màu đỏ hoặc nâu sẫm thậm chí màu đen. Lượng máu ra từng ít một và dai dẳng.
Ngoài ra, người bị chửa trứng hay mệt mỏi do thiếu máu. Đôi khi có xuất hiện vàng da, nước tiểu vàng. Trường hợp nặng có thể bị cường giáp, xuất hiện nhịp tim nhanh, da nóng ẩm, run tay, tuyến giáp to (khoảng 10% trường hợp chửa trứng gặp phải).
Đặc biệt, ở người chửa trứng bụng to lên rất nhanh. Một số trường hợp dù mới mang thai 2 tháng nhưng tử cung đã phát triển to như người mang thai 5-6 tháng, nhưng khi sờ nắn bụng thai phụ thì thấy mềm và không thấy khối thai.
Ngoài các dấu hiệu nhận biết trên, các bác sĩ cho biết, chửa trứng cũng dễ nhầm với một số bệnh lý sản phụ khoa khác như: Thai chết lưu, u xơ tử cung, chửa ngoài tử cung…
Vì vậy, để xác định chính xác có chửa trứng hay không, thai phụ cần thăm khám định kỳ thường xuyên để theo dõi sự phát triển của thai nhi. Nếu phát hiện bất thường, các bác sĩ sẽ có phương án điều trị phù hợp, tránh những biến chứng về sau.
7 thói quen lành mạnh giúp phòng tránh bệnh phụ khoa
Nếu không chú ý giữ gìn sức khỏe, phụ nữ có thể gặp phải những vấn đề sức khỏe và còn có nguy cơ mắc nhiều bệnh phụ khoa nguy hiểm.
Vùng kín của phụ nữ vốn mỏng manh, nhạy cảm, nếu bị viêm nhiễm, âm hộ sẽ ngứa ngáy, có mùi hôi rất khó chịu. Đặc biệt vào mùa hè, bệnh viêm nhiễm phụ khoa đặc biệt dễ tái phát. Vì vậy, chúng ta cần thường xuyên chăm sóc vùng kín để phòng tránh các bệnh phụ khoa.
Dưới đây là những thói quen lành mạnh bạn nên thực hiện mỗi ngày để giảm bớt được nguy cơ mắc các bệnh phụ khoa, gây ảnh hưởng tới việc sinh nở về sau:
Ảnh minh họa
Vệ sinh vùng kín sạch sẽ
Để chăm sóc vùng kín sạch sẽ thì bạn cần chú ý bảo vệ vùng kín luôn khô thoáng và vệ sinh cẩn thận, đặc biệt là trong những ngày có kinh nguyệt, trước và sau khi quan hệ tình dục. Bên cạnh đó, bạn nên chú ý vệ sinh vùng kín cá nhân, rửa âm hộ bằng nước ấm hàng ngày nhưng đừng nên thực hiện quá thường xuyên. Hãy nhớ chỉ dùng nước ấm, không cần dùng kem dưỡng da. Các đồ dùng để vệ sinh phải để riêng và không được dùng chung, thông thường, tốt nhất là tắm bằng vòi hoa sen thay vì bồn tắm.
Chú ý đến chế độ ăn uống và nghỉ ngơi
Luôn chú ý ăn uống, tránh ăn cay, ăn nhạt hơn. Bình thường không nên để cơ thể quá mệt mỏi sẽ gây giảm sút sức đề kháng, dễ dẫn đến vi khuẩn xâm nhập. Lúc bình thường, cố gắng không ngồi yên một chỗ quá lâu, vì ngồi lâu không có lợi cho việc tản khí của vùng kín, trong trường hợp kín gió, vi khuẩn càng dễ sinh sôi.
Không thức khuya
Thói quen thức khuya chẳng những khiến bạn nhanh mệt mỏi mà còn có thể gây rối loạn nội tiết tố và làm tăng cao nguy cơ mắc bệnh phụ khoa. Trong đó, một số bệnh phụ khoa phổ biến mà thói quen thức khuya gây ra là viêm nhiễm vùng kín, u xơ tử cung, kinh nguyệt không đều... Vì vậy, bạn cần chú ý duy trì thói quen ngủ đủ từ 7 - 8 tiếng hàng ngày.
Ảnh minh họa
Tập luyện đều đặn hàng ngày
Việc tập luyện cũng có ảnh hưởng không nhỏ đến hệ thần kinh trung ương.
Bởi các động tác tập luyện sẽ tác động lên cơ thể, tạo ra những phản xạ có điều kiện và làm thay đổi những hiện tượng sinh lý bất thường, từ đó giúp bạn phòng tránh được nguy cơ mắc bệnh phụ khoa.
Hạn chế mặc quần bó
Nhiều chị em thích mặc quần bó để làm nổi bật cơ thể, tôn dáng của mình nhưng khuyết điểm của quần bó thực sự rất nhiều. Trước hết là quần bó thường không thoáng khí, ôm sát cơ thể nên dễ ảnh hưởng đến sức khỏe vùng kín, mặc quần bó sát không có lợi cho quá trình tuần hoàn máu ở chân. Thường thì bạn nên mặc quần càng thoải mái càng tốt.
Ảnh minh họa
Chú ý lựa chọn đồ lót
Chất liệu quần lót có nhiều loại nhưng nên chọn chất liệu vải cotton tinh khiết càng tốt, vì cotton tinh khiết có khả năng thoáng khí và thấm hút mồ hôi tốt, giúp thông thoáng và tản nhiệt vùng kín, có tác dụng ngăn ngừa các bệnh phụ khoa.
Sử dụng băng vệ sinh càng ít càng tốt
Nhiều bạn nữ chọn sử dụng miếng lót (băng vệ sinh) mỗi ngày. Tuy nhiên, vì miếng lót thường không thoáng khí, dễ làm vi khuẩn phát triển sâu hơn, vì vậy nên thay miếng lót thường xuyên và ít dùng miếng lót hơn.
Đi khám phụ khoa định kỳ
Ngay khi có kinh nguyệt, bạn nên hình thành thói quen đi khám sức khỏe phụ khoa định kỳ khoảng 3 tháng/lần để ngăn ngừa các bệnh ở vùng kín. Điều này cũng giúp bạn tầm soát nguy cơ mắc bệnh ung thư từ sớm để có biện pháp điều trị kịp thời.
Bị nhân xơ tử cung nên kiêng ăn gì? Nhân xơ tử cung kiêng ăn gì là thắc mắc của nhiều chị em quan tâm. Để giúp phụ nữ có thêm kiến thức trong việc điều trị bệnh, bài viết dưới đây sẽ giúp bạn tìm hiểu những loại thực phẩm mà người bị nhân xơ tử cung nên và không nên ăn. Nhân xơ tử cung hay còn gọi là u...