Từ vụ ‘Á khôi doanh nhân’ chửi hiệu trưởng, nhìn lại cách hành xử của bậc cha mẹ và con cái
Gia đình chính là trường học đầu tiên, bố mẹ cũng là những người thầy đầu tiên. Con cái chính là tấm gương phản chiếu chính hình ảnh của cha mẹ chúng, cứ nhìn cách hành xử của một người là có thể đoán được cha mẹ họ là người như thế nào.
Khi cha mẹ là những tấm gương méo mó
Trẻ con thường bắt chước rất giỏi, chúng không chỉ nghe theo những lời cha mẹ dạy bảo mà còn ‘copy’ lại những hành vi của cha mẹ. Điều đó có nghĩa là dù bố mẹ có dạy bảo con những điều hay lẽ phải đến đâu mà hành xử không ra gì thì cũng đừng hy vọng con ngoan. Từ khi còn nhỏ, cha mẹ là những người mà đứa trẻ tiếp xúc nhiều nhất. Lối sống của cha mẹ sẽ trở thành yếu tố quyết định tính cách, hành vi của con cái khi chúng lớn lên.
Nhưng nếu bố mẹ không phải là một tấm gương sáng, thậm chí còn là tấm gương méo mó thì sao?
Con bị lưu ban do nghỉ học nhiều, mẹ là ‘Á khôi doanh nhân’ bù lu bù loa lên Facebook chửi thầy hiệu trưởng. Đó có lẽ là tin tức gây bức xúc nhất cho dư luận mấy ngày qua. Bà Hồ Thị Thanh Hương, CEO một công ty du lịch ở Phú Quốc với những danh xưng ‘Á khôi doanh nhân’, ‘Nữ hoàng ngọc trai’, đồng thời là phụ huynh của một em học sinh lớp 11 đã có pha ứng xử chưa xứng tầm ‘đẳng cấp’ của mình.
Bà lên Facebook, miệt thị hiệu trưởng của con mình bằng những ngôn từ chợ búa, sau đó lại đổ tại ‘một phút nóng nảy’. Nếu ai cũng chỉ vì một phút thiếu kiềm chế như bà thì chẳng phải cả xã hội này loạn lạc hết rồi sao?
Con bị lưu ban, mẹ đăng đàn chửi cả làng cả tổng.
Chưa biết sự tình đúng sai thế nào nhưng một điều tối thiểu là ‘tôn sư trọng đạo’, bà mẹ này cũng không có. Thế nên cũng chẳng có gì ngạc nhiên khi con bà bị lưu ban. Nhờ mẹ la làng trên Facebook nên bây giờ cả nước biết con bà nghỉ học tới 50 buổi một năm, vi phạm những quy định khác của Nhà trường như mặc đồng phục không đúng quy định, trang điểm khi đến lớp,…
Bà Hương lấy lý do con nghỉ học nhiều do ốm nhưng lại không đưa ra được bất kỳ giấy tờ, hồ sơ nào liên quan đến bệnh án của con. Nhà trường chẳng sai gì khi cứ chiểu theo quy định của Bộ GD-ĐT mà làm. Việc ‘cứu xét’ cho em học sinh này cũng không nằm trong phạm vi thẩm quyền của Hiệu trưởng. Rất có thể, con của bà Hương đã được chính người mẹ giàu có, quyền lực của mình chiều hư.
Người ta bảo ‘mẹ nào con nấy’, cha mẹ không nghiêm rất có thể con cái cũng hư theo. Cũng có những trường hợp ngoại lệ, cha mẹ bất hảo nhưng con cái không bị ảnh hưởng. Phần lớn trong những trường hợp như vậy, đứa con sẽ không thừa nhận cha mẹ của mình, thậm chí từ mặt luôn. Có thể kể đến trường hợp của Văn Kính Dương, trùm tội phạm ma túy với 5 tội danh nghiêm trọng.
Trong phiên tòa xét xử Văn Kính Dương sáng ngày 8/5, khi Dương được áp giải đến tòa, có hai người phụ nữ và một bé gái khoảng 15 tuổi chứng kiến. Người phụ nữ vẫy tay chào rồi bảo bé gái: ‘Bố kìa, gọi bố đi!’. Nhưng đứa trẻ không thèm lên tiếng mà ngoảnh mắt quay đi. Lúc đó, Dương đã nhìn bé gái thật lâu. Cô bé có thể là một trong 5 người con của Dương. Nhưng ngay cả khi bố mình sắp sửa bị xử tử, cô bé vẫn quyết không nhận bố.
Người cha bất hảo khiến con gái cũng không thèm nhìn mặt.
Hồi nhỏ, nếu ai đọc truyện Bà chúa Tuyết hẳn sẽ còn nhớ tình tiết con quỷ tạo ra tấm gương kỳ quái. Người tốt soi vào tấm gương của quỷ sẽ trở nên méo mó dễ sợ. Người xấu soi vào thì càng trở nên xấu hơn. Con quỷ đã mang tấm gương lên Thiên đường để chế nhạo cả Đức Chúa Trời và các Thánh.
Vừa đến cửa nhà trời, tấm gương bị tuột khỏi tay quỷ dữ rơi xuống, vỡ ra thành vô số mảnh vỡ. Nếu mảnh vỡ găm vào trái tim ai thì người đó sẽ trở nên lạnh lùng, vô cảm, còn nếu bắn vào mắt ai sẽ khiến người đó nhìn mọi thứ xung quanh đều trở nên xấu xí, đáng sợ. Cậu bé Kay chính là một nạn nhân bị mảnh vỡ từ tấm gương của quỷ bắn vào tim và mắt.
Video đang HOT
Cha mẹ độc hại cũng giống như tấm gương của quỷ, coi cái soi vào chỉ trở nên xấu xí, méo mó hơn.
Tấm gương của quỷ khiến người tốt cũng trở nên méo mó.
Nuôi mà không dạy là lỗi của cha mẹ, nhưng dạy không đúng cách thì càng đáng trách hơn
Trong trường hợp của bà ‘Á khôi doanh nhân’, thay vì nghiêm khắc chấn chỉnh lại con mình thì bà lại tìm ai đó để đổ lỗi. Trong một phút bốc đồng, bà như biến thành một ‘Chí Phèo’ phiên bản nữ thời hiện đại, hết chửi trời lại chửi đời, chửi hiệu trưởng xong đổ lỗi cho cả ngành Giáo dục. Bà làm như con bà là nạn nhân và cả thế giới đang chống lại mẹ con bà vậy.
Càng được mẹ nuông chiều, bao bọc, đứa trẻ càng không ý thức được lỗi sai của mình, đến lúc cái sai này nối tiếp cái sai khác và không uốn nắn được nữa. Một người mẹ thương con sẽ dạy con nghiêm khắc chứ không phải vì bênh con chằm chặp mà chống lại cả thế giới.
Hãy thử nhìn ra thế giới xem các tỷ phú giàu có dạy con như thế nào? Người thì đẩy con ra đường mưu sinh, người thì cắt giảm tài sản thừa kế. Không có chuyện vì họ có tiền, có quyền mà con cái họ được thừa hưởng những đặc quyền dành cho ‘rich kid’ mà không phải bỏ ra chút cố gắng nào.
Ba người con của Bill Gates chỉ được thừa kế khoảng 10 triệu USD (tương đương với 0,01116% tài sản của vợ chồng ông), gần như toàn bộ số tài sản 89,6 tỷ USD họ dành cho quỹ từ thiện Bill & Melinda Gates của gia đình. Con cái họ cũng được thừa hưởng gen từ thiện của cha mẹ và cảm thấy hạnh phúc dù không được hưởng khối tài sản kếch sù của gia đình.
Gia đình Bill Gates có truyền thống làm từ thiện.
Con cái họ cũng được thừa hưởng gen từ thiện từ bố mẹ và hoàn toàn hạnh phúc dù không được thừa kế khối tàn sản kếch sù.
Ông chủ Facebook – Mark Zukerberg cũng tuyên bố sẽ dùng 99% cổ phiếu Facebook mà họ nắm giữ để làm từ thiện đến hết đời và không để lại cho con một đồng thừa kế nào.
Chủ tịch của Ebay – Pierre Omidyar cùng vợ quyết mang hết tài sản đi ‘giải quyết những vấn đề nhức nhối ngoài kia’ thay vì để con cái họ hưởng thụ.
Không chỉ mang tiền đi làm từ thiện để con cái họ được sống trong một thế giới tốt đẹp hơn, họ còn để lại cho con mình những bài học đắt giá không mua được bằng tiền.
Bill Gates quan niệm: Tiền của cha không có nghĩa là của con. Đối với ông, người cha thương con là người cha giúp con mình lao động chứ không phải làm nên cả kho báu cho con hưởng thụ. Các con ông cũng phải lao động kiếm tiền như mọi người bình thường khác trên đời.
Warren Buffett có bài học dạy con thấm thía.
Warren Buffett dạy con cách sống trước khi dạy con kiếm tiền. Ông nói: ‘Ba điều quan trọng nhất đó là: đầu tư hiệu quả nhất là đầu tư vào chính bản thân mình; càng học nhiều càng kiếm tiền được nhiều và hãy làm công việc cảm thấy thích nhất bởi vì khi đó bạn sẽ không phải ‘đi làm’ một ngày nào trong đời. Tôi cho phép con mình thất bại và thành công theo cách riêng của chúng’.
Tỷ phú Donald Trump, đương kim tổng thống Hoa Kỳ luôn dạy con nhận thức rõ tiền bạc và quyền lực không phải tự nhiên mà có, các con ông đều phải tự lập từ rất sớm và được cha dạy về cách ứng xử với tiền bạc và những cám dỗ ở đời ngay từ khi còn bé.
Cậu ấm nhà Trump được hưởng nền giáo dục nghiêm khắc từ ông bố quyền lực bậc nhất nước Mỹ.
Nhìn cách dạy con của những tỷ phú quyền lực nhất thế giới, ta thấy họ không chỉ giàu mà còn rất sang nữa. Điều đó khiến con cái họ trở thành những người có ích. Không những ngoan ngoãn, tự lập, giỏi giang mà con của những tỷ phú trên còn rất hạnh phúc khi được thừa hưởng những ‘kho báu’ không thể tính bằng tiền từ cha mẹ của họ.
Theo baodatviet
Sau vụ viết 'status' xúc phạm lãnh đạo nhà trường do con bị lưu ban, Á khôi doanh nhân tiếp tục viết tâm thư gửi Bộ GD-ĐT
Trong tâm thư này, bà H. vẫn mong muốn trường hợp của con gái bà sẽ được xem xét lại. Bên cạnh đó, bà H. xin nhận khuyết điểm và thành thật gửi lời xin lỗi đến hội đồng nhà trường, thầy hiệu trưởng Nguyễn Ngọc Toàn.
Liên quan đến vụ Á khôi doanh nhân lên Facebook xúc phạm lãnh đạo nhà trường vì con gái lưu ban do nghỉ học quá số ngày quy định, tối 22/7, trao đổi với báo Thanh Niên, bà H.T.H, á khôi doanh nhân ở H.Phú Quốc (Kiên Giang) cho biết đã viết bức tâm thư gửi đến Bộ trưởng Bộ GD-ĐT.
Theo ghi nhận của tờ báo này, ở đầu bức tâm thư, bà H. cho biết tin nhắn SMAS mà Trường THPT Phú Quốc gửi về thông báo điểm số từng môn và điểm trung bình các môn cả năm học của con gái bà là 6,8; học lực khá; hạnh kiểm trung bình. Bà H. viết trong tin nhắn SMAS không nói đến việc cho con bà ở lại lớp và bà cũng rất mừng vì con gái đã vươn lên ở học kỳ 2.
Tâm thư của bà H. gửi Bộ trưởng Bộ GD-ĐT sau vụ việc lùm xùm. Ảnh: Người lao động.
Sau đó, bà nghe thông tin con gái lưu ban vì nghỉ quá số buổi nên đến trường hỏi lại thì được Hiệu trưởng Trường THPT Phú Quốc nói là vướng vào Thông tư 58 của Bộ GD-ĐT. Bà liền làm đơn xin cứu xét gửi Sở GD-ĐT Kiên Giang, sau đó lãnh đạo Sở GD-ĐT Kiên Giang có công văn đề nghị trường xem xét lại. Tuy nhiên đến ngày 8/7, bà nhận được văn bản trả lời của nhà trường là không thể làm khác được.
Theo ghi nhận của báo Người lao động, bà H. phân trần rằng, trong một phút nóng nảy, bà H. đã viết lên dòng trạng thái trên facebook với lời lẽ như sau: "Đạo đức và lương tâm của thầy Hiệu trưởng và hội đồng nhà trường bị chó tha hết rồi". Tuy nhiên, chỉ vài tiếng sau là bà H. tự gỡ và chỉnh sửa lại....
"Thú thật, chưa bao giờ tôi dám xem thường thầy cô giáo, bằng chứng là cho đến tuổi này ngoài ba mẹ tôi ra thì thầy cô lúc xưa của tôi vẫn là số 1, tôi chưa bao giờ dám xem thường điều đó cả...", bà Hương viết trong "tâm thư".
Trường THPT Phú Quốc. Ảnh: báo Thanh Niên.
Bà H. cũng có hai đều mong muốn: " Thứ nhất, tôi muốn con tôi được xét lại. Thứ hai, tôi mong muốn Bộ GD-ĐT có thêm điều khoản bổ sung vào quy chế của Thông tư 58 để được hợp lý hợp tình".
Với "tâm thư" này, bà H. xin nhận khuyết điểm và thành thật gửi lời xin lỗi đến hội đồng nhà trường, thầy hiệu trưởng Nguyễn Ngọc Toàn.
Nội dung được đăng tải trên Facebook cá nhân của bà H
Liên quan đến vụ việc, trước đó, ông Nguyễn Ngọc Toàn, Hiệu trưởng Trường THPT Phú Quốc (H.Phú Quốc, Kiên Giang) khẳng định việc hội đồng nhà trường quyết định cho em T.H.G.H (học sinh lớp 11B8) - con gái của Á khôi doanh nhân H.T.H lưu ban được thực hiện đúng quy trình và đúng quy định của Bộ GD-ĐT.
Cụ thể, năm học 2018-2019, G.H. nghỉ tổng cộng 50 buổi, trong đó có 20 buổi không phép. Trong số buổi nghỉ có phép chỉ có một số ít buổi là có đơn xin của phụ huynh, phần lớn là xin phép qua điện thoại.
Ông Nguyễn Ngọc Toàn, Hiệu trưởng Trường THPT Phú Quốc. Ảnh: báo Người lao động.
Ngoài ra, trong các buổi nghỉ có phép mà phụ huynh nêu lý do là đi trị bệnh cũng không có bất cứ hồ sơ bệnh án hay chỉ định điều trị của bác sĩ, mà nếu có thì cũng không thể xem xét được vì Thông tư 58 hoàn toàn "đóng", không có bất cứ ngoại lệ nào.
Bên cạnh đó, ông Toàn còn cho biết hạnh kiểm của em G.H. trong năm học xếp loại trung bình, một phần do nghỉ quá nhiều, một phần vì em thường xuyên vi phạm nội quy (đồng phục không đúng quy định, trang điểm khi đến lớp...) đã được giáo viên chủ nhiệm nhắc nhở nhiều lần.
Ông Toàn cho biết, bản thân ông cũng như nhà trường không yêu cầu bà H. xin lỗi, chỉ mong muốn bà H. có những phát ngôn đúng chuẩn mực của một doanh nhân.
Yến Nguyễn (Tổng hợp)
Theo saostar
Doanh nhân xúc phạm hiệu trưởng: Hai điểm sai sự thật Ông Toàn cho rằng, những phát ngôn của bà Hương có 2 điểm sai sự thật đó là về hạnh kiểm tốt của em H và thông báo của nhà trường. Xung quanh xôn xao vụ á khôi doanh nhân xúc phạm hiệu trưởng vì con bị lưu ban, ngày 22/7, trao đổi với báo Đất Việt, ông Nguyễn Ngọc Toàn, Hiệu trưởng...