Từ việc góp ý chương trình VNEN băn khoăn cho việc chọn sách giáo khoa sắp tới
Sẽ vô cùng khó nêu quan điểm của mình khi lãnh đạo đã có ý chọn bộ sách này mà giáo viên lại thấy bộ sách kia mới thật sự phù hợp.
Sách giáo khoa lớp 1 cho năm học 2020-2021 đã được công bố, tất thảy có 5 bộ của 3 Nhà xuất bản để các địa phương chọn lựa. Đây là điểm mới khác biệt lớn nhất so với nhiều lần thay sách trước đây chỉ có một bộ sách giáo khoa duy nhất.
Làm thế nào để chọn được bộ sách giáo khoa chất lượng? (Ảnh minh họa VTV)
Nhiều bộ sách giáo khoa, các địa phương sẽ có nhiều cơ hội để chọn cho học sinh mình bộ sách giáo khoa tốt nhất.
Điều đang làm nhiều người băn khoăn nhất hiện nay là làm sao chọn được một bộ sách phù hợp nhất với địa phương của mình? Và liệu có xảy ra tình trạng lợi ích nhóm khi chọn sách?
Giáo viên có dám công khai bày tỏ chính kiến của mình?
Theo quy định, trong Hội đồng thẩm định sách giáo khoa của địa phương, chủ tịch hội đồng là lãnh đạo Ủy ban Nhân dân, các phó chủ tịch là lãnh đạo sở Giáo dục và Đào tạo, thư ký hội đồng là lãnh đạo các phòng chức năng trực thuộc sở Giáo dục và Đào tạo. Mỗi môn học/hoạt động giáo dục ở một cấp học có một tiểu ban.
Sẽ có ít nhất 2/3 tổng số thành viên là nhà giáo hoạt động giáo dục, giảng dạy tại các cơ sở giáo dục phổ thông thuộc các vùng miền trên địa bàn.
Tuy số lượng người trong ban thẩm định sách có tới 2/3 là nhà giáo nhưng họ chỉ là những thành viên và bên trên họ chính là những vị lãnh đạo mà thường ngày họ đang phải thực thi những mệnh lệnh, những chỉ đạo.
Sẽ vô cùng khó nêu quan điểm của mình khi lãnh đạo đã có ý chọn bộ sách này mà những giáo viên lại thấy bộ sách kia mới thật sự phù hợp.
Nói về chuyện giáo viên nêu chính kiến, chúng tôi chợt nhớ đến những lần lấy ý kiến giáo viên về chương trình VNEN hay về phương pháp dạy học “Bàn tay nặn bột” ở nhiều trường học trong cả nước.
Nói thật mà chết à?
Sau thời gian áp dụng phương pháp “Bàn tay nặn bột” vào giảng dạy, nhiều trường học trong tỉnh tổ chức lấy ý kiến của giáo viên về mặt ưu, khuyết điểm của phương pháp dạy học này.
Giáo viên liệt kê ra biết bao nhiêu điều bất cập. Biên bản được chuyển lên, phó hiệu trưởng phụ trách chuyên phải ngồi chắt lọc để tổng hợp lại những ý kiến hay (chủ yếu là khen nhiều) để gửi về cấp phòng để từ phòng lại chắt lọc và chuyển về cấp sở.
Video đang HOT
Đã có những tổ chuyên môn bị nhà trường trả lại bản góp ý vì chê dữ quá. Tôi cũng đã từng có ý kiến: “Thấy sao nói vậy, đây chính là những nhận xét thật, trung thực. Vậy cô không thấy thế à?”
Phó hiệu trưởng buột miệng nói: “Nhìn chung thì phương pháp này chưa thật sự phù hợp với giáo dục của chúng ta nhưng nói thật có mà chết à? Trường nào cũng khen, trường mình chê họ lại cho rằng mình không biết dạy”.
Góp ý cho chương trình VNEN cũng vậy, có trường sau khi nộp góp ý lên, phòng giáo dục đã trả về bắt góp ý lại. Thế là lần sau, chẳng ai dại gì mà chỉ ra những khuyết điểm tồn tại mà chỉ toàn những lời khen có cánh.
Để nghe lời nói thật cần cho toàn thể giáo viên góp ý bằng phiếu kín
Giáo viên chỉ dám có ý kiến thật khi không bị ai biết mình đã nói gì vì thầy cô có nhiều điều phải sợ.
Sợ mất lòng cấp trên sẽ bị gây khó trong công tác giảng dạy, luân chuyển thậm chí bổ nhiệm (với những người đang có chí phấn đấu).
Thế nên thường thì khi góp ý, không ít thầy cô chẳng dám nêu chính kiến đặc biệt là những chính kiến đi ngược với quan điểm của cấp trên.
Họ thường đón ý cấp trên để rồi “gió chiều nào xoay chiều ấy”.
Tổ chức lấy ý kiến về việc thẩm định sách bằng cách bỏ phiếu kín, chắn chắn giáo viên sẽ có cơ hội nêu nhận xét của mình. Đây sẽ là những nhận xét thật lòng và chính xác nhất.
Căn cứ vào những nhận xét của các thầy cô giáo đang trực tiếp giảng dạy sẽ giúp cho Hội đồng thẩm định chọn được bộ sách chất lượng và cũng hạn chế đến mức thấp nhất việc chọn sách theo lợi ích nhóm.
Phan Tuyết
Theo giaoduc.net
Giá tất cả giáo viên đều được quyền chọn sách giáo khoa
Việc chọn lựa được bộ sách vào giảng dạy lẽ nào chỉ được thẩm định bằng mắt? Nếu không thông qua thực tế giảng dạy liệu việc chọn lựa có chính xác không?
Nhiều năm trở lại đây, không ít địa phương luôn thay đổi xoành xoạch sách giáo khoa như sách của chương trình VNEN, sách giáo khoa môn Anh văn, Tin học và Mỹ thuật.
Sẽ có nhiều bộ sách giáo khoa cho các địa phương chọn lựa (Vinhphuc.edu.vn)
Có khi 2 năm liên tục thay 2 lần sách. Việc chọn sách giáo khoa nào là do sở, phòng địa phương ấy quyết định. Các cơ sở giáo dục thường rất bị động trong chuyện này.
Không ít trường học bức xúc vì liên tục thay sách mới nhà trường không chỉ phải bỏ cả tủ sách dùng chung mà còn phải chi thêm một khoản tiền mua sách cho giáo viên giảng dạy.
Đã thế, những bộ sách giáo khoa dù thay mới vẫn đầy lỗi sơ đẳng như lỗi chính tả, lỗi về câu từ...
Chương trình hiện hành còn thế, nay sắp bước sang chương trình mới sẽ có nhiều bộ sách giáo khoa để các địa phương lựa chọn.
Việc chọn lựa để đi đến quyết định dùng bộ sách nào cho phù hợp với học sinh địa phương mình là điều nên làm. Thế nhưng nhiều câu hỏi thắc mắc đã được đặt ra:
"Ai sẽ là người được chọn sách? Giáo viên có được quyền góp tiếng nói trong chuyện này hay không?'
Những ai sẽ là người chọn sách?
Theo quy định mới việc lựa chọn sách giáo khoa trong cơ sở giáo dục phổ thông từng tỉnh thì chủ tịch Ủy ban Nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập hội đồng lựa chọn sách giáo khoa.
Trong đó, chủ tịch hội đồng là lãnh đạo Ủy ban Nhân dân, các phó chủ tịch là lãnh đạo sở Giáo dục và Đào tạo, thư ký hội đồng là lãnh đạo các phòng chức năng trực thuộc sở Giáo dục và Đào tạo. Mỗi môn học/hoạt động giáo dục ở một cấp học có một tiểu ban.
Thành phần của các tiểu ban này có nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục, nhà khoa học có kinh nghiệm, đại diện các cơ quan tổ chức có liên quan...
Đặc biệt, dự thảo đưa ra quy định có ít nhất 2/3 tổng số thành viên là nhà giáo hoạt động giáo dục, giảng dạy tại các cơ sở giáo dục phổ thông thuộc các vùng miền trên địa bàn. 1
Những băn khoăn
Nếu nhìn vào thành phần chọn sách giáo khoa của từng địa phương, chúng ta sẽ thấy nắm giữ các vị trí chủ chốt để ra quyết định toàn những cán bộ cấp cao của địa phương.
"Chủ tịch hội đồng là lãnh đạo Ủy ban Nhân dân, các phó chủ tịch là lãnh đạo sở Giáo dục và Đào tạo, thư ký hội đồng là lãnh đạo các phòng chức năng trực thuộc sở Giáo dục và Đào tạo". Giáo viên chỉ nằm trong một tiểu ban nhỏ.
Liệu rằng những ý kiến của những thầy cô giáo dày dạn kinh nghiệm trong thực tế có được lưu ý?
Từ nay tính đến năm học mới 2020-2021 chỉ còn khoảng 8 tháng (trong đó, học sinh chỉ học 5 tháng là nghỉ hè) thế nhưng hiện vẫn chưa có sách giáo khoa để chọn lựa.
Việc chọn lựa được bộ sách vào giảng dạy lẽ nào chỉ được thẩm định bằng mắt? Nếu không thông qua thực tế giảng dạy liệu việc chọn lựa có chính xác không?
Sao không cho tất cả giáo viên tham gia góp ý kiến?
Việc thẩm định để chọn lựa sách giáo khoa cho từng địa phương được giao cho những cán bộ chủ chốt của tỉnh.Cũng chẳng phải ngẫu nhiên mà cha ông ta lại nói: "Trăm hay không bằng tay quen".
Có thể nói họ toàn người học thức cao, hiểu biết rộng.
Thế nhưng nói về kinh nghiệm thực tiễn lại chẳng ai bằng được thầy cô giáo đang giảng dạy.
Chỉ cần cầm một bài học trên tay, giáo viên đã tức thời có ngay phương pháp giảng dạy trong đầu sao cho học sinh tiếp cận kiến thức một cách nhanh nhất.
Thầy cô sẽ chỉ ngay được kiến thức cao hay phù hợp với từng đối tượng học sinh.
Nếu như từng trường học sẽ có vài bộ sách giáo khoa, giáo viên được tạo thời gian xem, cùng nhau thảo luận và được dạy thí điểm trên lớp mươi tiết chắc chắn sẽ có nhiều ý kiến khá bổ ích giúp cho việc chọn bộ sách học tại địa phương mình phù hợp và hiệu quả hơn.
Tài liệu tham khảo:
//tuoitre.vn/nhieu-sach-giao-khoa-ai-duoc-chon-chon-the-nao-20191112222842173.htm1
Phan Tuyết
Theo giaoduc.net
Bộ GD&ĐT sẽ tổ chức đối thoại nếu các tác giả sách giáo khoa có nhu cầu Bộ GD&ĐT khẳng định sẽ tiếp tục tổ chức đối thoại với các tác giả sách giáo khoa nếu có đề nghị. Đồng thời, trước lo lắng về vấn đề lợi ích nhóm đang khiến dư luận băn khoăn, Bộ GD&ĐT khẳng định các địa phương sẽ phải đảm bảo sự minh bạch trong việc lựa chọn sách giáo khoa. Ảnh minh họa...