Tư vấn xây nhà 4 tầng với chi phí thấp ở TP HCM
Chúng tôi có khuôn viên đất 18×4, muốn xây một ngôi nhà 4 tầng nhưng kinh phí hạn chế, tối đa là 1,6 tỷ đồng.
Vợ chồng tôi sống cùng mẹ và con gái 10 tuổi ở Gò Vấp. Chúng tôi muốn xây một ngôi nhà tông màu trắng sáng, có không gian thoáng đãng, nhiều ánh sáng, nhiều gió, nhiều mảng xanh. Nhà đầy đủ các phòng chức năng, ngoài phòng khách, bếp, 3 phòng ngủ cho các thành viên, chúng tôi cần gara ôtô, không gian học cho bé, phòng làm việc cho ba mẹ, phòng thờ và khu giặt phơi.
Chúng tôi chỉ có 1,6 tỷ cho việc xây nhà và cả mua nội thất gồm giường, tủ, bàn ghế, tổng mặt bằng xây là 300m2. Nhờ kiến trúc sư tư vấn. (Châu)
Trả lời
Mức giá xây dựng tối thiểu ở TP HCM hiện là 5 triệu/m2 mặt sàn (gồm xây thô, nhân công và thiết bị nội thất). Vì chi phí hạn chế, anh chị cần bố trí không gian nhà mình theo phong cách đơn giản, hiện đại, tránh những không gian thừa không cần thiết. Chi phí cho phần xây thô và nhân công hoàn thiện là 1 tỷ đồng.
600 triệu còn lại dùng để mua các thiết bị nội thất, hoàn thiện nhà. Cụ thể như sau:
Cửa ba phòng ngủ dùng cửa gỗ công nghiệp, hiện nay trên thị trường mẫu mã đa dạng: 15 triệu.
Cửa nhôm cho 4 nhà vệ sinh: 10 triệu vì nhà vệ sinh tiếp xúc thường xuyên với nước, chọn cửa nhôm, vừa tiết kiệm chi phí, vừa có độ bền cao.
Cửa ra vào nên dùng cửa sắt – loại cửa có giá thành tốt nhất, bảo vệ mặt tiền ngôi nhà tốt nhất hiện nay. Chi phí cho cửa và lan can can cầu thang sắt: 90 triệu.
Thiết bị đồ gỗ khoảng 110 triệu gồm: gỗ ván ép phủ veneer cho giường ngủ 15 triệu, kệ ti vi bàn trang điểm 10 triệu, tủ quần áo 50 triệu, tủ bếp 20 triệu, bàn làm việc 5 triệu, bàn ăn 10 triệu, tủ thờ 10 triệu.
Rèm cửa loại rèm 1 lớp: 10 triệu.
Đá granit cầu thang 50 triệu, gạch lót nền 60 triệu, gạch nhà tắm 20 triệu, thiết bị nước 20 triệu, thiết bị lavabô bồn cầu vòi nước: 30 triệu.
Thiết bị chiếu sáng: 40 triệu.
Ghế sopha bọc nệm ở phòng khách và phòng học, phòng làm việc: 15 triệu.
Thạch cao: 40 triệu, sơn nước: 80 triệu, thiết bị khác như máy nước nóng năng lượng mặt trời, máy bơm nước… 20 triệu.
Phối cảnh mặt tiền theo phong cách hiện đại
Video đang HOT
Mặt bằng tầng 1 gồm gara để xe, phòng khách – có chỗ đặt đàn piano, phòng ăn, bếp, giếng trời và một nhà vệ sinh.
Tầng hai gồm phòng ngủ con gái và góc học tập của con ở phía trước. Tiếp đến là cầu thang, nhà vệ sinh và phòng ngủ của bà ở cạnh giếng trời.
Tầng 3 gồm phòng ngủ bố mẹ có nhà vệ sinh bên trong, cầu thang, phòng sinh hoạt chung cạnh giếng trời.
Tầng 4 gồm sân vườn phía ngoài, tiếp đó là phòng thờ nhìn ra sân vườn, rồi đến phòng giặt ủi, cầu thang, phòng làm việc cạnh giếng trời.
Mặt bằng tầng mái với các ô lấy ánh sáng.
Phòng khách tầng 1 đơn giản với tông màu trắng xám làm chủ đạo. Đằng sau cầu thang là phòng bếp và phòng ăn.
Phòng bếp bố trí gần phòng ăn, tận dụng tối đa không gian. Phòng ăn hướng ra sân sau tạo cảm giác thỏa mái gần gũi thiên nhiên.
Tận dụng không gian gầm cầu thang làm phòng vệ sinh trệt.
KTS Huỳnh Xuân Hải
Ảnh 3D: Kiến thiết Việt
Theo Vnexpress
Tự đặt bom trong nhà vì những thói quen sử dụng bình ga này, thói quen đầu tiên nhà nào cũng mắc
Đây là những thói quen rất nguy hiểm đối với gia đình bạn vì nếu duy trì những thói quen này lâu dài thì rất có thể bình ga nhà bạn sẽ nổ bất cứ lúc nào.
Những thói quen "vô thưởng, vô phạt" khi sử dụng bếp gas dưới đây có thể biến bình gas nhà bạn thành quả bom hẹn giờ.
Đặt bình gas trong tủ kín
Đặt bình gas trong tủ kín dưới bếp trông có vẻ gọn gàng, mỹ quan hơn nhưng việc này lại khiến gia đình có thể gặp tai họa khó lường. Bởi nếu bình gas bị rò rỉ mà không gian thoáng đãng, khí này sẽ nhanh chóng phân tán đi. Ngược lại, nếu đặt trong tủ kín, khi khí gas thoát ra cũng rất khó phát hiện, đồng thời khí gas bị ém lại trong không gian nhỏ và có thể phát nổ khi bật bếp hoặc sử dụng các thiết bị điện gần đó.
Do đó, nếu bạn muốn để bình gas trong tủ thì không nên đóng cửa hoặc nên khoét một lỗ trên cửa tủ để dễ dàng phát hiện mùi ga rò rỉ. Ngoài ra, bạn cũng không được xịt thuốc diệt côn trùng dưới gầm bếp hoặc gần bếp lửa đang cháy.
Để bếp gần các thiết bị điện, các vật dễ bắt lửa
Thông thường, trên bàn đặt bếp sẽ có nhiều vật dụng khác như nồi cơm điện, lò vi sóng, ấm siêu tốc,... Tuy nhiên, khi sự cố chập cháy xảy ra, tất cả vật dụng này sẽ đồng loạt gây ra vụ cháy nổ kinh khủng hơn. Vì vậy, tốt nhất là bạn nên giữ khoảng cách giữa bếp với các thiết bị này.
Mua bình gas không quan tâm địa chỉ
Nhiều chị em chỉ quan tâm mua gas chỗ nào có giá "mềm" và gần nhà mà không quan tâm tới nhãn hiệu gas là gì. Nhưng nếu làm vậy thì các chị em đang tự "rước bom hẹn giờ" vào nhà rồi đấy.
Bởi nếu mua phải gas kém chất lượng, không có nguồn gốc rõ ràng, hàng giả, hàng nhái thì nguy cơ cháy nổ là rất cao. Do đó, các chị em nên mua gas của những hãng ga uy tín. Ngoài ra, khi thay bình gas, nên quan sát xem bình còn nguyên vẹn hay không, không trầy xước, không hoen rỉ hay móp méo.
Không khóa van gas sau khi nấu ăn
Nhiều người thường có thói quen không khóa bình gas sau khi tắt bếp vì họ nghĩ điều đó chẳng ảnh hưởng gì và không khóa bình để lần sau nấu không phải "mất công" mở lần nữa. Đúng là để như vậy không ảnh hưởng gì nếu trong điều kiện bình thường, tuy nhiên khi không khóa van gas, khí gas vẫn còn lưu lại trong ống dẫn.
Do đó, nếu dây gas bị rạn nứt, chuột cắn hay điểm nối giữa dây dẫn với bình gas không được xiết chặt thì khí gas sẽ rò rỉ ra ngoài. Chỉ cần khí này tiếp xúc với tia lửa điện sẽ gây ra cháy nổ cực kì nguy hiểm.
Vì vậy, tốt nhất khi nấu nướng xong, bạn nên khóa van bình gas rồi chờ cho lửa trên bếp tắt hết thì mới tắt bếp. Làm vậy thì sẽ không còn tồn dư khí gas trong đường ống dẫn nữa.
Sử dụng bếp gas quá lâu năm mà không "bảo trì"
Thông thường các vụ nổ khí gas xảy ra khi khí ga bị rò rỉ do vỏ bình thủng, van bị hở, dây dẫn bị chuột cắn... Đặc biệt ống dẫn gas là bộ phận dễ bị rò rỉ nhất, bởi vậy nên tự giác thay dây dẫn gas sau từ 3 đến 5 năm sử dụng.
Hơn nữa, cũng nên thay bếp mới nếu bếp cũ bị rỉ sét, kém chất lượng hoặc ít nhất là hãy kiểm tra nó thường xuyên để chắc chắn về độ an toàn của các thiết bị.
Dùng bật lửa, điện thoại di động để kiểm tra bếp gas
Gas là khí không màu, không mùi, không vị nhưng khi sản xuất, người ta trộn thêm chất phụ gia có mùi thối vào để người dùng dễ nhận biết nếu ga bị rò rỉ. Khi ngửi thấy mùi đặc trưng này, nhất là vào ban đêm, mọi người thường có thói quen bật đèn lên để kiểm tra bình gas.
Tuy nhiên điều này rất nguy hiểm do gas bắt lửa rất nhạy nên khi bật đèn, quạt, điện thoại di động có thể phát ra tia lửa, gặp khí gas dễ gây cháy. Việc bạn cần làm là đóng van gas ngay lập tức, mở các cửa cho thông thoáng để gas tự bay ra ngoài, giảm nồng độ khí cháy trong bếp.
Cảnh báo!
Nếu có mùi gas thì phải khóa ngay van bình gas, mở cửa để cho hơi thông thoáng và gọi trung tâm bảo hành đến kiểm tra.
Lưu ý để tiết kiệm gas
Ngọn lửa gas thường màu xanh biển. Để tiết kiệm gas, nên điều chỉnh lửa tập trung phần đáy nồi, tránh để lửa tràn lên thành nồi.
Sử dụng nồi có kích cỡ phù hợp, không nên sử dụng nồi quá nhỏ - vì dễ gây lãng phí gas, cũng không nên sử dụng nồi quá to - vì hiện tượng thoát nhiệt nhanh ở trong nồi, và gây tốn gas thời gian nấu nướng.
Lưu ý về đường ống dẫn gas
Kiểm tra định kỳ ống dẫn gas vì trong quá trình nấu ăn, mắm muối sẽ làm hỏng ống gas dẫn đến rò rỉ. Tần suất: Sau mỗi lần thay bình gas mới. Khi thay bình, bạn nên kiểm tra luôn đường ống dẫn gas.
Với hệ thống khóa gas
Các nhà sản xuất khuyên nên dùng bếp gas với hệ thống khóa gas hoặc van ga tự động thì sẽ an toàn hơn rất nhiều. Trong trường hợp tắt lửa, gas sẽ tự động tắt, hoặc trường hợp thức ăn cháy, khét (nóng quá 270 độ C), van gas sẽ tự động đóng lại, vừa an toàn lại tiện cho những người hay đãng trí, quên khóa gas.
Theo www.phunutoday.vn
Căn nhà ống không có cửa sổ ở mặt tiền nhưng bên trong lại tràn ngập ánh sáng tự nhiên đến khó tin ở Nhật Mục đích của ngôi nhà không có cửa sổ ở mặt tiền này là tránh tiếng ồn từ bên ngoài. Dù bề ngoài hơi cứng nhắc nhưng bước vào bên trong bạn sẽ phải bất ngờ trước sự thoải mái và linh hoạt của không gian. Dù thiết kế nội thất có độc lạ đến đâu thì thông thường các không gian sống...