Tư vấn tuyển sinh 2021: Thí sinh quan tâm cơ hội việc làm các ngành về tiếng Hàn, Nhật
Tại chương trình tư vấn tuyển sinh – hướng nghiệp năm 2021, nhiều thí sinh muốn tìm hiểu về cơ hội việc làm của các ngành liên quan đến tiếng Hàn, tiếng Nhật.
Ngày hội tư vấn tuyển sinh – hướng nghiệp tổ chức ngày 11-4 tại trường ĐH Bách khoa Hà Nội đã thu hút khoảng 15.000 thí sinh và người nhà tham dự. Nhiều thắc mắc của thí sinh liên quan đến công tác tuyển sinh năm 2021 được giải đáp ngay tại không gian tư vấn.
Các thầy cô trong ban tư vấn giải đáp các thắc mắc của thí sinh.
Một thí sinh đến từ quận Thanh Xuân, Hà Nội đặt câu hỏi: Em thích học ngành liên quan đến tiếng Hàn hoặc tiếng Nhật thì có những lựa chọn nào? Liệu rằng điểm chuẩn các ngành này năm nay có đạt “đỉnh” như ngành Hàn Quốc học của trường ĐH KHXH&NV – ĐHQG Hà Nội năm 2020 hay không?
Trả lời thắc mắc trên, TS Nguyễn Thị Cúc Phương, Phó Hiệu trưởng trường ĐH Hà Nội cho biết, vào năm 2020, điểm chuẩn trúng tuyển ngành Ngôn ngữ Hàn Quốc của trường là 35,38 điểm theo tổ hợp các môn Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ (điểm Ngoại ngữ nhân đôi).
Khi thí sinh có nguyện vọng học ngành Ngôn ngữ Hàn Quốc hoặc Hàn Quốc học, có thế mạnh về Tiếng Anh thì sẽ là một lợi thế vì sẽ được nhân đôi điểm. Thí sinh nên quan sát phổ điểm của ngành này ở các trường từ 5 năm trở lại đây. Xét nguyện vọng từ cao xuống thấp, trường nào thích nhất sẽ đặt làm nguyện vọng 1 và xếp lần lượt các nguyện vọng sau.
Tuy nhiên, TS Cúc Phương cũng đưa ra phương án “cấp cứu” trong trường hợp, thí sinh không học được hệ chính quy vẫn có một số trường dạy tiếng Hàn/Nhật theo hệ vừa làm vừa học và vẫn được cấp bằng theo quy định.
Video đang HOT
Với hình thức này, thí sinh chỉ cần xét tuyển bằng kết quả học tập (học bạ) bậc THPT. Trường sẽ tính điểm trung bình học bạ của thí sinh và xét từ cao xuống thấp cho đến hết chỉ tiêu. Điều này giúp tăng cơ hội trúng tuyển cho thí sinh ở các ngành này.
PGS.TS Bùi Thành Nam – Trưởng Phòng Đào tạo, trường ĐH KHXH&NV, ĐHQG Hà Nội cũng đưa ra lý giải cho câu chuyện điểm chuẩn của ngành Hàn Quốc học năm 2020 tăng “kịch sàn”. Chỉ tiêu của ngành này rất thấp, chỉ khoảng 30 chỉ tiêu/năm. Tuy nhiên, nguyện vọng đăng ký xét tuyển vào ngành Hàn Quốc học rất lớn nên điểm chuẩn mới cao như năm vừa qua.
Ông Nam cũng nhấn mạnh, mỗi cơ sở giáo dục đại học đều có sự khác biệt về chương trình đào tạo. Có trường chuyên đào tạo về ngôn ngữ, có nơi đào tạo mang tính chất tổng hợp, chuyên sâu.
Thí sinh tới nghe tư vấn về các ngành đào tạo của trường ĐH Việt Nhật – ĐHQG Hà Nội.
Ngành Tiếng Hàn trở nên “hot” bởi có những em dù đang học năm thứ 3 nhưng đã có thể tham gia vào thị trường lao động và kiếm được tiền. Cơ hội việc làm là rất lớn. Do đó, các thí sinh tùy vào năng lực, sở trường của mình để có sự tìm hiểu, lựa chọn phù hợp.
TS Nguyễn Thị Thúy Hằng, Phó Trưởng Phòng Đào tạo và Công tác sinh viên, trường ĐH Việt Nhật – ĐHQG Hà Nội cho hay, điểm chuẩn ngành Nhật Bản học năm 2020 của trường là 19.4 điểm, áp dụng với tất cả 6 tổ hợp xét tuyển.
Theo kết quả điều tra xã hội học của trường về nhu cầu xã hội cho thấy, đặc trưng của các doanh nghiệp đến từ Nhật Bản đa phần muốn tìm kiếm những nhân lực có nền tảng kiến thức rộng, chứ không đơn thuần chỉ biết nói tiếng Nhật.
Sinh viên trường ĐH Việt Nhật được trang bị những kiến thức nền tảng về tự nhiên và xã hội. Các em sẽ được định hướng theo 3 lĩnh vực gồm Luật, Kinh tế quản lý và giảng dạy Tiếng Nhật…
Có những trường tập trung về văn hóa và ngôn ngữ Nhật. Vì vậy, thí sinh nên tìm hiểu kỹ thông tin trên website các trường để hiểu hơn về chỉ tiêu các ngành, chương trình đào tạo. Đồng thời, cần xác định rõ năng lực, sở thích của mình để lựa chọn phù hợp.
Biến động điểm chuẩn các ngành tiếng Hàn 3 năm qua
Trước những thắc mắc của thí sinh, các chuyên gia đào tạo và tuyển sinh đã lý giải vì sao ngành ngôn ngữ Hàn Quốc hay Hàn Quốc học có điểm chuẩn trúng tuyển các năm gần đây chạm ngưỡng, thậm chí vượt mốc 30 điểm.
Tại Ngày hội tư vấn tuyển sinh - hướng nghiệp năm 2021, liên quan đến ngành Hàn Quốc học và Ngôn ngữ Hàn Quốc, một số thí sinh đã đặt câu hỏi về chương trình đào tạo, cơ hội việc làm, đặc thù của 2 ngành.
Thống kê mức điểm chuẩn các ngành học liên quan đến tiếng Hàn Quốc của các trường trong 3 năm gần nhất.
Về điều này, PGS.TS Bùi Thành Nam, Trưởng phòng Đào tạo Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn cho hay, năm ngoái, nhà trường tuyển sinh với số điểm không thể cao hơn nữa, với 30 điểm cho 3 môn thi vào trường.
Theo ông Nam, việc này có nhiều lý do.
Thứ nhất là chỉ tiêu vào ngành Hàn Quốc học của Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn (ĐHQGHN) rất thấp. "Hằng năm nhà trường chỉ được cấp chỉ tiêu khoảng 30 sinh viên", ông Nam nói.
Thứ hai, là nguyện vọng đăng ký vào ngành Hàn Quốc của thí sinh lớn, nên điểm chuẩn bị đẩy lên cao.
"Giữa các cơ sở đào tạo đều có sự khác biệt nhất định trong chương trình đào tạo. Có những trường chuyên về dạy ngôn ngữ, còn có những trường dạy có tính tổng hợp hơn, và Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn dạy theo hướng có tính tổng hợp. Mặc dù dạy bằng tiếng Hàn, nhưng chúng tôi dạy các chuyên môn chứ không phải chỉ dạy mỗi ngôn ngữ. Đó là sự khác biệt của trường so với các trường khác", ông Nam nói.
Lý do thứ 3 khiến ngành Hàn Quốc học hot so với các ngành khác, theo ông Nam là do sinh viên chỉ cần học đến năm thứ 3 là có thể đi làm và kiếm được tiền bởi nhu cầu xã hội.
Để tăng cơ hội trúng tuyển vào các ngành học liên quan đến tiếng Hàn Quốc, TS. Nguyễn Thị Cúc Phương - Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Hà Nội khuyên thí sinh nên nhìn phổ điểm tiếng Hàn và điểm chuẩn trúng tuyển của các ngành/trường trong 5 năm trở lại đây, rồi xếp dần các nguyện vọng từ cao xuống thấp.
"Ngoài ra còn có một phương thức khác nếu các em không học đại học chính quy. Đó là ở các trường dạy tiếng Hàn theo phương thức vừa làm vừa học, thường học vào buổi tối và chỉ xét tuyển bằng học bạ, xét từ trên cao xuống và các bạn cũng vẫn sẽ được cấp bằng chứng nhận.
Sinh viên học tiếng Hàn có thể chọn việc, "kén sếp" khi đi xin việc Cơ hội việc làm với các bạn sinh viên chọn học và học tốt ngành tiếng Hàn là vô cùng rộng mở. Theo số liệu thống kê thì trong giai đoạn 10 năm từ 1993 - 2003 cả nước chỉ có chưa đầy 10 trường mở ngành đào tạo về tiếng Hàn và Hàn Quốc học. Tuy nhiên, trong những năm gần đây,...