Tư vấn trực tiếp của ba trường trung học Mỹ
Saint Anthony’s, Saint John’s và Fairmont Private School cung cấp các chương trình trung học quốc tế cũng như dự bị đại học.
Ba trường trung học hàng đầu tại Mỹ là Saint Anthony’s, Saint John’s và Fairmont Private School đều là những trường có chất lượng đào tạo được công nhận quốc tế. Thông tin chi tiết về chương trình tuyển sinh của các trường này sẽ được đại diện tổ chức giáo dục University Track Preparation (UTP) báo cáo vào lúc 9h30, thứ bảy, ngày 22/2 tại văn phòng Trung tâm Đào tạo Việt Nam Hợp Điểm – 192 Lý Thái Tổ, quận 3, TP HCM.
St. Anthony’s High School
Trường được thành lập năm 1933 tại mảnh đất lịch sử South Huntington, cách thành phố New York khoảng một tiếng đi xe lửa và cách sân bay JFK khoảng 45 phút xe hơi. Với vị trí ở ngoại ô, trường có đầy đủ các cơ sở vật chất tốt cho học sinh phát triển toàn diện về kiến thức và thể chất. Hiện nhà trường có khoảng 2.510 học sinh, trong đó chỉ có 5% là học sinh quốc tế.
Nếu bạn mong muốn tìm kiếm một ngôi trường mang đúng đặc thù kiểu Mỹ mà không có quá nhiều học sinh quốc tế thì Saint Anthony’s High School (SAHS) là một trong những lựa chọn. Nhà trường có tới 99% học sinh chuyển lên học đại học hoặc cao đẳng Mỹ, bao gồm những ngôi trường danh tiếng như: Harvard University, Yale University, Boston University, Bentley College, Drexel University…
69% học sinh quốc tế của SAHS được chấp nhận vào học tại các trường đại học thuộc top 100 của Mỹ.
St. John’s High School
Được thành lập từ năm 1966, St. John’s là một trong hai trường trung học tư có uy tín tại West Islip, New York. Trường có diện tích rộng, gồm 5 tầng được phân khu theo từng chức năng cụ thể, hệ thống đào tạo của trường đạt tiêu chuẩn quốc tế, giáo viên giảng dạy tận tâm, trình độ chuyên môn cao. Các môn học đa dạng bao gồm: toán, khoa học, ngoại ngữ, giáo dục thể chất… Trường có những ưu ái đặc biệt đối với các học sinh quốc tế. Trung tâm ngoại ngữ quốc tế ILC (International Language Centre) là một điển hình, với tiêu chí: tư vấn và hỗ trợ toàn diện cho học sinh quốc tế để các em có thể hoàn thành xuất sắc chương trình học tập và các hoạt động ngoại khóa tại trường. 98% học sinh tốt nghiệp được nhận vào các trường cao đẳng – đại học của Mỹ.
Video đang HOT
Fairmont Private Schools
Được thành lập từ năm 1953 tại miền Nam bang California, trường Fairmont là nơi đáng tin cậy của những phụ huynh muốn tìm cơ hội tốt nhất cho con em mình. Trường có quy mô lớn bao gồm 5 khu học xá hiện đại, đội ngũ giáo viên có chuyên môn đào tạo tốt và nhiều kinh nghiệm giảng dạy cùng với chương trình đào tạo chất lượng cao thu hút nhiều học sinh trên toàn thế giới.
Tỷ lệ học sinh quốc tế tại Fairmont là 47%. Kết quả tốt nghiệp của trường luôn đạt mức tối đa 100%, trong đó 85% được vào những trường thuộc top 100 của Mỹ (2012). Môi trường an toàn, kỷ luật nghiêm khắc giúp học sinh tập trung vào học tập. Học sinh được hỗ trợ bởi đội ngũ các thầy cô quản lý, cán bộ tư vấn… một cách nhiệt tình và hiệu quả.
Chi phí cho việc học tập và ăn ở bình quân từ 27.000 USD đến 35.000 USD một năm.
Tập đoàn giáo dục UTP (University Track Preparation) tại 3 trường Fairmont, Saint John và Saint Anthony đang cung cấp các chương trình trung học quốc tế cũng như dự bị đại học. Điều này sẽ giúp các bạn học sinh Việt Nam được đào tạo trên nền tảng học thuật vững chắc để có thể tự tin vào các trường đại học hàng đầu tại Mỹ và trên thế giới. Học sinh của trường thường đạt được điểm SAT bình quân là 1.700 và điểm trung bình tốt nghiệp bình quân là 3.6.
Ba trường đều có nhiều môn học thuộc chương trình AP (từ 18 đến 22 môn) để học sinh lựa chọn cho bậc đại học. Trường có chương trình dự bị tiếng Anh để hỗ trợ kỹ năng tiếng Anh cho học sinh nếu không đạt điều kiện tiếng Anh đầu vào. Khoảng 85% học sinh quốc tế tốt nghiệp 3 trường trên đã được nhận và đạt học bổng vào các trường thuộc top 100 của Mỹ
Bên cạnh đó, nhân viên trường sẽ gửi kết quả học kỳ đến từng phụ huynh để theo dõi việc học của con. Gia đình người bản xứ cung cấp một chỗ ở an toàn và thoải mái cho du học sinh khi học tập tại trường. Trường có hệ thống xe buýt đưa rước mỗi ngày. Chi phí cho việc học tập và ăn ở bình quân từ 27.000 USD đến 35.000 USD một năm. Điều kiện nhập học của trường là học sinh phải có điểm trung bình từ 7.5 trở lên với yêu cầu tiếng Anh như sau:
Bảng yêu cầu về trình độ tiếng Anh cho học sinh nhập học.
Thông tin chi tiết về chương trình học và thủ tục đăng ký, liên hệ đại diện tuyển sinh của UniTrackPrep – Trung tâm Đào tạo Việt Nam Hợp Điểm: – 192 Lý Thái Tổ, quận 3, TP HCM. Tel: (08) 3 833 7747 – 3 833 7748.
- 26 Lê Quý Đôn, quận 3, TP HCM. Tel: (08) 3 930 4812 – 3 930 4970.
Email: duhoc@vietnamhopdiem.edu.vn.
- Tầng 4 toà nhà Ngân hàng Đông Á, 98 Hai Bà Trưng, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Tel: (04) 3 623 1665. Web: www.vietnamcentrepoint.edu.vn.
Theo VNE
'Nộp phạt thẳng cho cảnh sát có lợi cho dân'
Cục trưởng Cảnh sát giao thông Đường sắt - Đường bộ cho rằng đề xuất cho phép cảnh sát thu tiền phạt vi phạm giao thông giúp người dân thuận tiện hơn, tuy nhiên chỉ áp dụng với địa bàn xa, vùng núi...
Dự thảo lần một thông tư quy định chi tiết thi hành một số điều của Nghị định 171/2013 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đang gây nhiều ý kiến trái chiều khi đề xuất cho phép người vi phạm nộp trực tiếp cho cảnh sát giao thông thay vì đến kho bạc như hiện nay.
Nhiều người dân đông tình với quan điểm nộp tiền phạt trực tiếp cho CSGT khi vi phạm để không phải đi lại nhiều lần. Ảnh: Bá Đô
Phía ủng hộ chủ trương này cho rằng sẽ giúp người vi phạm được thuận tiện và không tốn kém thời gian, công sức đi lại. Tuy nhiên, một số ý kiến lo ngại việc cho phép cảnh sát giao thông thu tiền phạt trực tiếp sẽ nảy sinh nhiều tiêu cực.
Trao đổi với VnExpress, thiếu tướng Nguyễn Văn Tuyên (Cục trưởng Cục CSGT Đường bộ - Đường sắt) cho biết, cơ quan soạn thảo đã cân nhắc kỹ khi đưa ra đề xuất trên. Việc nộp phạt trực tiếp có lợi cho người dân. Chẳng hạn, một người ở Hà Nam vượt đèn đỏ ở Hà Nội, thay vì đi lòng vòng nộp phạt rồi chờ đợi lấy giấy tờ thì có thể nộp trực tiếp cho cảnh sát giao thông, mọi việc được giải quyết nhanh chóng.
Ông Tuyên nhấn mạnh, việc nộp phạt trực tiếp chỉ áp dụng trong trường hợp vi phạm có mức phạt tiền trên 250.000 đồng với cá nhân, trên 500.000 đồng với tổ chức, xảy ra ở những địa bàn ở vùng sâu, vùng xa, biên giới, miền núi, việc đi lại gặp khó khăn hoặc ngoài giờ hành chính, trường hợp bất khả kháng người vi phạm không thể đến kho bạc. Các tình huống khác vẫn áp dụng theo quy định cũ.
Theo ông Tuyên, những tiêu cực của cảnh sát giao thông cũng phần nhiều do người dân có ý thức tham gia giao thông kém mà ra. Thông thường, khi phát hiện người mắc lỗi, cảnh sát mới dừng xe sau đó lập biên bản, nhưng nhiều người không muốn tới kho bạc, muốn đi nhanh nên "dúi tiền vào tay cảnh sát". Sắp tới, phía công an sẽ làm nghiêm, sử dụng nhiều biện pháp nghiệp vụ để ngăn chặn tiêu cực không đáng có này.
Đồng tình với quan điểm cho phép người vi phạm nộp phạt trực tiếp cho cảnh sát giao thông, luật sư Phạm Thanh Bình (Giám đốc Công ty luật Bảo Ngọc) cho rằng đây là một bước cải cách hành chính trong việc xử lý người vi phạm giao thông. "Nó giải quyết ngắn gọn khâu nộp phạt, tạo thuận lợi và rút bớt thời gian đi lại cho người dân", ông Bình đánh giá.
Trước đây Bộ Công an từng cho phép cảnh sát giao thông được viết biên lai xử phạt trực tiếp người vi phạm giao thông, sau đó vì phát sinh tiêu cực nên việc này bị dừng lại. Vì thế, theo luật sư Bình, nếu thực hiện theo dự thảo cần xây dựng cơ chế giám sát chặt chẽ hơn để hạn chế tiêu cực và giữ hình ảnh đẹp của lực lượng cảnh sát giao thông.
Theo VNE
Nộp phạt thẳng cho CSGT: Áp dụng trong trường hợp nào? Để làm rõ hơn đề xuất về việc người vi phạm giao thông nộp phạt trực tiếp cho Cảnh sát giao thông (CSGT), Phóng viên Dân trí đã có cuộc trao đổi nhanh với Thiếu tướng Nguyễn Văn Tuyên - Cục trưởng Cục CSGT đường bộ - đường sắt... Thông tư hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 171/2013/NĐ-CP...