Tư vấn tâm lý học đường: Thử thách thực sự với người trong cuộc

Theo dõi VGT trên

Tư vấn tâm lý học đường mang lại nhiều giá trị to lớn về mặt tinh thần, giúp học trò biết cách cân bằng cảm xúc, bảo đảm sức khỏe tâm thần.

Tư vấn tâm lý học đường: Thử thách thực sự với người trong cuộc - Hình 1

Mỗi học sinh đều cần có nơi tư vấn để giải tỏa.

Tham vấn tâm lý học đường đang được chú trọng hơn để phòng tránh nguy cơ và các vấn đề tâm lý vốn ngày càng gia tăng ở học sinh.

Hành động và thiết thực

Bên cạnh các lý thuyết mà sách vở đem lại, đây là những gì tôi rút ra trong chặng đường 5 năm qua, khi đồng hành với các chuyên gia tâm lý giáo dục và những ngôi trường mà tôi được tiếp cận và chia sẻ.

Đầu tiên là thử thách nhận thức: Mong ngóng ra đời của chính sách nhưng có rồi thì hành động sẽ ra sao!? Thông tư 31/2017 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ra đời đã tháo gỡ cơ bản về chính sách, khá nhiều trường học, địa phương đã vận dụng tốt, nên chỉ trong 3 năm, đã có nhiều trường có vị trí/chức danh: Tư vấn tâm lý học đường. Nhưng số nhiều đó là rất ít so với yêu cầu thực tiễn. Có chăng sự lúng túng, chậm trễ triển khai vì còn ngại thay đổi mô hình, ngại học tập, thích nghi… của chính đội ngũ quản lí và giáo viên, phụ huynh…

Một số nhà trường đang cử người đi học “chuyên môn tâm lý học đường” theo lối “lấp khoảng trống”, đó là những ai trong trường học đang “ít việc”, hoặc kiêm nhiệm “y tế, thư viện”… Trong trường hợp này, chúng ta chưa nhận thức được “tư vấn tâm lý học đường” là một chuyên môn không dễ, đòi hỏi chuyên nghiệp và đặc biệt là kỹ năng tham vấn, phối hợp các lực lượng giáo dục.

Thứ hai, đó là thử thách về hành động đúng. Điều này là có thật, khi rất nhiều trường học có hành động triển khai chưa phù hợp. Chẳng hạn, nhầm giữa dạy kĩ năng mềm cho người học với tư vấn cho học sinh. Hai điều này không thể là một. Mặc dù, có giả thuyết cho rằng khi kĩ năng mềm tốt thì có thể giảm những sang trấn tâm lý! Thế nên, nghiệp vụ của tư vấn tâm lý cần được coi trọng, để người thực thi có chuyên môn, chuyên nghiệp. Ít nhất là sự chủ động trong tổ chức hành động trong trường học chứ không chờ đợi “có ca thì sẽ làm” dẫn đến nhiều phòng tâm lý học đường dựng lên cho có và thường xuyên “cửa đóng, then cài”, trong khi người học đang bế tắc, đang cần được hỗ trợ.

Thứ ba, là thử thách thích nghi với biến động xã hội, cần công cụ mới, chủ động và hòa vào mộ#t hệ sinh thái vì người học. Lúc này đây, vì cả người dạy nữa, vì dịch bệnh, giãn cách xã hội, khoảng cách tiếp cận giáo dục giữa các học sinh, giữa sự hội nhập và thiếu an toàn trên nhiều mặt trận/ bối cảnh sống, bối cảnh xã hội… Điều này đã được thể hiện rõ trong bối cảnh tác động của dịch Covid-19; của mạng xã hội… đến các trường học.

Tôi vẫn tin tưởng, nhận ra tư vấn tâm lý như là “công cụ” để xây dựng trường học an toàn, hạnh phúc là yêu cầu cấp thiết đối với mỗi trường học, để từ đó chúng ta có hành động ráo riết hơn, hiệu quả hơn.

Tư vấn tâm lý học đường: Thử thách thực sự với người trong cuộc - Hình 2

Video đang HOT

Tư vấn tâm lý cho học sinh phải sát với nhu cầu thực tiễn của các em. Ảnh minh họa

Với học sinh yếu thế

Thời điểm này, khi Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức các hội thảo tham vấn, và nhiều nhà nghiên cứu lên tiếng, thì chúng ta càng nhận ra rõ ràng “bản chất” của bất bình đẳng, scandal, bạo lực và của nhiều vấn đề khác nữa của học sinh… bắt đầu từ nhận thức, từ hành động của người lớn. Chúng ta cứ nghĩ rằng: Học sinh yếu thế có số lượng ít, ít hơn những học sinh bình thường. Những tôi không cho là thế!

Học sinh yếu thế – tôi muốn nói đến trong lúc này, không chỉ có những em có hoàn cảnh khó khăn, những em gặp những vấn đề về trí tuệ, thể chất… khiến các em thiệt thòi trong khi hòa nhập vào môi trường học tập. Tôi muốn nói đến tất cả những học trò đang không có cơ hội để trở thành trung tâm của quá trình giáo dục.

Có một sự thật rằng, trong các tiết học, cả trực tiếp lẫn lớp học trực tuyến, hơn 70% lời nói vẫn từ giáo viên, học sinh vẫn chủ yếu trả lời câu hỏi. Có quá ít học sinh được nêu vấn đề, càng ít hơn những học sinh được bày tỏ chính kiến, được học theo cách mà các em thể hiện được bản thân, được phát triển năng lực của mình.

Có một sự thật nữa, đó là kĩ năng lắng nghe của người lớn xung quanh các em còn thấp, đến nỗi, nó khiến cho các em không được rèn luyện, thực hành để biết lắng nghe, biết tự chủ, biết độc lập. Thế nên, khi lớn lên, các em bị động trở thành người “yếu thế” trong tương lai.

Có nhiều điều nữa, chẳng hạn khi đầu tư tiề.n, cơ sở vật chất, chương trình, nội dung… cho các em, nhưng ý kiến của các em, sự phù hợp với các em vẫn bị xem nhẹ.

Yếu thế bắt đầu từ khi nào? Từ khi chúng ta nghĩ rằng “con trẻ vẫn là trẻ con, biết gì mà nói!”, rồi chúng ta áp đặt.

Khi chúng ta chưa “lấy học sinh làm trung tâm” cho các hành động, cho xây dựng chính sách, đầu tư… Khi chúng ta áp đặt nhận thức hạn chế của chúng ta, cách làm cũ kĩ của chúng ta thì phải chăng chúng ta đang làm cho học sinh yếu thế.

Dâng tặng hoa hồng cho những người lớn biết gạt đi những gì cản trở, để chú tâm vào từng đứ.a tr.ẻ, để chúng lớn lên tự chủ, tự lập, để tự quyết định mình sẽ không phải là người có thế yếu trong cuộc đời…

Rối loạn tâm lý - chuyện giờ mới kể

COVID-19 bắt đầu xuất hiện vào cuối năm 2019 và thực sự gây ảnh hưởng đến mọi mặt đời sống ngay từ đầu năm 2020.

Dịch bệnh đã cản trở bước chân tới trường của hàng triệu học sinh, sinh viên không chỉ gây khó cho ngành giáo dục, mà còn tác động trực tiếp đến tâm lý học sinh khi phải học trực tuyến kéo dài.

Rối loạn tâm lý - chuyện giờ mới kể - Hình 1

Cần dạy trẻ yêu thương, thấu hiểu, trân trọng bản thân để trẻ có sức đề kháng trước những biến cố không mong muốn. (Ảnh minh họa)

"Em cô đơn tột cùng"...

Ngày 22/3, n.ữ sin.h 15 tuổ.i ở một chung cư cao cấp tại quận Hai Bà Trưng rơi từ tầng 26 của tòa nhà xuống đất t.ử von.g. Nguyên nhân sự việc đang được cơ quan chức năng làm rõ, tuy nhiên đã có nhiều ý kiến đồn đoán về việc n.ữ sin.h chịu áp lực học hành, thi cử vì năm nay em học lớp 9 tại một trường THCS thuộc quận Đống Đa.

Cuối tháng 2, một n.ữ sin.h lớp 10, Trường THPT Nguyễn Hữu Thọ (TP HCM) cũng bất ngờ nhảy từ tầng 3 xuống sân trường. Rất may mắn, học sinh này chỉ bị thương, không ảnh hưởng đến tính mạng. Tuy nhiên, sau đó trường học này đã khảo sát tâm lí học sinh thì khá bất ngờ có nhiều em cho biết, gặp khó khăn về vấn đề tâm lí.

Tháng 12/2021, Trường THCS - THPT Lương Thế Vinh cơ sở A (Hà Nội) khảo sát tâm lý học sinh, kết quả cho thấy nhiều học sinh cho biết gặp khó khăn cả trong học tập, giao tiếp với bố mẹ, người thân. Đại diện trường học cũng bày tỏ, gần suốt một năm học qua, Hà Nội bị dịch bệnh, học sinh phải học trực tuyến nên các em có gặp vấn đề bất ổn tâm lí nào thì cũng không chia sẻ, nhà trường khó nắm bắt được. Khi còn học trực tiếp, trường có nhân viên tư vấn học đường, rất nhiều học sinh tìm đến để chia sẻ những chuyện khó nói.

Theo các chuyên gia tâm lý, học trực tuyến kéo dài, học sinh thiếu vắng sự tương tác, trao đổi lâu ngày, dần dần các em sẽ cảm thấy cô đơn, sống thu mình, tự ti. Nhiều em cũng chia sẻ về việc rơi vào trạng thái stress, căng thẳng, cô đơn tột cùng. Một học sinh lớp 12, Trường THPT Nguyễn Hữu Thọ (TP HCM) bày tỏ: "Em đang phải đối mặt với tình trạng căng thẳng tâm lý từ lâu và dịch bệnh càng làm tăng lên tình trạng này. Em hướng nội, rất ít bạn bè, học online lại nên việc tiếp xúc hạn chế hơn. Em chán nản gần nửa năm nay. Khi đi học lại không thể kết nối với bạn mới, mọi người nhìn em như kẻ lập dị, làm em trầm cảm thêm".

Thư, học sinh THPT Nguyễn Hữu Thọ cũng chia sẻ: "Trong đợt dịch bệnh vừa qua, gia đình em mắc COVID-19, chỉ còn một mình em ở nhà, em phải tự sinh hoạt, tự cách ly, tự lo mọi thứ trong 2 tuần. Gia đình em lại bị tái nhiễm và em phải ở nhà một mình, khi hay tin người nhà mất vì bệnh, em cảm thấy rất tuyệ.t vọn.g. Dù là có bạn, nhưng lúc đó em không dám chia sẻ với ai vì sợ mọi người biết nhà em bị dịch bệnh...".

Ở góc độ phụ huynh, trên một diễn đàn, chị Dương Giang (Bắc Từ Liêm) chia sẻ, chị có hai cậu con trai, một học lớp 8, một học lớp 11 cho biết: gia đình rất cố gắng kiểm soát chi tiêu để cho con học trường tư thục với học phí rất cao vì muốn con được tăng cường các hoạt động trải nghiệm thực tế, hoạt động ngoại khóa. Tuy nhiên khi dịch bệnh dồn dập ập tới, cả hai con chị đều phải học ở nhà với thời khóa biểu dày đặc 2 buổi/ngày như học trực tiếp. Hàng ngày các con chỉ có học trong 4 bức tường và giao tiếp vài câu trong ngày, nên chị thực sự lo lắng...

Theo ThS Trần Nam, Trưởng Phòng Truyền thông Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn - ĐHQG TP HCM, trong đợt dịch COVID-19 bùng phát vừa qua, do không thể hỗ trợ trực tiếp, nhà trường đã mở các đường dây tư vấn trực tuyến cho SV, không những SV của trường mà ở khắp thành phố. Theo ông Trần Nam, trong quá trình hỗ trợ tư vấn cho SV, vấn đề các em gặp nhiều nhất là stress, trầm cảm, không ít trường hợp còn có ý định t.ự t.ử.

Ông Nam cũng cho rằng SV đang đối diện với rất nhiều áp lực, dễ bị stress. Đó có thể là trục trặc trong gia đình, tình yêu, học tập, các mối quan hệ khác. Những điều này trong giai đoạn phải học trực tuyến càng khó khăn hơn, vì các em bị mất kết nối, cả ngày ngồi trong phòng đối diện với máy tính, cộng thêm những lo lắng về dịch bệnh, điểm kém...

Không thể lảng tránh

Thạc sĩ Đỗ Đình Đảo, Hiệu trưởng Trường THPT Nguyễn Hữu Thọ khẳng định, rối loạn tâm lý học đường là thực trạng đang diễn ra ở tất cả các trường học hiện nay. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến rối loạn tâm lý học đường từ gia đình, nhà trường xã hội như áp lực học tập thi cử, không có cảm xúc trong học tập, bạo lực học đường... "Đặc biệt, thời gian học tập trực tuyến kéo dài, hạn chế tiếp xúc, hạn chế ra đường, hạn chế giao tiếp khiến học sinh, cô giáo dễ rơi vào trầm cảm, stress... dẫn đến khủng hoảng về tâm lý, để lại hậu quả nghiêm trọng. Do đó, tôi nghĩ rằng đã đến lúc các cơ sở giáo dục cần tìm cách làm thế nào để các em có thể thoát khỏi những vấn đề trên, tránh để lại những hậu quả nghiêm trọng, đau lòng xảy ra do rối loạn tâm lý học đường".

Theo Thạc sĩ tâm lý Phan Thị Cẩm Giang, Phân hiệu Học viện Phụ nữ Việt Nam, hiện tại chúng ta chưa có nghiên cứu, thống kê nào về việc học sinh được chia sẻ hay kỳ thị, bỏ mặc khi bị trầm cảm. Do đó, chúng ta cần phải làm cuộc thống kê về việc này. Trong quá trình làm việc tư vấn tâm lý học đường hơn 10 năm qua, bà nhận thấy học sinh thì e ngại, phụ huynh thì không tin hoặc không quan tâm khi con mình bị trầm cảm. Bản thân học sinh cũng chưa nhận thức đầy đủ về sức khỏe tâm thần nên chưa tìm kiếm sự giúp đỡ. Trong mỗi gia đình đều có tủ thuố.c để chữa cảm cúm, các bệnh thông thường nhưng ít chú ý đến việc chăm sóc sức khỏe tinh thần.

Bà Giang cho rằng, ở Việt Nam, sau khi đợt dịch COVID-19 lần thứ 4 bùng phát, hoạt động chăm sóc sức khỏe tâm lý cho người dân mới được quan tâm. Đối với trẻ sơ sinh, mẫu giáo và đầu cấp tiểu học, việc cha mẹ qua đời do COVID-19 có thể được cảm nhận như một sự kiện chia cắt, phá hủy sự gắn bó giữa trẻ và người chăm sóc. Nhiều trẻ mồ côi bị sang chấn tâm lý, trầm cảm, mất ngủ nghiêm trọng sau khi mất cha mẹ đột ngột... vẫn chưa đủ dũng cảm đối diện sự thật.

Chia sẻ tại phiên thảo luận về chủ đề "Sức khỏe tâm thần học đường" mới đây, PGS.TS Trần Thành Nam, Trưởng khoa Các Khoa học giáo dục, Trường Đại học giáo dục (ĐHQG Hà Nội) chia sẻ, có tới hơn 40 nghìn người được cho là tự làm hại bản thân hoặc t.ự t.ử trong tháng 8; tỉ lệ t.ự t.ử cao nhất ở thanh, thiếu niên từ 11 đến 17 tuổ.i; trầm cảm, lo âu, rối loạn tâm thần tăng 3-5 lần so với bình thường... Những con số trong khảo sát của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) ở 130 quốc gia cho thấy sự nghiêm trọng của việc chưa quan tâm đúng mức đến chăm sóc sức khỏe tâm thần. Do đó, điều này cần phải thực hiện ngay và không thể trì hoãn.

PGS.TS Trần Thành Nam nhấn mạnh: "Sức khỏe tâm thần học đường" là một thuật ngữ được đề cập nhiều những năm gần đây, đặc biệt trong bối cảnh các vấn nạn tâm lý học đường nghiêm trọng và đại dịch COVID-19. Tuy vậy, từ "tâm thần" trong giao tiếp thường ngày được dùng để chỉ một chứng rối loạn tâm lý hay một loại bệnh. Trong trường học, khi nói đến "sức khỏe tâm thần", không ít người nghĩ đến những trường hợp học sinh có vấn đề rối loạn tâm lý, tự kỷ, tăng động... mà không nhận ra rằng đó là vấn đề ở cả tr.ẻ e.m và người trưởng thành. Không chỉ học sinh, mà cả giáo viên, nhân viên trong nhà trường đều cần quan tâm và chăm sóc "sức khỏe tâm thần". Nhận thức sai lầm sẽ khiến cho quá trình chẩn đoán và chăm sóc không đúng, làm vấn đề trầm trọng thêm.

Học sinh, giáo viên và cả lãnh đạo trong trường học đều phải đối mặt với đề về sức khỏe tâm thần. Chỉ trong 3 năm học bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19, tất cả các trường học đều bị ảnh hưởng: Trường học đóng cửa, dạy học online, cắt giảm nhân sự, giảm thu nhập, bị nhiễm COVID-19, chuyển đổi quản lý từ trực tiếp sang trực tuyến... đã tác động mạnh mẽ, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe thể chất và sức khỏe tâm thần của học sinh, giáo viên và các nhà quản lý trong nhà trường.

Tiến sĩ tâm lý Phạm Thị Thúy, giảng viên Học viện Hành chính quốc gia, chuyên viên tham vấn tâm lý tại Nhà Văn hóa phụ nữ TP HCM cho rằng, nên đặt yêu thương lên hàng đầu trong mọi mối quan hệ. Gia đình, nhà trường cần dạy trẻ yêu thương chính bản thân mình, dạy trẻ trân trọng, chăm sóc bản thân thì mới có khả năng đề phòng và xử trí trước các biến cố...

Chúng ta quên thấu hiểu tâm lý con người

Đôi khi chúng ta không chấp nhận hoặc phán xét các hành vi bất thường, trạng thái cô đơn, những đau khổ vật vã hoặc cố tình vi phạm các quy tắc, chuẩn mực xã hội... nhưng không hề biết rằng, đó chính là các biểu hiện của sự tổn thương sức khỏe tâm thần. Dường như, khi nhắc đến sức khỏe tâm thần, người lớn chỉ nghĩ đến học sinh là đối tượng cần quan tâm, mà quên đi rằng giáo viên và ngay cả chính hiệu trưởng cũng là con người, họ cũng phải đối mặt với các vấn đề tương tự về sức khỏe tâm thần.

Giáo viên, gồm cả các giáo viên giữ vai trò quản lý trong trường học đều phải trải qua những cảm xúc không tích cực trong công việc, như áp lực thành tích trong nhiệm vụ, không cân bằng được thời gian dành cho công việc và gia đình, không hài lòng với môi trường làm việc hoặc ức chế với các thủ tục phiền hà, thời hạn hoàn thành quá gấp, khối lượng công việc quá tải... khiến cho họ căng thẳng, lo âu, sợ hãi, trầm cảm...

Chúng ta có thể không ngờ tới, phương thức giáo dục, nội dung giáo dục cũng có thể là một nguyên nhân dẫn tới sự phát triển lệch lạc về tâm lý, vô tình gây ra những áp lực không cần thiết. Cũng có khi thói quen quá tập trung, coi trọng kiến thức và thành tích khiến cho chúng ta quên mất mục tiêu thể chất, tinh thần mà không còn thời gian cho xây dựng các thói quen tốt cho sự thấu hiểu tâm lý con người".

PGS.TS Trần Thành Nam, Trưởng khoa Các Khoa học giáo dục, Trường Đại học giáo dục (ĐHQG Hà Nội)

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Người soán ngôi Sơn Tùng nói gì trong concert mà khiến 20.000 khán giả "phát điên"?
20:04:23 29/09/2024
Á hậu Việt và cuốn sổ ghi chi tiết từng bữa cafe, trà sữa khi hẹn hò với nam thần showbiz vì sợ một điều
23:20:55 29/09/2024
Bà Nguyễn Phương Hằng xuất hiện, ủng hộ 10 tỷ đồng giúp đỡ đồng bào lũ lụt
20:10:46 29/09/2024
Erik gặp sự cố... rơi quần ngay khi đang biểu diễn trên sân khấu
20:09:15 29/09/2024
Sau concert "Anh Trai Say Hi" là đại hội xin lỗi!
18:53:19 29/09/2024
Vợ muốn diện bikin.i nhưng ngại ánh mắt dòm ngó, đại gia Dubai mạnh tay chi 50 triệu đô mua đứt đảo riêng tặng nàng
18:56:32 29/09/2024
Vợ cũ Bằng Kiều: "Một mình anh Hoài Linh chấp hết mười mấy ca sĩ"
23:18:15 29/09/2024
Phụ huynh phản ánh con bị bắt nạt sau khi tố cô giáo xúc phạm học sinh ở Ninh Bình: Hiệu trưởng nói gì?
19:44:00 29/09/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiề.n bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Nhan sắc gâ.y số.c của Triệu Lệ Dĩnh

Sao châu á

23:26:37 29/09/2024
Trong những bức ảnh cũ đang được dân cư mạng truyền tay nhau, Triệu Lệ Dĩnh thời còn phèn có ngoại hình kém sắc, đường nét trên gương mặt chưa thực sự nổi bật.

Thái độ không ngờ của bà Phạm Kim Dung khi chạm mặt với Hoa hậu Lê Hoàng Phương

Sao việt

23:11:23 29/09/2024
Mối quan hệ giữa Hoa hậu Lê Hoàng Phương và bà Phạm Kim Dung đang nhận được sự quan tâm giữa lúc vướng tin đồn trục trặc .

Tử vi ngày 30/9/2024: Dần may mắn, Mùi hào phóng không cần thiết

Trắc nghiệm

23:08:37 29/09/2024
Tử vi 12 con giáp đầy đủ nhất ngày 30/9/2024, tử vi ngày mới nhận định về công việc, tài chính, tình duyên, sức khỏe của 12 con giáp: Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất, Hợi.

Từ nay 'nhóm nhạc quốc dân' Da LAB không còn nguyên vẹn

Nhạc việt

22:14:27 29/09/2024
Cụ thể, Phương Kào thấy việc hoạt động nhóm không còn phù hợp, muốn phát triển bản thân trên con đường riêng trong âm nhạc.

Lý do Đinh Tiến Đạt 'nhường spotlight' cho đồng nghiệp ở show âm nhạc

Tv show

21:57:17 29/09/2024
Đinh Tiến Đạt không ngại làm mới mình qua các đêm công diễn Anh trai vượt ngàn chông gai . Anh cũng không ngại lui về sau để các đồng nghiệp tỏa sáng.

Barca dùng điều khoản đặc biệt với Szczesny

Sao thể thao

21:34:49 29/09/2024
Đội bóng xứ Catalonia sẽ sử dụng tiề.n lương của Marc-Andre ter Stegen để trả cho Wojciech Szczesny, nhằm đáp ứng quy định tài chính từ ban tổ chức La Liga.

Đồng tiề.n chung BRICS sẽ được bảo đảm bằng vàng

Thế giới

21:09:03 29/09/2024
Trong những năm qua, nhóm các nền kinh tế mới nổi BRICS - hiện bao gồm 10 quốc gia sau đợt kết nạp 5 thành viên mới hồi đầu năm - đã nỗ lực phát triển một đồng tiề.n chung.

Dân mạng phát sốt vì điệu múa lạnh gáy nhất, nhan sắc 2 nữ chính xứng đáng "phong thần"

Hậu trường phim

20:48:04 29/09/2024
Điệu múa quỷ thần của Rima Thanh Vy và Lâm Thanh Mỹ trong phim điện ảnh Cám đang được cư dân mạng nhắc đến nhiều.

Người phụ nữ 36 tuổ.i gánh hậu quả nặng nề sau khi xăm vùng kín ở spa

Sức khỏe

19:48:00 29/09/2024
Sau khi đi xăm hồng quầng vú ở spa gần nhà, người phụ nữ bị tai biến nặng nề ở vị trí xăm, phải vào viện cầu cứu.

Bà Nguyễn Phương Hằng trở lại Đại Nam; nhân vật bí ẩn vụ Trương Mỹ Lan

Pháp luật

19:39:44 29/09/2024
Sự trở lại của bà Nguyễn Phương Hằng, doanh nghiệp đứng sau vụ bắ.n dây chun gây náo động mạng xã hội, tình huống gây chú ý tại vụ xét xử Trương Mỹ Lanlà những tin tức gây chú ý tuần qua.

Bữa tối nhẹ nhàng, ngon miệng với 3 món cực kỳ đơn giản

Ẩm thực

19:39:04 29/09/2024
Trong những ngày bận rộn, một bữa tối đơn giản nhưng ngon miệng có thể mang lại niềm vui và sự ấm áp cho cả gia đình.