Tư vấn mùa thi: Học ở Việt Nam chuyển tiếp ra nước ngoài được không?
Nhiều câu hỏi được đặt ra trong chương trình Tư vấn mùa thi là cơ hội việc làm của ngành trí tuệ nhân tạo; học ở Việt Nam chuyển tiếp ra nước ngoài được không?…
Học sinh tham dự chương trình Tư vấn mùa thi do Báo Thanh Niên tổ chức – ẢNH: ĐÀO NGỌC THẠCH
Học trường nào để có thể chuyển tiếp ra nước ngoài sau khi hết dịch Covid-19, các trường ĐH bổ sung thêm phương thức xét tuyển mới nào… là những thắc mắc được đặt ra trong chương trình Tư vấn mùa thi của Báo Thanh Niên chiều 6.6.
Chương trình được phát sóng trên Đài phát thanh – truyền hình tỉnh Bình Dương, đồng thời trực tuyến trên thanhnien.vn, Facebook.com/Thanhnien và kênh YouTube Báo Thanh Niên.
Điều kiện để học chuyển tiếp…
Video đang HOT
Tại Trường ĐH Quốc tế Sài Gòn, thạc sĩ Cao Quảng Tư, Giám đốc tuyển sinh, chia sẻ: “Năm nay là năm đầu tiên trường xét tuyển dựa vào kết quả kỳ thi đánh giá năng lực của ĐH Quốc gia TP.HCM, bên cạnh phương thức xét học bạ và điểm thi THPT. Trường cũng xét tuyển học sinh tốt nghiệp các trường quốc tế tại Việt Nam có văn bằng chứng chỉ quốc tế. Các em có thể học ở Việt Nam 1 – 2 năm để tránh dịch Covid-19, sau đó nếu có nhu cầu sẽ chuyển tiếp ra nước ngoài”.
Xung quanh việc học trong nước có thể chuyển tiếp ra nước ngoài, một thí sinh băn khoăn: “Em có dự định đi du học nhưng tình hình dịch bệnh nên kế hoạch thay đổi. Em đã tham dự kỳ thi SAT đạt 1.300 điểm, với mức điểm này em có thể xét tuyển vào Trường ĐH Việt Đức không và có thể học tiếp ở nước ngoài không?”.
Tiến sĩ Hà Thúc Viên, Phó hiệu trưởng Trường ĐH Việt Đức, cho biết: “Nếu em đạt 1.150 điểm em sẽ được tuyển thẳng vào trường; với 1.300 điểm thí sinh vừa được tuyển vừa được nhận học bổng. Trường có chương trình trao đổi sinh viên với các trường ĐH Đức và chương trình thực tập năm cuối ở CHLB Đức. Hằng năm tại trường có khoảng 30% sinh viên được nhận học bổng của Viện Trao đổi hàn lâm Đức để học 1 học kỳ cho tới 1 năm học, sau đó có thể tiếp tục học bậc cao hơn như thạc sĩ, tiến sĩ ở quốc gia này”.
Cơ hội việc làm của ngành trí tuệ nhân tạo
Một thí sinh theo dõi chương trình đặt câu hỏi: “Ngành trí tuệ nhân tạo ứng dụng có phù hợp với nữ giới không? Ra trường có dễ kiếm việc?”.
Tiến sĩ Nguyễn Trung Nhân, Trưởng phòng Đào tạo Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM, cho biết: “Xuất phát từ nhu cầu lao động thực tế, được tích hợp giữa các nhóm ngành công nghệ thông tin, điều khiển tự động hóa và nhu cầu phát triển mạnh mẽ của internet, em là nữ có thể học ngành này. Tốt nghiệp, em có thể làm trong các công ty thiết kế hệ thống điều khiển nhúng, thiết kế hệ thống điều khiển thông minh… với mức lương thuộc dạng “tốp” trong nhóm ngành nghề kỹ thuật – công nghệ hiện nay”.
Trả lời cho thắc mắc “Em muốn học ngành công nghệ dệt may, sẽ trở thành một thợ may chuyên nghiệp hay một nhà thiết kế?”, thạc sĩ Nguyễn Thị Xuân Dung, Phó trưởng phòng Tư vấn tuyển sinh – Truyền thông, Trường ĐH Công nghệ TP.HCM, cho hay: “Đây là một ngành đặc thù kết hợp giữa kỹ thuật và thiết kế thời trang. Tốt nghiệp, các em sẽ trở thành kỹ sư, có thể sản xuất, duy trì, vận hành những thiết bị hệ thống trong xưởng may, công ty liên quan đến dệt may…”.
Trước câu hỏi của một học sinh lớp 12 ở TP.Thủ Dầu Một (Bình Dương) về chuyên ngành hướng dẫn viên trong ngành Việt Nam học, tiến sĩ Võ Thanh Hải, Phó hiệu trưởng Trường ĐH Duy Tân, thông tin: “Khi nhập học, các em được chọn chuyên ngành ngay từ đầu. Việt Nam học có chuyên ngành văn hóa du lịch, với các kiến thức chủ yếu về hướng dẫn viên. Sau khi tốt nghiệp, các em hoàn toàn đủ điều kiện để tham gia nghề hướng dẫn viên du lịch. Theo định hướng phát triển kinh tế thì du lịch là ngành trọng điểm của Việt Nam, nên nhu cầu nhân lực luôn luôn cao”.
Lưu ý quan trọng về phương thức xét học bạ vào đại học
Ngày 13.5, trong chương trình tư vấn truyền hình trực tuyến 'Phương thức tuyển sinh chính thức của các trường ĐH', các chuyên gia đã có những lưu ý hết sức quan trọng cho thí sinh trong việc xét tuyển ĐH năm nay.
Các chuyên gia tham dự chương trình tư vấn chiều 13.5 tại Báo Thanh Niên - ĐÀO NGỌC THẠCH
Chương trình được phát trên các kênh: thanhnien.vn, Facebook.com/thanhnien và YouTube Báo Thanh Niên.
Trong thời điểm này, nhiều trường ĐH đã thông báo nhận hồ sơ xét tuyển học bạ bằng cách không xét điểm trung bình học kỳ 2 lớp 12. Vì vậy, gửi thắc mắc đến chương trình, thí sinh (TS) hỏi: "Hiện tại em thấy các trường đã thông báo xét tuyển học bạ. Vậy cách thức công nhận kết quả trúng tuyển như thế nào khi học sinh chưa học xong, chưa thi tốt nghiệp?".
Giải đáp thắc mắc này, tiến sĩ Hà Thúc Viên, Phó hiệu trưởng Trường ĐH Việt Đức, cho biết mỗi trường có cách xét tuyển học bạ khác nhau, TS cần tham khảo kỹ thông tin khi quyết định xét tuyển vào trường nào. Có trường nhận hồ sơ trực tiếp, cũng có trường nhận hồ sơ nộp trực tuyến. Hiện nay Bộ GD-ĐT quy định tất cả các trường ĐH chỉ thông báo trúng tuyển khi TS đã tốt nghiệp THPT. Tuy nhiên, một số trường hiện có phương án khá linh hoạt theo 2 bước. Thứ nhất, khi TS nộp hồ sơ, các trường có thể thông báo danh sách TS "trúng tuyển có điều kiện". Tuy có trong danh sách này, nhưng chỉ đến khi TS đậu kỳ thi tốt nghiệp THPT thì các trường mới thông báo trúng tuyển chính thức".
Cũng tương tự, thạc sĩ Trần Lê Trọng Phúc, Phó trưởng phòng Quản lý đào tạo Trường ĐH Mở TP.HCM, cho biết năm nay trường tăng đến 70% chỉ tiêu cho phương thức xét học bạ. Hiện trường đã mở cổng cho TS xét học bạ. Ngày 15.7, trường thông báo kết quả đủ điều kiện nhập học.
Thạc sĩ Trương Quang Trị, Phó trưởng khoa Du lịch và Việt Nam học, Trường ĐH Nguyễn Tất Thành, cũng cho biết hiện nay TS chưa tốt nghiệp có thể xét học bạ vào trường để "đặt chỗ" theo điểm 5 học kỳ, sau đó nộp giấy chứng nhận tốt nghiệp tạm thời để nhập học.
Tuy nhiên, theo tiến sĩ Võ Thanh Hải, Phó hiệu trưởng Trường ĐH Duy Tân, trường không công bố trúng tuyển "có điều kiện" mà sẽ công bố sau khi Bộ GD-ĐT công bố điểm thi tốt nghiệp THPT.
Theo tiến sĩ Hải, năm nay có điểm mới trong việc xét học bạ vào khối ngành sức khỏe. Theo quy chế tuyển sinh ĐH Bộ GD-ĐT mới công bố, điều kiện cần với các ngành y đa khoa, răng hàm mặt, dược là điểm năm lớp 12 phải loại giỏi hoặc điểm xét tốt nghiệp phải đạt từ 8,0 trở lên, kèm theo điểm từng môn trong tổ hợp môn xét tuyển trong khối ngành này phải đạt 8,0 trở lên (khối điều dưỡng là 6,5 điểm). Vì vậy, không như các ngành học khác, TS xét học bạ khối ngành sức khỏe phải đợi học hết học kỳ 2 lớp 12 mới có thể nộp hồ sơ xét học bạ năm nay. Với Trường ĐH Duy Tân, đây cũng là năm đầu tiên xét học bạ cho ngành y đa khoa, răng hàm mặt với các điều kiện như trên.
Theo thạc sĩ Trương Quang Trị, năm nay Trường ĐH Nguyễn Tất Thành cũng tổ chức kỳ thi riêng. Trong đó, TS cần lưu ý điều kiện tham gia thi của các ngành nhóm khoa học sức khỏe. Với ngành y khoa, dược học, nếu tham dự kỳ thi riêng của trường, học lực lớp 12 của TS xếp loại từ khá trở lên, điểm tốt nghiệp THPT đạt 6,5 trở lên. Riêng ngành y học dự phòng, điều dưỡng, kỹ thuật xét nghiệm y học, học lực lớp 12 xếp loại từ trung bình trở lên, điểm tốt nghiệp THPT đạt 5,5 trở lên.
Phương thức tuyển sinh chính thức của các trường đại học Vào lúc 14 giờ 30 ngày 13.5, Báo Thanh Niên tổ chức chương trình tư vấn trực tuyến truyền hình về chủ đề 'Phương thức tuyển sinh chính thức của các trường ĐH'. Chương trình được phát trên các kênh: thanhnien.vn, Facebook.com/thanhnien và YouTube Báo Thanh Niên. Sau khi Bộ GD-ĐT công bố quy chế tuyển sinh ĐH chính thức năm 2020, các...