Tư vấn mùa thi: Chọn phương thức xét tuyển thông minh
Vì ảnh hưởng của dịch bệnh, việc học và thi của học sinh có nhiều gián đoạn. Vậy học sinh nên chọn phương thức xét tuyển nào để có cơ hội trúng tuyển cao nhất?
Xét học bạ là một trong những phương thức nhiều thí sinh lựa chọn trong năm nay – ẢNH: ĐÀO NGỌC THẠCH
Đây là một trong những nội dung tại chương trình Tư vấn mùa thi do Báo Thanh Niên tổ chức được phát sóng trên Đài phát thanh – truyền hình Long An, đồng thời trực tuyến trên thanhnien.vn, facebook.com/thanhnien và kênh YouTube Báo Thanh Niên. Tại đây, các chuyên gia tư vấn đã có những lời khuyên về cách thức chọn ngành nghề cũng như phương thức xét tuyển.
Thay đổi để thích ứng tình hình
Trong suốt chương trình tư vấn, điều học sinh (HS) quan tâm và đặt câu hỏi nhiều nhất chính là những băn khoăn, lo lắng về dịch bệnh ảnh hưởng đến điểm học tập, điểm thi, cơ hội trúng tuyển vào ngành mong ước.
Tiến sĩ Võ Thanh Hải, Phó hiệu trưởng Trường ĐH Duy Tân, cho biết khác với mọi năm, năm nay tất cả các ngành của trường đều có phương thức xét học bạ. HS có thể yên tâm dù học kỳ 2 năm nay điểm học chưa tốt, do nhiều nguyên nhân khách quan nhưng vẫn có thể sử dụng điểm học bạ năm lớp 11 và học kỳ 1 năm lớp 12 để xét tuyển. Theo tiến sĩ Hải, đây cũng là cách các trường chia sẻ những khó khăn và lo lắng của HS ở thời điểm hiện tại.
Thạc sĩ Nguyễn Thị Xuân Dung, Phó trưởng phòng Tư vấn tuyển sinh và truyền thông, Trường ĐH Công nghệ TP.HCM, cho biết điểm mới trong xét tuyển học bạ năm nay của trường là bên cạnh phương thức xét tuyển theo tổ hợp 3 môn của năm lớp 12, còn bổ sung học bạ 3 học kỳ (năm lớp 11 và học kỳ 1 của lớp 12).
Thạc sĩ Dung cho rằng trong tình hình hiện nay thì phương thức xét tuyển học bạ là một lợi thế và được xem là lựa chọn thông minh. Khi tham gia xét tuyển học bạ, HS đã chủ động được điểm số xét tuyển của mình, vì ngay từ bây giờ HS đã biết được điểm và chủ động lựa chọn ngành học mình yêu thích. Bên cạnh đó, HS có thể dùng thêm đồng thời các phương thức xét tuyển khác để tăng khả năng trúng tuyển.
Có nên chọn học ngành du lịch trong thời điểm này?
Do những ảnh hưởng của dịch Covid-19 đối với khối ngành du lịch nên một vấn đề mà nhiều HS quan tâm là có nên chọn ngành du lịch dự thi năm nay hay không.
Video đang HOT
Thạc sĩ Ngô Thị Quỳnh Xuân, Hiệu trưởng Trường CĐ nghề Du lịch Sài Sòn, thừa nhận dịch bệnh đã ảnh hưởng rất nhiều đến ngành du lịch, thế nhưng đây là ngành được đánh giá là phục hồi nhanh nhất trong các ngành chịu ảnh hưởng khác. Du lịch nội địa đang được kích cầu, bên cạnh đó, nước ta đã thông qua 80 quốc gia sẽ phát hành visa điện tử. Sau đợt dịch này, du lịch nội địa sẽ phát triển mạnh như chiếc lò xo bị dồn nén lâu ngày và khách quốc tế cũng sẽ chọn VN như một điểm đến an toàn.
Bên cạnh thay đổi phương thức tuyển sinh, thạc sĩ Cao Quảng Tư, Giám đốc tuyển sinh Trường ĐH Quốc tế Sài Gòn, cho biết trường sẽ xét tuyển thêm 4 chuyên ngành mới. Trong đó, khối ngành khoa học máy tính có thêm chuyên ngành an ninh mạng và mạng máy tính; khối ngành quản trị kinh doanh có thêm chuyên ngành thương mại điện tử, logistics và quản trị chuỗi cung ứng.
“Đây là những ngành đang có xu thế rất lớn trên thị trường lao động hiện nay, đặc biệt là logistics và quản trị chuỗi cung ứng thì trong 3 năm gần đây thí sinh quan tâm rất nhiều. Thí sinh cũng có thể chọn một ngành học mới để tăng thêm cơ hội”, thạc sĩ Tư chia sẻ.
Một HS ở Long An đặt câu hỏi: “Bạn bè ai cũng chuẩn bị nộp hồ sơ xét tuyển đại học, nhưng khả năng của em chỉ học cao đẳng, kiếm một nghề cho chắc. Vậy có trường cao đẳng nào xét học bạ mà có thể biết ngay kết quả không, để em khỏi phải lo lắng?”. Tiến sĩ Trần Mạnh Thành, Phó hiệu trưởng Trường CĐ Bách Việt, cho biết trường có thể công bố ngay việc các em có đậu hay không. Vì hiện nay trường tuyển sinh nhiều đợt trong một năm, nên cứ xét tuyển vào một ngành mà đủ lớp theo quy chế 35 người/lớp là sẽ bắt đầu đào tạo ngay. Vì thế nhà trường sẽ không để các em phải chờ đợi.
Nhiều cơ hội lẫn thách thức về ngành công nghệ thông tin
Là nhóm ngành đang được Bộ GD-ĐT tạo nhiều cơ chế đặc biệt, có nhiều cơ hội việc làm, người theo học ngành công nghệ thông tin có những lưu ý gì khi chọn học để khi ra trường có cơ hội thăng tiến cao?
Các chuyên gia chia sẻ những điều cần quan tâm khi sinh viên theo học ngành CNTT - Đào Ngọc Thạch
Những nội dung này có trong chương trình Tư vấn truyền hình trực tuyến "Chọn ngành học tương lai với nhóm ngành công nghệ - công nghệ thông tin" do Báo Thanh Niên tổ chức ngày 27.2, được phát trên các kênh: thanhnien.vn, Facebook.com/thanhnien và YouTube Báo Thanh Niên.
Thiếu nhân lực trầm trọng
Đề cập tầm quan trọng của nhóm ngành công nghệ thông tin (CNTT), thạc sĩ Nguyễn Thị Xuân Dung, Phó trưởng phòng Tư vấn tuyển sinh - truyền thông Trường ĐH Công nghệ TP.HCM, cho biết CNTT ảnh hưởng đến tất cả lĩnh vực ngành nghề, dù doanh nghiệp hoạt động lĩnh vực nào cũng sử dụng ứng dụng của CNTT. Nhà nước cũng có chính sách đặc biệt đối với ngành này. Năm 2018, Bộ GD-ĐT đã cho phép các trường ĐH được áp dụng đào tạo đặc thù khối ngành này. Trong đó, Bộ cũng nhấn mạnh các trường liên kết chặt chẽ với doanh nghiệp để tăng tính thực hành cho nhóm ngành này.
Thạc sĩ Dung cũng cho biết theo thống kê của Bộ GD-ĐT, hiện nay có 153 trường đào tạo nhóm ngành CNTT, mỗi năm cung cấp khoảng 150.000 sinh viên tốt nghiệp. Nhưng trong đó, chỉ có khoảng 30% ra trường có thể làm việc ngay, còn lại phải học thêm, đào tạo thêm mới có thể làm việc. Vì vậy, nhu cầu nhân lực chất lượng cao rất nhiều. Theo dự báo, nhu cầu nhân lực tiếp tục tăng và đang thiếu trầm trọng. Qua đó có thể thấy triển vọng ngành này nên số lượng các bạn trẻ đăng ký học tại các trường ĐH khá cao.
Tiến sĩ Võ Thanh Hải, Phó hiệu trưởng Trường ĐH Duy Tân, cũng cho biết tỷ lệ chọi nhóm ngành CNTT năm 2019 là 1/4. Năm nay cũng là năm đầu tiên Bộ GD-ĐT cho phép các ngành này được phép tuyển vượt năng lực theo cơ chế đào tạo ưu tiên. Bộ cũng đã có công văn gửi các trường ĐH, học viện, chính thức cho phép áp dụng cơ chế đặc thù đào tạo các ngành thuộc lĩnh vực này trình độ ĐH. Theo đó, sinh viên đang học ĐH các ngành khác được chuyển sang học CNTT ở các trường có đào tạo ngành này.
Theo tiến sĩ Vũ Quốc Huy, Phó trưởng phòng Đào tạo Trường ĐH Việt Đức, một cơ hội khác dành cho người học CNTT là trong thời gian gần đây, có rất nhiều phong trào khởi nghiệp. Trong đó, khoảng 90% doanh nghiệp khởi nghiệp có liên quan đến CNTT. Tiềm năng ngành này rất lớn.
Thạc sĩ Hồ Thanh Tình, Phó giám đốc Trung tâm tư vấn tuyển sinh Trường ĐH Nguyễn Tất Thành, cho rằng ngành CNTT chưa bao giờ hết nóng. Trước đây, chúng ta chỉ gia công phần mềm cho nước ngoài, còn bây giờ nhiều công ty tự sản xuất. Hiện các chuyên ngành như lập trình viên, phân tích dữ liệu, chuyên gia bảo mật... có nhu cầu rất lớn.
"Không chỉ riêng trường ĐH trong nước mới chú trọng đào tạo nhân lực cho nước nhà mà ngay những năm trước một số tập đoàn CNTT có uy tín của thế giới cũng đã vào VN mở các ngành đào tạo để phát triển nguồn nhân lực lĩnh vực này", thạc sĩ Đường Anh Tân, Giám đốc Trung tâm thực hành Trường CĐ Đại Việt Sài Gòn, chia sẻ.
Những tố chất cần thiết để theo đuổi ngành học
Theo thạc sĩ Nguyễn Thị Xuân Dung, những điều này là cơ hội nhưng cũng là thách thức. Đó là cạnh tranh. Nếu theo học ngành CNTT, người học có giá trị nhưng cũng cần nội lực để khẳng định mình.
Tiến sĩ Nguyễn Trung Nhân, Trưởng phòng Đào tạo Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM, cũng cho biết năm 2020, rất nhiều trường ĐH còn mở thêm các ngành liên quan nhóm ngành CNTT như: internet vạn vật (IoT), khoa học dữ liệu, trí tuệ nhân tạo... Nhóm ngành này có sự cạnh tranh cao, lại đòi hỏi việc học tập suốt đời. Những người làm CNTT phải thường xuyên cập nhật kiến thức mới. Khi ra trường, nếu lười biếng cập nhật thì sẽ ít có thành công trong công việc. "Học ngành này sẽ vất vả hơn nhiều ngành khác để có thể khẳng định mình. Nhưng lương nhóm ngành này vẫn nằm trong nhóm cao nhất. Trong 5 - 10 năm tới, nhóm ngành này vẫn còn nhu cầu nhân lực rất cao", tiến sĩ Nhân chia sẻ.
Nhiều thí sinh gửi câu hỏi trực tiếp đến chương trình hỏi về những tố chất cần thiết để học nhóm ngành CNTT? Thách thức đối với nữ so với nam khi học có nhiều không?
Thạc sĩ Nguyễn Thị Xuân Dung cho biết: "Trong rất nhiều ngành nghề, chỉ vài ngành có tính đặc thù theo giới tính. CNTT không phân biệt nữ hay nam. Chỉ cần giỏi khoa học tự nhiên, có tư duy logic, có tính cẩn thận, ham học hỏi và liên tục trau dồi kiến thức".
Tiến sĩ Phan Ngọc Hoàng, Phó trưởng khoa phụ trách khoa Công nghệ kỹ thuật - nông nghiệp công nghệ cao Trường ĐH Bà Rịa-Vũng Tàu, cho rằng nữ học CNTT thì còn ưu điểm hơn nam giới vì các bạn nữ cẩn thận, chỉn chu hơn.
Những ngành thuộc nhóm CNTT tại các trường
Trường ĐH Công nghệ TP.HCM: ngành CNTT phân làm 3 chuyên ngành (mạng máy tính và truyền thông, công nghệ phần mềm, hệ thống thông tin). Ngoài ra có 2 ngành liên quan (an toàn thông tin, hệ thống thông tin quản lý).
Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM: đào tạo 6 ngành, trong đó năm 2020 mở 3 ngành mới là khoa học dữ liệu, IoT và trí tuệ nhân tạo, kỹ thuật máy tính.
Trường ĐH Việt Đức: khoa học máy tính, kỹ thuật điện và CNTT.
Trường ĐH Mở TP.HCM: khoa học máy tính (đại trà và chất lượng cao), CNTT, hệ thống thông tin quản lý.
Trường ĐH Nguyễn Tất Thành: kỹ thuật phần mềm, mạng máy tính và truyền thông dữ liệu.
Trường CĐ Đại Việt Sài Gòn: CNTT, công nghệ kỹ thuật điện tử - truyền thông.
Trường ĐH Duy Tân (Đà Nẵng): CNTT gồm 3 chuyên ngành (công nghệ phần mềm, kỹ thuật mạng, hệ thống thông tin), trí tuệ nhân tạo.
Trường ĐH Bà Rịa-Vũng Tàu: CNTT, công nghệ phần mềm quản trị mạng, an toàn thông tin.
Trường ĐH Kinh tế - Tài chính TP.HCM: CNTT, thương mại điện tử, công nghệ truyền thông.
Theo Thanh niên
Phương thức xét tuyển nào ngoài điểm thi tốt nghiệp THPT? Hôm nay 6.5, Báo Thanh Niên tổ chức chương trình tư vấn trực tuyến truyền hình về chủ đề 'Phương thức xét tuyển khác ngoài điểm thi tốt nghiệp THPT'. Chương trình được phát sóng tại: thanhnien.vn, Facebook.com/thanhnien và YouTube Báo Thanh Niên. Tham gia buổi trực tuyến, đại diện các trường ĐH sẽ thông tin chi tiết những điều chỉnh trong phương...