Tư vấn loãng xương, chẩn đoán và điều trị
Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM tổ chức chương trình “Tư vấn loãng xương, chẩn đoán và điều trị”, dành cho những người có vấn đề về loãng xương…
Shutterstock
Nhằm cung cấp cho cộng đồng kiến thức y khoa và cập nhật những phương pháp mới trong điều trị loãng xương, Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM tổ chức chương trình “Tư vấn loãng xương, chẩn đoán và điều trị”, dành cho những người có vấn đề về loãng xương, người có nhu cầu tìm hiểu thông tin về bệnh lý này.
Chương trình diễn ra từ 7 giờ 30 – 10 giờ 30 ngày 23.12, tại giảng đường 3A, lầu 3, khu A, Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM (215 Hồng Bàng, P.11, Q.5, TP.HCM).
Video đang HOT
Bệnh viện dành tặng 50 phiếu khám miễn phí và 50 phiếu chụp X-quang cột sống miễn phí vào ngày diễn ra chương trình cho 100 người đăng ký sớm nhất qua số điện thoại (028) 3952 5449 – (028) 3952 5422.
Theo thanhnien
Nguy cơ loãng xương ở người trên 30 tuổi
Nữ bệnh nhân 38 tuổi đến khám tại Bệnh viện Đại học Y Dược TP HCM trong tình trạng đau lưng, gầy yếu, suy kiệt, teo cơ tứ chi.
Bác sĩ chẩn đoán người bệnh bị loãng xương nặng, gãy xẹp nhiều đốt sống ngực, đốt sống thắt lưng, đái tháo đường, suy thượng thận do tác dụng phụ của thuốc chứa corticoids.
Cách đây 4 năm, bệnh nhân đã điều trị lupus ban đỏ với triệu chứng đau các khớp, nổi ban ở vùng mặt, loét miệng, rụng tóc. Chị không tái khám mà uống thuốc bên ngoài theo toa thuốc trước đó của bác sĩ. Sau một thời gian sử dụng, người bệnh sụt cân, mất ngủ, tình trạng đau lưng ngày càng nghiêm trọng.
Bác sĩ Cao Thanh Ngọc, Phụ trách Khoa Nội cơ xương khớp, Bệnh viện Đại học Y Dược TP HCM cho biết sau khi điều trị bệnh và cắt liều corticoids, đường huyết của bệnh nhân đã ổn định, cân nặng cải thiện và xương không gãy thêm.
Bác sĩ đang thăm khám cho người bệnh. Ảnh: N.P
"Trước đây, loãng xương là bệnh phổ biến ở phụ nữ sau mãn kinh và người lớn tuổi. Hiện nay, người trẻ ngoài 30 tuổi cũng có nguy cơ cao mắc bệnh", bác sĩ Ngọc cho hay.
Nguyên nhân gồm bệnh lý nội tiết, viêm khớp dạng thấp, hội chứng kém hấp thu, những bệnh mạn tính về khớp hoặc bệnh tự miễn như lupus. Sử dụng các loại thuốc như corticoids, thuốc chống co giật... làm tăng nguy cơ gây bệnh.
Bên cạnh đó, nhiều người trẻ lười vận động, sử dụng đồ uống có cồn, cà phê, thuốc lá, ăn kiêng, che chắn quá kỹ mỗi khi ra ngoài nên da không có điều kiện tiếp xúc với ánh nắng mặt trời dẫn đến thiếu vitamin D trầm trọng. Tất cả yếu tố này làm ảnh hưởng đến quá trình hấp thu, trao đổi chất của cơ thể, gây mất cân bằng giữa quá trình tạo xương, hủy xương và dẫn đến loãng xương.
Theo bác sĩ Ngọc, loãng xương gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống của người bệnh. Ở người trẻ đang trong độ tuổi lao động lại càng ảnh hưởng lớn đến công việc và sự nghiệp.
"Loãng xương khiến người bệnh đau đớn, mệt mỏi, dẫn đến gãy xương, tăng nguy cơ tàn phế, tử vong, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh, gia đình và xã hội", bác sĩ Ngọc nói.
Để phòng ngừa bệnh, người dân cần bổ sung đầy đủ canxi, vitamin D, các dưỡng chất cần thiết cho cơ thể theo lứa tuổi và tình trạng sức khỏe. Thường xuyên vận động và tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, hạn chế hút thuốc, uống đồ có cồn, uống thuốc không rõ nguồn gốc hoặc tự ý mua thuốc uống.
Sáng 23/12, Bệnh viện Đại học Y Dược TP HCM tặng 50 phiếu khám và 50 phiếu chụp X-quang cột sống miễn phí cho người có vấn đề về loãng xương. Đăng ký: (028) 3952 5449 - (028) 3952 5422.
Cẩm Anh
Theo VNE
7 điều ít người biết về loãng xương Loãng xương (osteoporosis) là tình trạng bệnh đặc trưng bởi khối xương thấp dẫn đến tăng nguy cơ gãy cổ xương đùi, cổ tay hoặc cột sống. Đây được cho là căn bệnh phổ biến nhất ở người và thực sự có thể rút ngắn tuổi thọ. 10 triệu người Mỹ hiện đang bị loãng xương và hơn 18 triệu người có nguy...