Từ vận động viên cầu lông cao 1m85 trở thành sinh viên Kế toán
Nguyễn Phạm Tuấn Thành, sinh năm 2001, quê Thái Bình, chàng trai trẻ không chỉ sở hữu chiều cao 1m85 mà còn gây ấn tượng với vẻ ngoài điển trai. Hiện anh chàng đang học chuyên ngành Kế toán doanh nghiệp, Học viện Tài chính.
Ngày bé, Thành ước mơ trở thành thẩm phán. Thời điểm ấy, đối với anh chàng, đó là khao khát được hóa thành một người tài giỏi, oai phong và bảo vệ công lý. Lên cấp 3, sau một thời gian học tập và được thầy cô định hướng, Thành quyết định lựa chọn theo kinh tế vì phù hợp năng lực, tính cách của bản thân.
Từng làm lớp trưởng và bí thư đoàn trường ở những năm tháng Trung học phổ thông, Tuấn Thành được bạn bè tín nhiệm làm bí thư của lớp khi bước chân vào giảng đường đại học. Với sự năng động và nhiệt huyết, anh chàng tham gia thích cực các hoạt động ngoại khóa, công tác đoàn và câu lạc bộ ở trường.
Bước sang môi trường mới, Thành thử sức tham gia CLB Thời trang và Nghệ thuật – DAC, Học viện Tài chính. “Đây là một lĩnh vực mới lạ và mình rất có hứng thú. Chính vì vậy mình muốn tham gia để thử thách và khám phá xem bản thân có thể làm được đến đâu”, anh chàng chia sẻ.
Bén duyên với nghệ thuật từ thời điểm đấy, Thành mạnh dạn đăng ký casting, tham gia làm diễn viên, người mẫu. Hiện tại, anh chàng còn làm mẫu ảnh cho một vài dự án nhỏ. Luôn làm việc với thái độ cầu tiến và học hỏi, thay đổi làm mới bản thân hàng ngày, Tuấn Thành tiếp cận lĩnh vực mới với sự cầu tiến và quyết tâm lớn. Ngoài ra, anh còn làm chuyên viên tư vấn ở ngân hàng TP Bank để nâng cao kỹ năng mềm và phát triển bản thân mình tốt hơn hàng ngày.
Trước đây, Thành đã từng là vận động viên cầu lông được đào tạo chuyên nghiệp. Anh chàng đã từng tham dự và thi đấu tại các giải cấp quốc gia. Tuy nhiên, giấc mơ với quả cầu tạm gác lại bởi một chấn thương, Thành không may gặp phải trong một trận đấu. Kể từ đó, Thành chia tay với cầu lông và tập trung vào việc học.
“Ở mỗi thời điểm, bản thân mình sẽ gặp phải những vấn đề khác nhau. Tuy nhiên mình đã luôn có gia đình và bạn bè luôn sẵn sàng kéo mình đứng dậy. Có ba người phụ nữ ảnh hưởng rất lớn trong cuộc đời mình, đó là mẹ, cô giáo chủ nhiệm năm cấp 2 và cấp 3″, Thành tâm sự.
Trưởng thành từ sự yêu thương, chăm sóc và định hướng kỹ càng của mẹ, Tuấn Thành luôn cảm thấy tự hào và may mắn. Điều quý giá nhất với anh chàng đó chính là luôn được mẹ tin tưởng và ủng hộ hết lòng.
Nhắc đến hai cô giáo chủ nhiệm năm cấp 2 (cô Kim Anh) và cấp 3 (cô Hương), Thành hồi tưởng về quãng thời gian hiếu động tuổi trẻ. “Mình lúc đó còn là đứa trẻ nghịch ngợm hơn so với những người bạn đồng trang lứa. Chính sự tâm lý và giáo dục nghiêm khắc của các cô đã cảm hóa bản thân mình thay đổi theo chiều hướng tính cực hơn”.
Đối với Thành, khoảnh khắc khó khăn nhất trong đời là thời gian vừa ra Hà Nội để học tập. Môi trường mới với nhiều điều lạ lẫm đã khiến cho anh chàng phải mất một thời gian để tìm lại sự cân bằng. Bằng sự cố gắng và phấn đấu, Thành dễ dàng vượt qua những rào cản và thử thách trước mắt.
Video đang HOT
Trong thời gian tới, Tuấn Thành mong muốn ghi dấu tuổi thanh xuân của mình bằng một số thành tích qua các cuộc thi được tổ chức ở trường. Bên cạnh đó, anh chàng cũng sẽ học thêm một số kỹ năng và kiến thức để phát triển và làm mới bản thân hàng ngày.
Choáng với cảnh sinh viên 1 trường đại học ở Hà Nội đứng dài cả km từ 6h sáng
Hàng trăm sinh viên đứng xếp hàng từ lúc mờ sáng và nối đuôi nhau dài đến cả km khiến nhiều người không khỏi tò mò.
Thời sinh viên chắc hẳn là những kỷ niệm đẹp sẽ không bao giờ quên với mọi người. Nhiều người kể về sinh viên là nhớ ngay đến những trò nghịch ngợm tung trời khiến nhiều người cười lăn lộn, những buổi trốn tiết học phải lén nhờ người điểm danh hộ mà vẫn bị thầy cô phát hiện... Và cũng có không ít hình ảnh những bạn "mọt sách", chăm chỉ học hành, suốt ngày thấy cầm sách trên tay và làm bạn với thư viện.
Tuy nhiên, số học sinh chăm chỉ đến thư viện chỉ là số ít. Một cảnh tượng "lạ" mới đây xảy ra ở một ngôi trường nọ đã khiến ai nấy phải mắt tròn mắt dẹt.
Hình ảnh và clip được chụp lại vào sáng 13/10 tại trường Học viện Tài chính (Số 58 Lê Văn Hiến, phường Đức Thắng, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội). Theo chia sẻ của một sinh viên của trường, vào đúng 8h thư viện sẽ mở cửa để sinh viên mượn giáo trình. Vì vậy, ngay từ lúc 6h đã có rất đông sinh viên đứng xếp hàng để chờ mở cửa.
Cảnh tượng này được cho là rất lạ đối với nhiều trường đại học nhưng với sinh viên Học viện Tài chính thì lại rất quen thuộc.
Sinh viên xếp thành hàng dài.
Nhiều bạn phải thức dậy từ sáng sớm.
Được biết, trong năm học thì sẽ có 4 lần sinh viên xếp hàng chờ mượn giáo trình. Thời gian kéo dài từ 1-2 tuần đầu tiên của gia đoạn học phần mới.
Thư viện sẽ chia ra mỗi ngày trong tuần sẽ 1 khóa đến mượn để tránh lượng sinh viên quá đông. Ngày 13/10 là lịch của sinh viên năm thứ 3, khóa 56 của trường.
Cũng theo chia sẻ bạn sinh viên này, dù lượng sinh viên mượn sách khá đông nhưng nhà trường vẫn đáp ứng được hầu hết cho các sinh viên.
Thông báo mượn giáo trình.
Mỗi năm có đến 4 lần sinh viên lại nối đuôi nhau xếp hàng mượn sách.
Dù nhiều sinh viên mượn sách nhưng nhà trường hoàn toàn đáp ứng đủ.
Sinh viên trường Học viện Tài chính học hệ 4 năm và đào tạo theo tín chỉ. Năm học mới này, sinh viên các khóa nhập học từ 1/8. Sinh viên năm nhất chính thức tập trung vào ngày 12/10 vừa qua.
Học viện Tài chính.
Học viện Tài chính hiện có 6 ngành học với 22 chuyên ngành đào tạo:
1. Ngành Tài chính - Ngân hàng, gồm 12 chuyên ngành:
Quản lý tài chính công (Mã chuyên ngành 01)
Thuế (Mã chuyên ngành 02)
Tài chính Bảo hiểm (Mã chuyên ngành 03)
Hải quan & Nghiệp vụ ngoại thương (Mã chuyên ngành 05)
Hải quan & Logistics (Mã chuyên ngành 06)
Tài chính quốc tế (Mã chuyên ngành 08)
Phân tích tài chính (Mã chuyên ngành 09)
Tài chính doanh nghiệp (Mã chuyên ngành 11)
Ngân hàng (Mã chuyên ngành 15)
Thẩm định giá & Kinh doanh bất động sản (Mã chuyên ngành 16)
Phân tích chính sách tài chính (Mã chuyên ngành 18)
Đầu tư tài chính (Mã chuyên ngành 19)
2. Ngành Kế toán, gồm 3 chuyên ngành:
Kế toán doanh nghiệp (Mã chuyên ngành 21)
Kiểm toán (Mã chuyên ngành 22)
Kế toán công (Mã chuyên ngành 23)
3. Ngành Quản trị Kinh doanh, gồm 2 chuyên ngành:
Quản trị doanh nghiệp (Mã chuyên ngành 31)
Marketing (Mã chuyên ngành 32)
4. Ngành Hệ thống Thông tin quản lý, 11 chuyên ngành:
Tin học Tài chính kế toán (Mã chuyên ngành 41)
5. Ngành Ngôn ngữ Anh, 1 chuyên ngành:
Tiếng Anh Tài chính - Kế toán (Mã chuyên ngành 51)
6. Ngành Kinh tế, gồm 3 chuyên ngành:
Kinh tế và Quản lý nguồn lực tài chính (Mã chuyên ngành 61)
Kinh tế đầu tư tài chính (Mã chuyên ngành 62)
Kinh tế - Luật (Mã chuyên ngành 63)
Điểm chuẩn Học viện Tài Chính năm 2020.
Năm 2020, Học viện Tài chính thông báo điểm trúng tuyển hệ đại học chính quy với điểm cao nhất là 32.70 điểm của ngành Ngôn ngữ Anh. Một số ngành lấy điểm thấp hơn là Kinh tế, Quản trị kinh doanh, Hệ thống thông tin quản lý... dao động từ 24 - 26 điểm.
Học viện Tài chính công bố đề án tuyển sinh năm 2020 Học viện Tài chính vừa công bố Đề án tuyển sinh năm 2020. Theo đó, năm 2020, Học viện có tổng chỉ tiêu tuyển sinh là 4.200 học viên. Trong đó, đó xét tuyển thẳng học sinh giỏi ở bậc THPT, xét tuyển kết hợp Chứng chỉ tiếng Anh quốc tế với kết quả thi THPT năm 2020 ít nhất 50%, số còn...