Tù túng học sinh ở nội trú

Phần lớn cơ sở nội trú của các trường phổ thông ngoài công lập tại TP.HCM đều chật chội, kém an toàn và dễ có nguy cơ gây dịch bệnh.

35m2 và 34 người

Cơ sở 3B của Trường THPT tư thục Nguyễn Khuyến có hơn 2.000 học sinh (HS) với 56 phòng học và 52 phòng nội trú.

Khi bước vào dãy phòng nội trú, điều đầu tiên chúng tôi cảm nhận là tối tăm và chật hẹp. Mỗi phòng ở có diện tích chỉ khoảng 35m2 nhưng có tới 33 HS và 1 quản nhiệm với 11 chiếc giường sắt xếp thành 3 tầng, thêm 1 giường của thầy quản nhiệm. Mỗi chiếc giường bề ngang chỉ khoảng 0,8m và gắn sát nhau thành một dãy. Lối đi chung cũng chỉ hơn 1m. Chưa hết, HS ngủ ở giường tầng 3 mỗi lần lên xuống đều phải chịu cảnh khom lưng vì khoảng cách giữa giường tầng thứ 3 và trần nhà chỉ khoảng 1m. HS không có chỗ phơi quần áo nên cứ treo la liệt tại hành lang trước phòng nội trú.

Trần nhà trang bị vài ba quạt trần, vách thì có thêm vài cái quạt treo tường. Trao đổi với chúng tôi, nhiều HS cho biết, vào mỗi trưa nắng nóng, dù mở quạt vù vù nhưng cũng khó lòng ngủ được vì mồ hôi chảy như “mưa ruộng cày”.

Phụ huynh khi chọn trường thường căn cứ vào tỷ lệ tốt nghiệp THPT, đậu ĐH-CĐ chứ ít quan tâm tới vấn đề nội trú. Một phụ huynh có con đang theo học tại Trường Nguyễn Khuyến ngậm ngùi: “Xin cho con vào được trường có nhiều thủ khoa, tỷ lệ tốt nghiệp THPT 100% là mừng hết lớn. Đến khi con phản ánh thì mới biết thực hư về vấn đề nội trú của trường. Dù điều kiện nội trú kém như vậy, nhưng hằng tháng trường thu mỗi HS khoảng 6 triệu đồng”.

Nhiều trường ngoài công lập có nội trú cũng lâm vào tình cảnh tương tự. Chẳng hạn cơ sở Trường THCS-THPT tư thục Đăng Khoa tại đường Nguyễn Đình Chính, Phú Nhuận khoảng 1.000m2. Phòng ốc xây dựng tạm bợ, đồ đạc để ngổn ngang dọc theo lối đi vào trường, sân nhỏ mà phần lớn dùng cho hoạt động của căn tin, HS của trường phải tập thể dục ngay lối đi vào trường. Phòng nội trú khoảng 35m2 nhưng có tới 18 giường.

Giáo sư Trần Hữu Tá – Hiệu trưởng Trường THPT tư thục Trương Vĩnh Ký, cho biết: “Khách quan mà nói, số lượng trường chăm lo tới vấn đề nội trú như: an toàn, vệ sinh, tạo được sân chơi hiệu quả cho HS chỉ đếm được trên đầu ngón tay”.

Nguy cơ dịch bệnh

Video đang HOT

Môi trường chật hẹp, điều kiện vệ sinh không tốt nên ở những nơi này dễ dẫn tới tình trạng dịch bệnh.

Vào năm 2009, tại Trường THPT Ngô Thời Nhiệm (Q.9) và Nguyễn Khuyến (cơ sở 3B, Q.Tân Bình) đã xảy ra dịch cúm A/H1N1 với hàng chục HS nhiễm. Gần đây nhất, vào tháng 12.2011, cũng tại cơ sở vừa nêu của Trường Nguyễn Khuyến, rất đông HS bị mạt cắn. Trường phải xử lý thuốc trong nhiều tuần liền mới có thể chấm dứt tình trạng này. Ông Trần Khắc Huy – Trưởng phòng Công tác HS sinh viên, Sở GD-ĐT TP.HCM cho biết: “Môi trường nội trú như hiện nay rất dễ xảy ra dịch bệnh. Và khi có dịch, mức độ lây lan sẽ khó lường”.

Tù túng học sinh ở nội trú - Hình 1

HS nội trú thường phải chịu cảnh chật hẹp, thiếu điều kiện. Ảnh chụp tại THPT tư thục Nguyễn Khuyến (CS 3B, Q.Tân Bình)

Bác sĩ Trần Phủ Mạnh Siêu -Giám đốc Trung tâm y tế dự phòng TP.HCM, thông tin: “Điều kiện nội trú chật hẹp, thiếu an toàn vệ sinh sẽ dễ dẫn tới nhiều bệnh dịch. Ví dụ như trong mùa đông xuân này, đang xuất hiện bệnh “viêm não mô cầu”. Đây là loại bệnh dễ lây trong môi trường nội trú (lây qua đường hô hấp). Bệnh cúm như: H5N1, H1N1, ghẻ cũng dễ phát sinh và lây lan, vì ký sinh trùng lây qua đường tiếp xúc da, chăn mền…”.

Không có căn cứ để xử phạt

Theo ông Trần Khắc Huy, hiện nay Bộ GD-ĐT có ban hành quy chế về HS, SV nội trú ở các trường ĐH-CĐ, TCCN nhưng không có trường phổ thông. Trên thực tế cũng chưa có một quy định cụ thể nào về phòng ốc, diện tích tối thiểu hoặc sân chơi cho các trường có tổ chức nội trú. “Trong quá trình đi kiểm tra các trường, nếu thấy điều kiện vệ sinh kém, chật hẹp, Sở cũng chỉ nhắc nhở để khắc phục tốt hơn. Chứ thật sự, nếu có xử phạt thì chúng tôi không biết căn cứ vào đâu để thực hiện vì không có quy chế hay quy định gì về vấn đề này”, ông Huy cho biết thêm.

Chính vì vậy, dù bị nhắc nhở lãnh đạo nhiều trường cũng chẳng ngại. Giáo sư Trần Hữu Tá cho rằng: “Cần phải có một quy định cụ thể về điều kiện nội trú, diện tích, vệ sinh, phòng ốc… Từ đó, nếu trường nào không thực hiện theo đúng quy định thì chịu xử phạt, có như vậy mới chấm dứt tình trạng be bét ở nội trú như hiện nay”. Còn ông Huy thì khẳng định: “Bộ GD-ĐT cần có hướng dẫn, quy định về chuyện này. Và phải có chế tài thì mới có thể xử lý nghiêm các trường vi phạm”.

Những nỗ lực Bên cạnh đó cũng có một số trường chú trọng tới chỗ ở của HS. Chẳng hạn Trường THPT tư thục Trương Vĩnh Ký (Q.11) có 663 HS sinh hoạt trong một ký túc xá 6 tầng, mỗi tầng 5 phòng, mỗi phòng chứa khoảng 20 HS (diện tích phòng từ 48-58m2). Mỗi lầu có tới 12 nhà vệ sinh, phòng tắm. Giường ngủ thiết kế 2 tầng, có nệm. Ngoài ra, mỗi tầng có khoảng không gian chừng 40m2 để HS tham gia sinh hoạt, vui chơi vào các ngày lễ, ngày cuối tuần. Trường THPT tư thục Đại Việt (Q.Gò Vấp) vừa hoàn thành xây dựng cơ sở mới trên diện tích 6.000m2 ở Q.Gò Vấp. Bà Cao Ngọc Sa – Hiệu trưởng, cho biết: “Trong tháng này, chúng tôi sẽ chuyển hơn 400 HS nội trú sang cơ sở mới. Đây là cơ sở có hồ bơi, sân bóng rổ, bóng chuyền, phòng tập đa năng… nhằm phục vụ nhu cầu vui chơi, giải trí cho HS”

Theo TNO

Đắng lòng nhìn học sinh ăn bữa cơm chưa đến 3 ngàn đồng

Ở cái thời giá cả tăng cao, 3.000 đồng chưa đủ mua một bó rau, vậy mà lâu nay hơn 60 học sinh nội trú Trường THCS Lơ Pang (xã Lơ Pang, huyện Mang Yang, Gia Lai) đã và đang sống chỉ với chưa đầy 3.000 đồng/bữa ăn.

Lơ Pang là một xã nghèo vùng 3 của huyện Mang Yang với hầu hết là người dân tộc Bahnar sống chủ yếu bằng nghề nông. Vì hoàn cảnh khó khăn nên hầu hết trong số 268 học sinh của trường đều phải nhịn ăn sáng, đi bộ vài km đường đồi núi để đến trường. Trong đó có hơn 60 học sinh đến từ 3 làng A Lao, Bờ Dầu và Đắk Lá, với khoảng cách từ nhà đến trường chừng 10km đường đồi núi. Đặc biệt, để vào và ra được làng Bờ Dầu không phải là đơn giản, bởi đây là ngôi làng được bao bọc bởi những dãy núi cao, phải đi bộ vào rất khó khăn, làng lại nằm sâu phía dưới nên nơi đây không hề có sóng điện thoại.

Đắng lòng nhìn học sinh ăn bữa cơm chưa đến 3 ngàn đồng - Hình 1


Những khó khăn trên đã ảnh hưởng rất nhiều đến chuyện học của các học sinh trong làng. Không phương tiện đi lại, đường xá khó khăn, quãng đường đến trường khá xa, lại phải nhịn đói đi học nên nhiều em đã nản chí bỏ lại con chữ. Trước tình hình trên, vì thương học trò của mình, muốn các em được tiếp tục đến với con chữ, toàn thể các thầy, cô giáo trong trường vài năm trở lại đây đã tìm mọi cách để nuôi những học trò nghèo của mình.


Điều may mắn nhất trong kế hoạch nuôi trò của những thầy cô gieo chữ nơi đây đó là trong hơn 60 em học sinh được ăn ở tại trường, có 40 em hàng tháng nhận được 90 nghìn/học sinh, tiền ăn của Phòng Giáo dục huyện hỗ trợ bữa ăn cho các em theo hình thức bán trú.

Vậy là từ số tiền 3 triệu 600 nghìn đồng này, các thầy cô cùng chị cấp dưỡng của trường đã dày công tính toán cho từng bữa ăn của những học trò nghèo, để làm sao chỉ chừng đó tiền có thể mua đồ ăn cho học sinh của mình trong vòng một tháng. Việc giúp các em có những bữa ăn đủ chất, hay có món "lạ" là chuyện nằm ngoài tầm với vì tài chính có hạn. Sau khi tìm thăm dò giá cả, 2 món chủ đạo được chọn làm những món ăn "đồng hành" cùng các em trong mỗi bữa trưa, chiều là cá nục ướp muối mặn phơi khô bán ngoài chợ và món canh "đại dương".


Chừng nấy tiền để mua thức ăn hàng ngày cho hơn 60 em học sinh là chuyện không hề đơn giản, trong khi những khó khăn trước mắt vẫn còn "trùng điệp". Rồi gạo ăn nữa, với đồng lương ít ỏi của những giáo viên vùng sâu, việc nuôi gia đình cũng còn gặp nhiều trở ngại, các thầy cô đành phải nhờ đến chính quyền xã. Và một bài toán nữa được đưa ra, đó là xã sẽ giúp nhà trường vào mùa thu hoạch nông sản, động viên các chủ hộ góp mỗi người 50 nghìn đồng để mua gạo nuôi con em mình.


Trước những nỗ lực trên của toàn thể giáo viên, bà con đã gật đầu ủng hộ. Nhưng 50 nghìn đồng đối với những gia đình nghèo nơi đây có được để nộp cũng không phải là dễ. Chính vì vậy, hàng tháng các giáo viên phải mua chịu gạo, rồi cuối năm cán bộ xã sẽ "ra quân" đi thu mỗi hộ 50 nghìn đồng để giao lại cho các thầy cô đi trả nợ tiền mua gạo.

Đắng lòng nhìn học sinh ăn bữa cơm chưa đến 3 ngàn đồng - Hình 2

Do nhịn ăn sáng nên vừa vào bàn ăn các em ùa vào ăn một cách ngon lành.


Thầy Thương, hiệu phó nhà trường, cho biết: "Có lúc thiếu đồ ăn, các em phải mang thêm đồ ăn ở nhà lên như rau, củ để phụ thêm vào bữa ăn ở trường".


Ngoài bữa ăn thiếu chất, quanh năm chủ yếu ăn 3 món cơm, canh, cá nục khô mặn thì những học trò nơi đây còn phải nhịn ăn sáng ngồi học cả buổi. Chính vì vậy, nó đã ảnh hưởng rất nhiều đến quá trình tiếp thu bài của các em khi cái bụng lúc nào cũng réo lên vì đòi ăn. Bởi vậy mà đến giờ ăn cơm, các em ùa vào mâm, tự tay bới cơm cho mình và ăn những món ăn quen thuộc, nhưng các em ăn một cách nhanh lẹ, ngon lành. Có lẽ một phần vì quá đói, phần vì nếu không ăn thì cũng chẳng có cái gì khác mà ăn, và biết đâu được với các em những món ăn như thế này cũng chỉ lên trường mới có chứ ở nhà thì...


Quả thật là như vậy, khi chúng tôi được em Thom, học lớp 7B tâm sự, mỗi sáng em phải nhịn đói đi học, đến 12 giờ trưa Thom mới về nhà và được ăn cơm. Bữa ăn của gia đình Thom nhiều lúc không có rau ăn, Thom và gia đình mình phải ăn cơm không hoặc cơm với lá mì (sắn) hái ngoài rẫy. Vất vả là vậy, nhưng sau khi đi học về, chiều lại Thom phải đi làm rẫy, nhổ cỏ cho mì, và 5 giờ sáng phải dạy để chuẩn bị đi học.

Khi PV hỏi, phải nhịn đói cả buổi để ngồi học em đói lắm không? Cậu học trò với thân hình gầy gò gượng gụi gật đầu và lí nhí trả lời "em cũng đói nhưng đói một xíu thôi vì nhịn quen rồi chị ạ". Khó khăn là vậy, nhưng Thom luôn là học sinh khá của trường.


Vì cái đói, cái nghèo luôn đem bám, không chỉ thể hiện trên bữa ăn của các em học sinh mà còn ở những bộ quần áo các em mặc tới trường, khi quanh năm chỉ độc nhất 1 đến 2 bộ quần áo cũ, rách. Thương học trò không có quần áo đến trường, các thầy cô nơi đây lại phải vận động quyên góp quần áo cũ cho các em, hay san sẻ quần áo của mình cho học trò.


Và một ước muốn bình dị nhưng lại xa với với cả thầy và trò nơi đây là: "Đời sống của các em đại đa số còn nghèo nhiều, ăn uống không đảm bảo, hầu như đều đói, các em phải nhịn ăn sáng đi học. Mong có một chương trình hỗ trợ mì tôm cho các em ăn sáng là điều quá mừng rồi, bởi các em phải nhịn đói tới tận trưa mới được ăn", thầy hiệu phó trải lòng.

Theo DT

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Ảnh đế xuất thân cảnh sát bị bỏ thuốc, ép "yêu" đồng giới, phải lọc thận cả đời?Ảnh đế xuất thân cảnh sát bị bỏ thuốc, ép "yêu" đồng giới, phải lọc thận cả đời?
09:33:38 16/05/2025
Chủ tịch Công ty dược Sơn Lâm hối lộ hơn 71 tỷ đồng để trót lọt đưa thuốc vào bệnh việnChủ tịch Công ty dược Sơn Lâm hối lộ hơn 71 tỷ đồng để trót lọt đưa thuốc vào bệnh viện
11:24:33 16/05/2025
Dàn sao dự đám cưới Hồ Quỳnh Hương: Thiều Bảo Trâm khoe dáng gợi cảm, "chị đại kim cương" quyết tâm làm 1 việcDàn sao dự đám cưới Hồ Quỳnh Hương: Thiều Bảo Trâm khoe dáng gợi cảm, "chị đại kim cương" quyết tâm làm 1 việc
06:38:07 16/05/2025
Hồ Quỳnh Hương công khai con trai trong đám cướiHồ Quỳnh Hương công khai con trai trong đám cưới
07:16:33 16/05/2025
Cường Phạm đột ngột qua đời khi mới 31 tuổi, nguyên nhân khiến ai cũng đau lòng!Cường Phạm đột ngột qua đời khi mới 31 tuổi, nguyên nhân khiến ai cũng đau lòng!
10:20:21 16/05/2025
Khoảnh khắc hai con riêng của shark Bình chụp cùng ba mẹ con Phương Oanh gây chú ýKhoảnh khắc hai con riêng của shark Bình chụp cùng ba mẹ con Phương Oanh gây chú ý
08:28:44 16/05/2025
Triệu Lệ Dĩnh bị tình tin đồn 'bỏ bùa', đầu quân kẻ xấu, fan kêu gào 'giải cứu'Triệu Lệ Dĩnh bị tình tin đồn 'bỏ bùa', đầu quân kẻ xấu, fan kêu gào 'giải cứu'
07:11:29 16/05/2025
Diễn biến bất ngờ vụ người phụ nữ đi xe máy đuổi theo đập vỡ kính ô tôDiễn biến bất ngờ vụ người phụ nữ đi xe máy đuổi theo đập vỡ kính ô tô
08:47:41 16/05/2025

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này
Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...
Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)
Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ
Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm
Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...
Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...
Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...
Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy
Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế
Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Hiền Hồ ẩn ý về chuyện bệnh tật hậu CEO nương tựa qua đời vì bệnh hiểm nghèo

Hiền Hồ ẩn ý về chuyện bệnh tật hậu CEO nương tựa qua đời vì bệnh hiểm nghèo

Sao việt

13:36:20 16/05/2025
Thông tin CEO Hồ Nhân qua đời vì bệnh hiểm nghèo được gia đình vợ của ông công bố hôm 12/5, khiến dư luận không khỏi sửng sốt. Ngay lập tức, Hiền Hồ - nữ ca sĩ từng dính ồn ào với ông bị réo tên.
Phú Quốc: Xe rùa rơi từ tầng 4 khiến 1 thợ hồ tử vong

Phú Quốc: Xe rùa rơi từ tầng 4 khiến 1 thợ hồ tử vong

Tin nổi bật

13:33:04 16/05/2025
Lực lượng công an tại TP.Phú Quốc (Kiên Giang) đang phối hợp cơ quan chức năng điều tra làm rõ vụ tai nạn lao động khiến 1 thợ hồ tử vong.
Lim Feng cao tay đánh bay tình cũ, 'Miss Thanh Xuân' bị réo fan Hải Tú thở phào

Lim Feng cao tay đánh bay tình cũ, 'Miss Thanh Xuân' bị réo fan Hải Tú thở phào

Netizen

13:28:14 16/05/2025
Xoay quanh câu chuyện đấu tố những ngày qua của Lim Feng và tình cũ khiến mxh dậy sóng bởi tâm thư dài 12.000 chữ vô cùng chi tiết. Trong lúc cả CĐM đổ xô vào sự việc này thì Thiều Bảo Trâm bị kéo vào câu chuyện bởi 1 story ẩn ý không r...
Ngoại hình giả dối của "pick me girl mạnh nhất Kpop"

Ngoại hình giả dối của "pick me girl mạnh nhất Kpop"

Nhạc quốc tế

13:22:56 16/05/2025
MXH lan truyền nhiều đoạn video fancam ghi lại phần thể hiện của Yuna, nhưng phản ứng thu về hầu như mang tính tiêu cực.
Làn sóng Covid-19 mới ở châu Á

Làn sóng Covid-19 mới ở châu Á

Thế giới

13:20:22 16/05/2025
Một số quốc gia và vùng lãnh thổ châu Á đang ghi nhận làn sóng gia tăng số ca nhiễm Covid-19, chủ yếu có triệu chứng nhẹ.
Căng: Điều tra khẩn Trần Kiều Ân và hơn 20 sao hạng A Trung Quốc, "công chúa Cello" bị liệt vào tội đặc biệt

Căng: Điều tra khẩn Trần Kiều Ân và hơn 20 sao hạng A Trung Quốc, "công chúa Cello" bị liệt vào tội đặc biệt

Sao châu á

13:15:29 16/05/2025
Ngày 16/5, tờ 163 đưa tin cơ quan chức năng Đài Loan (Trung Quốc) có thông báo cảnh cáo, cho biết đang mở cuộc điều tra đối với Trần Kiều Ân, Âu Dương Na Na và hơn 20 ngôi sao hạng A khác.
Dâu cả nhà Beckham bị tố thích săn "hồng hài nhi": Trước Brooklyn, 1 cậu ấm suýt vào tròng

Dâu cả nhà Beckham bị tố thích săn "hồng hài nhi": Trước Brooklyn, 1 cậu ấm suýt vào tròng

Sao âu mỹ

12:59:36 16/05/2025
Sau khi Nicola Peltz trở thành con dâu nhà Beckham, gia tộc êm ấm, hòa thuận nhất nhì Hollywood thường xuyên bị réo tên trên các mặt báo với tin tức bất hòa.
Gặp Nhau Cuối Tuần 2025: Không chỉ MC Thảo Vân trở lại mà còn có 1 nhân tố đặc biệt!

Gặp Nhau Cuối Tuần 2025: Không chỉ MC Thảo Vân trở lại mà còn có 1 nhân tố đặc biệt!

Tv show

12:56:08 16/05/2025
Vừa qua, số phát sóng thứ 10 của Gặp Nhau Cuối Tuần với chủ đề Hít Hà Drama chính thức lên sóng, mang đến một góc nhìn châm biếm thú vị về đời sống mạng xã hội.
Phát hiện lật lại lịch sử tiến hóa trên cạn

Phát hiện lật lại lịch sử tiến hóa trên cạn

Lạ vui

12:14:26 16/05/2025
Các nhà khoa học Úc đã khai quật những dấu chân hóa thạch của một sinh vật như loài bò sát, có niên đại 350 triệu năm trước, đẩy lùi thời gian thích nghi hoàn toàn của sự sống trên cạn đến hàng triệu năm.
Vespa Primavera và Vespa Sprint ra mắt bản mới, giá từ 80 triệu đồng

Vespa Primavera và Vespa Sprint ra mắt bản mới, giá từ 80 triệu đồng

Xe máy

12:09:00 16/05/2025
Giá bán của Vespa Primavera Tiêu chuẩn được công bố ở mức 80 triệu đồng, gồm 2 tùy chọn màu sơn White Innocente và Red Scarlatto. Phiên bản Primavera S 125 có giá 82,4 triệu đồng, gồm 3 tùy chọn màu sơn.
Toyota giới thiệu xe gầm cao thiết kế ấn tượng, công suất 338 mã lực, giá hơn 900 triệu đồng

Toyota giới thiệu xe gầm cao thiết kế ấn tượng, công suất 338 mã lực, giá hơn 900 triệu đồng

Ôtô

12:06:59 16/05/2025
Đáng chú ý, người dùng Mỹ sẽ không có nhiều lựa chọn về cấu hình hệ truyền động. Toyota chỉ mang đến duy nhất một phiên bản dẫn động bốn bánh toàn thời gian với hai động cơ điện, tạo ra tổng công suất 338 mã lực (tương đương.