‘Tứ trụ sử Việt’ – GS Đinh Xuân Lâm qua đời ở tuổi 92
Nhà giáo nhân dân Đinh Xuân Lâm, nguyên Phó chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam, một trong “tứ trụ” của ngành sử học, mất ngày 25/1 (tức 28 tháng chạp năm Bính Thân) tại Hà Nội.
Theo ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia Hà Nội), GS Đinh Xuân Lâm sinh năm 1925 tại Hương Sơn, Hà Tĩnh, lớn lên ở Thanh Hóa.
Sau cách mạng tháng Tám năm 1945, ông là một trong những giáo sư Trung học đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
Tốt nghiệp Đại học Sư phạm Văn khoa, GS Đinh Xuân Lâm được giữ lại làm cán bộ giảng dạy tại khoa Lịch sử, Đại học Tổng hợp Hà Nội.
Dưới sự dìu dắt của GS Trần Văn Giàu, ông ở lại Bộ môn Lịch sử cận – hiện đại Việt Nam, phấn đấu không mệt mỏi để lần lượt góp tên vào các công trình: “Lịch sử Việt Nam 1897 – 1914″ năm 1957, “Hoàng Hoa Thám và phong trào nông dân Yên Thế” năm 1958, “Lịch sử Việt Nam cận đại” năm 1959 – 1961…
GS Đinh Xuân Lâm trở thành một trong những tên tuổi hàng đầu trong đội ngũ những người nghiên cứu lịch sử Việt Nam cận đại ngày nay. Ông được phong học hàm phó giáo sư năm 1980 và giáo sư năm 1984, ngành sử học.
Năm 1988, GS Đinh Xuân Lâm được Nhà nước phong tặng danh hiệu Nhà giáo nhân dân – danh hiệu cao quý nhất của ngành giáo dục.
GS Đinh Xuân Lâm là một trong “tứ trụ” của ngành sử học Việt Nam đương đại. Ảnh: Đại học Quốc gia Hà Nội.
Khi bước vào nghề làm sử (những năm cuối thập kỷ 50 của thế kỷ trước), GS Đinh Xuân Lâm đã định hướng và thành công trong nghiên cứu về phong trào dân tộc cuối thế kỷ XIX, những đặc điểm của chủ nghĩa thực dân Pháp ở Đông Dương, trong khi đội ngũ các nhà sử học lúc đó tuy chưa nhiều nhưng có không ít người đã nổi danh như: Đào Duy Anh, Trần Văn Giàu, Văn Tân, Hoa Bằng…
Video đang HOT
Với sức viết bền bỉ, dẻo dai và khả năng cộng tác, làm việc theo nhóm hiếm có của mình, GS Đinh Xuân Lâm đã viết và đứng tên hơn 370 bài báo, 7 đề tài nghiên cứu khoa học và 90 đầu sách. Ông đặc biệt có duyên với loại sách giáo khoa phổ thông, sách công cụ, từ điển.
Gần đây nhất, bộ sách “Đại cương lịch sử Việt Nam” do ông tham gia chủ biên đã trở thành giáo trình chuẩn của sinh viên khoa sử các trường đại học và cao đẳng.
Với những đóng góp to lớn đó trong sự nghiệp nghiên cứu và giảng dạy, GS Đinh Xuân Lâm được Đảng và Nhà nước tặng thưởng Huân chương Kháng chiến hạng nhất, Huân chương Lao động hạng ba và hạng nhất, Huy chương Vì thế hệ trẻ…
Năm 1990, GS Đinh Xuân Lâm nghỉ hưu. Từ đó đến nay, ông tiếp tục công việc của một chuyên gia đầu ngành. Thời gian rảnh rỗi, ông đi thăm bè bạn và học trò như thuở trước và giúp đỡ các tỉnh soạn địa chí địa phương.
“Con người ông là thế, ân tình, ân nghĩa từ trong cách nghĩ đến việc làm. Sự lớn lao của ông không chỉ ở trong tảng nền tri thức mà còn toát lên từ tình cảm, nhân cách làm người.
Ông vẫn là cây lớn sừng sững xanh tươi và là tấm gương phấn đấu không ngừng cho lớp trẻ noi theo. Đến đâu, về đâu, ông cũng tìm được hơi ấm gia đình từ những đứa con tinh thần mà ông đào tạo, dẫn dắt”, tác giả Trần Nho Thìn – Phạm Văn Hưng viết như vậy trong bài đăng trên website kỷ niệm 100 năm thành lập đại học Đông Dương – tiền thân của Đại học Quốc gia Hà Nội với tiêu đề “GS Đinh Xuân Lâm – cây đời xanh mãi”.
Cùng với GS Phan Huy Lê, GS Hà Văn Tấn và GS Trần Quốc Vượng, GS Đinh Xuân Lâm tạo nên “tứ trụ” của ngành sử học Việt Nam đương đại.
Trả lời VietNamNet, ông Dương Trung Quốc, Phó chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam, cho biết lễ viếng GS Đinh Xuân Lâm bắt đầu từ 7h30 đến 8h30 ngày 27/1/2017 (tức 30 tháng chạp năm Bính Thân) tại nhà tang lễ Bộ Quốc phòng. GS Đinh Xuân Lâm sẽ được an táng tại nghĩa trang Văn Điển, Hà Nội.
Theo VNE
Gia đình phá sản, sinh viên ở lại thủ đô làm thêm dịp Tết
"Năm nay, ba mẹ làm ăn thua lỗ, gia đình phá sản. Tớ ở lại làm Tết kiếm tiền đóng học phí kỳ tới", Trần Thị Lan, sinh viên năm cuối Đại học Lao động Xã hội buồn bã nói.
Tết là thời điểm sinh viên mong ngóng để được đoàn tụ với gia đình. Nhưng không phải ai cũng có cơ hội được đón giao thừa cùng bố mẹ, người thân. Nhiều bạn trẻ chọn ở lại thành phố làm thêm để kiếm tiền trang trải học tập.
Muốn tự trả học phí vì ba mẹ phá sản
Với sinh viên năm cuối Trần Thị Lan, đây là lần đầu tiên cô quyết định không về nhà ăn Tết. "Bố mẹ phá sản, tớ ở lại làm thêm dịp Tết tiết kiệm chút tiền đóng học phí", Lan tâm sự.
Sinh ra trong gia đình có 2 chị em, bố mẹ Lan làm nghề kinh doanh đồ gỗ. Nữ sinh kể công việc không như mong đợi, bố mẹ cô phá sản, phải bán tháo đồ đạc, nhà cửa để trả nợ. Bố Lan mắc bệnh huyết áp cao, em gái mới học lớp 5, gánh nặng kinh tế đè nặng lên đôi vai mẹ.
Thương ba mẹ, Lan nhận dạy thêm hoặc tư vấn bán hàng. Tết này, nữ sinh đăng ký làm giúp việc gia đình với mức lương 300.000 đến 400.000 đồng/ngày.
"Những ngày Tết, nhiều gia đình cần người giúp việc, lương rất cao nên mình tranh thủ kiếm thêm thu nhập", nữ sinh năm cuối cho hay.
Lan chọn làm giúp việc gia đình đón Tết xa nhà lần đầu tiên. Ảnh: H.N.
Với Ngô Bảo Anh, sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền, đây là năm thứ tư cô không về quê đón Tết. Nhà Bảo Anh ở vùng biển Thanh Hóa, có 3 anh em. Kinh tế khó khăn, em gái cô phải nghỉ học để giúp gia đình. Vì thế, nữ sinh thường không về Tết mà tranh thủ ở lại thủ đô kiếm việc làm thêm.
Bảo Anh kể nhưng năm trước, cô đi làm dịp này được trả từ 300.000 đến 500.000 đồng - mức khá cao so với ngày thường. Trong năm qua, ngoài thời gian học, cô làm phục vụ tại một quán cơm trên phố Mã Mây (Hoàn Kiếm, Hà Nội).
Cũng lâm hoàn cảnh khó khăn, Phạm Văn Đức, sinh viên một trường cao đẳng ở Hà Nội, không thể về quê đón Tết. Bố đang cai nghiện, mẹ mắc bệnh tim, chàng trai này nhận làm phục vụ cho một nhà hàng với giá 20.000 đồng/giờ.
Chạnh lòng giây phút giao thừa xa gia đình
Năm đầu tiên quyết định không đón Tết ở nhà, Lan cũng rất lo lắng khi nói với bố mẹ về quyết định của mình. Ban đầu, phụ huynh không đồng ý, nhưng vì hoàn cảnh quá khó khăn nên cuối cùng nữ sinh cũng thuyết phục được họ.
Lan rất buồn vì không được ở bên người thân trong ngày đầu năm mới nhưng đây là cách duy nhất có thể giúp cô tạm thời giải quyết vấn đề kinh tế.
Nguyễn Đình Bắc, sinh viên năm 2 Đại học Luật Hà Nội, cũng không về quê đón Tết mà tất bật với công việc chạy bàn tại một quán ăn trên đường Huỳnh Thúc Kháng (Ba Đình, Hà Nội).
"Quán rất đông khách, mình chạy mướt mồ hôi để bưng bê phục vụ, thỉnh thoảng phải trốn vào cầu thang ngồi nghỉ cho đỡ tê chân. Tuy nhiên, quản lý bắt được, mình sẽ bị phạt. Tết năm trước, đúng ngày 29 Tết, mình phải đền 1.000.000 đồng vì khách ăn xong không thanh toán. Số tiền ấy mình định gửi về quê biếu bố mẹ, vậy mà...", Bắc ngậm ngùi kể.
Chàng trai cũng cho hay đi làm đêm giao thừa thấy các gia đình, đôi tình nhân bên nhau, bạn lại chạnh lòng nhớ nhà và muốn về ngay lập tức.
Còn đối với Bảo Anh, làm thêm dịp Tết chẳng biết thời gian là gì vì quá bận. Nhiều khi làm ca đêm từ 17h hôm trước đến 4h sáng hôm sau nên cứ "ngủ ngày cày đêm", không còn biết Tết đến hay chưa nữa.
Nhìn các bạn dọn đồ đạc về quê, trong phòng chỉ còn một mình, Bảo Anh nhớ về năm đầu tiên đi làm mà nước mắt đỏ hoe.
"Đêm giao thừa trông xe gần cầu Chương Dương, đường vắng tanh, một mình cầm hộp cơm ngồi ăn mà nhớ nhà quá. Nghe điện thoại của bố mẹ, mình không cầm được nước mắt", Bảo Anh tâm sự.
Nữ sinh kể năm nào bố mẹ cũng bảo đừng đi làm Tết nữa nhưng nếu về thì gia đình lại thêm khoản lo cho mình nên không đành lòng.
Theo Zing
Bỏ việc lương cao để phát triển giáo dục cho trẻ em nghèo Một thạc sĩ ĐH Harvard quê Bình Định đã từ bỏ việc làm với mức lương hơn 5.000 USD/tháng để gây dựng dự án giáo dục phi lợi nhuận cho trẻ em nghèo. Đó là anh Huỳnh Hạnh Phúc (30 tuổi), Giám đốc Teach For Vietnam (TFV) - một dự án giáo dục phi lợi nhuận, có trụ sở văn phòng tại TP.HCM....