Tứ trụ phim võ thuật của châu Á
Nhắc tới phim võ thuật, khán giả sẽ lập tức nghĩ tới các ngôi sao nổi tiếng Lý Tiểu Long, Thành Long, Lý Liên Kiệt và Chân Tử Đan.
Lý Tiểu Long
Khi nhắc đến phim võ thuật không thể không nhắc đến Lý Tiểu Long. Thứ nhất là do tài năng, cá tính đặc biệt; thứ hai do anh là người có công đầu đưa dòng phim võ thuật đến với công chúng theo cách hoàn toàn khác lạ.Người xem từng phải choáng ngợp khi chứng kiến những màn đấu võ công phu của Lý Tiểu Long qua các bộ phim như: Đường sơn đại huynh(1971), Tinh võ môn (1972), Mãnh long quá giang (1972), Long tranh hổ đấu (1973)…
Lý Tiểu Long là tượng đài võ thuật khó vượt qua.
Hiện tại, dù có hàng trăm ngôi sao võ thuật khác xuất hiện trên màn bạc nhưng cái tên Lý Tiểu Long vẫn là tượng đài gần như không thể vượt qua. Các động tác võ thuật với việc quay phim 24 khung hình/giây thời bấy giờ gần như không theo kịp tốc độ ra đòn của anh.
Thành Long
Thành Long bắt đầu sự nghiệp diễn viên từ thập niên 1970. Lúc 17 tuổi, anh đóng vai phụ trong các cảnh võ thuật trong bộ phim Tinh võ môn vàLong tranh hổ đấu của Lý Tiểu Long với nghệ danh Trần Nguyên Long.
Sau đó, thay vì phát triển theo con đường đóng phim võ thuật chuyên biệt, Thành Long lại phát triển theo thể thức phim hành động xen lẫn yếu tố hài hước. Bên cạnh vai trò diễn viên, anh còn là đạo diễn, chỉ đạo võ thuật và tự diễn các pha hành động nguy hiểm.
Thành công đến với Thành Long nhờ biết cách chọn lối đi riêng.
Video đang HOT
Thành Long được đánh giá là ngôi sao võ thuật châu Á thành công nhất tại Mỹ qua loạt phim: Náo loạn phố Bronx (Rumble in the Bronx, 1995); series Giờ cao điểm (Rush hour); Trưa Thượng Hải (Shanghai noon, 2000); Hoàng đế kungfu (The Forbidden Kingdom, 2008)…
Lý Liên Kiệt
Lý Liên Kiệt tập wushu từ 8 tuổi, cùng một sư phụ với Chân Tử Đan. Anh sớm bộc lộ năng khiếu và tư chất để trở thành một cao thủ. Ngay từ bộ phim đầu tiên Thiếu lâm tự (1982), Lý Liên Kiệt đã tạo được dấu ấn riêng khi đưa võ thuật chính tông lên màn ảnh.
Sở trường và được xem là thế mạnh của Lý Liên Kiệt nằm ở việc tái hiện thành công nhiều nhân vật nổi tiếng như: Hoàng Phi Hồng, Phương Thế Ngọc, Hồng Hy Quan, Hoắc Nguyên Giáp…
Lý Liên Kiệt luôn thể hiện được hết công suất khi đóng vai tái hiện các nhân vật nổi tiếng
Cùng với Thành Long, anh luôn nằm trong top các ngôi sao võ thuật châu Á thành công không chỉ riêng thị trường trong nước.
Lý Liên Kiệt còn nhẹ nhàng mở rộng cánh cửa bước lên màn ảnh Hollywood qua các phim như: Lethal weapon 4 (1998), Romeo must die(2000), The one (2001), The Mummy: Tomb of the Dragon Emperor(2008),…
Chân Tử Đan
Ngoài vai trò diễn viên, Chân Tử Đan được coi là người trẻ nhất trong số những nhà chỉ đạo võ thuật xuất sắc nhất thế giới. Anh từng nhiều lần được trao giải thưởng về chỉ đạo võ thuật tại các liên hoan phim Hồng Kông và châu Á.Trong khi Thành Long và Lý Liên Kiệt bắt đầu đứng trước ngưỡng cửa của tuổi già, Chân Tử Đan bỗng có vai diễn để đời thông qua hình ảnh võ sư Diệp Vấn.
Chân Tử Đan được đánh giá cao về ngoại hình lẫn diễn xuất
Tiếp đó, anh gặt hái thêm vô số thành công khác qua nhiều tác phẩm như:Vệ sĩ và sát thủ (2009), Cẩm y vệ, Tinh võ phong vân – Trần Trân (2010),Quan Vân Trường (2011), Tây du ký – Đại náo thiên cung (2014)…
Chân Tử Đan còn được xem là ngôi sao võ thuật có ngoại hình đẹp cũng như có quyền cước uyển chuyển trong các vai do anh thủ diễn.
Theo Đồng Thần/Công an TP HCM
Cãi vã quanh chuyện 'hồi sinh' Lý Tiểu Long
Tổ chức quản lý di sản Lý Tiểu Long có kế hoạch kiện đơn vị sản xuất phim "Diệp Vấn 3" ra tòa, sau khi hay tin công ty này tái dựng hình ảnh huyền thoại võ thuật bằng công nghệ số.
Diệp Vấn 3 là tập phim thứ 3 xoay quanh Diệp Vấn, bậc thầy phái võ Vịnh Xuân. Phim được sản xuất sau thành công về doanh thu của Diệp Vấn (2008) và Diệp Vấn 2 (2010).
Sử dụng hình ảnh khi chưa được cho phép
Chân dung Diệp Vấn trong phim mới vẫn do ngôi sao võ thuật Chân Tử Đan thể hiện. Có kinh phí 36 triệu USD, phim được khởi quay từ hôm 25/3 ở Thượng Hải. Tập phim này hứa hẹn hấp dẫn khán giả do có màn tranh đấu giữa Chân Tử Đan và cựu vô địch quyền Anh thế giới Mike Tyson.Không chỉ là một bậc thầy võ Vịnh Xuân, Diệp Vấn còn được biết đến nhiều với vai trò là người thầy của Lý Tiểu Long. Tập phim mới chủ yếu kể về những năm cuối đời của Diệp Vấn và tình thầy trò của ông với người đệ tử nổi tiếng.
Diệp Vấn và đệ tử - huyền thoại võ thuật Lý Tiểu Long.
Tuy nhiên cũng chính việc hình ảnh Lý Tiểu Long xuất hiện trong Diệp Vấn 3 đã gây tranh cãi. Tại Hội chợ Filmar diễn ra ở Hong Kong (Trung Quốc) hồi tháng 3, công ty sản xuất Pegasus Motion Pictures đã công bố kế hoạch tái tạo hình ảnh Lý Tiểu Long bằng công nghệ kỹ thuật số. Các nhà sản xuất đang hợp tác với em trai của Lý Tiểu Long là Lý Chấn Huy để dàn dựng tập phim mới.
Ngay lập tức BLE đã phản đối việc này. BLE tuyên bố họ là nơi duy nhất nắm quyền quản lý hình ảnh và thương hiệu Lý Tiểu Long, gồm tên tuổi, tranh ảnh, giọng nói, các bài viết, logo mang hình tài tử."BLE sẽ ngăn không cho Pegasus đưa hình ảnh Lý Tiểu Long vào phimDiệp Vấn 3. Việc này hoàn toàn trái phép. Lý Chấn Huy không sở hữu hay kiểm soát bất cứ quyền sở hữu tài sản trí tuệ nào liên quan đến Lý Tiểu Long. Lý Chấn Huy không đại diện cho BLE và ông ta cũng không được phép ra quyết định về các tài sản trí tuệ liên quan đến Lý Tiểu Long" - Kris Storti, Giám đốc điều hành kiêm cố vấn của BLE tuyên bố.
Chân Tử Đan trong chân dung Diệp Vấn.
Raymond Wong, Chủ tịch công ty Pegasus, đã cho biết ông sẽ làm việc với các luật sư và sẽ nhanh chóng đưa ra tuyên bố về tranh cãi này. Có thể thấy, đây sẽ là trở ngại không nhỏ với hoạt động sản xuất Diệp Vấn 3.
"Tôi thực sự ngạc nhiên khi biết tin các nhà làm phim không hề liên lạc gì với BLE trước khi bấm máy. Tôi thực sự hy vọng việc này sẽ được dàn xếp. Thật xấu hổ nếu chất lượng phim bị giảm đi, chỉ bởi một số chi tiết trong kịch bản sẽ phải viết lại vào phút chót" - Raymond Wong bày tỏ.
"Hồi sinh" trên màn bạc nhờ kỹ thuật số
Đoàn làm phim Diệp Vấn đã từng va vấp với BLE. Trong tập phim Diệp Vấn 2, hình ảnh của Lý Tiểu Long thời thơ ấu xuất hiện rất ít trong phim. Đáng lẽ Lý Tiểu Long là cũng là một nhân vật chính trong phần 2. Tuy nhiên các nhà làm phim đã buộc phải thay đổi kịch bản do tranh cãi với BLE.
Đây không phải là lần đầu tiên chân dung của Lý Tiểu Long được đưa lên màn bạc, kể từ khi ông qua đời hồi năm 1973. Bộ phim Tử vong du hý(1978) mà ông chưa kịp hoàn thành trước khi qua đời đã ra mắt khán giả, sau khi được chỉnh sửa, thêm thắt một cách vụng về các đoạn nội dung do diễn viên đóng thế thực hiện.
Việc sử dụng công nghệ kỹ thuật số để "hồi sinh" một diễn viên đã khuất trở thành chủ đề thu hút sự quan tâm của dư luận trong tuần này, sau khi có tin danh hài Mỹ Robin Williams đã cấm sử dụng hình ảnh của mình trên màn bạc trong 25 năm. Ông đã đưa ra quyết định này trước khi tự sát hồi tháng 8/2014 và như thế, người ta sẽ phải chờ rất lâu mới có thể "hồi sinh" ông trên màn bạc.Trong khi đó phim hành động bom tấn Fast And Furious 7 cũng hoàn tất nhờ người ta sử dụng diễn viên đóng thế và công nghệ máy tính để tái tạo hình ảnh nam diễn viên chính Paul Walker. Anh đột ngột qua đời do tai nạn ô tô hồi tháng 11/2013, trước khi hoàn thành các cảnh quay của mình trong phim.
Theo Việt Lâm/Thể thao và Văn hóa
Làm lại di tác của con trai Lý Tiểu Long 22 năm sau cái chết đột ngột của Lý Quốc Hào, các nhà làm phim Hollywood quyết định đưa "The Crow" (Quạ đen) trở lại màn ảnh với bản dựng mới. Tối ngày 31/3/1993, Lý Quốc Hào (Brandon Lee) - con trai duy nhất của huyền thoại võ thuật Lý Tiểu Long - thực hiện những cảnh quay cuối cùng trong bộ phim...