Từ tranh cãi ‘thấu cảm’ đến đề thi Ngữ văn chưa trọn vẹn

Theo dõi VGT trên

TS Trịnh Thu Tuyết, giáo viên trường THPT Chu Văn An, Hà Nội, nêu quan điểm của mình sau nhiều ý kiến tranh luận về đề thi Ngữ văn THPT quốc gia 2017.

Kỳ thi THPT quốc gia 2017 đã khép lại, tuy nhiên dư âm của nó vẫn còn khá đậm trong cuộc sống xã hội. Trong đó, câu hỏi trong phần Đọc hiểu của đề thi Ngữ văn thu hút nhiều ý kiến trao đổi trái chiều.

Zing.vn giới thiệu bài viết của TS Ngữ văn Trịnh Thu Tuyết, giáo viên trường THPT Chu Văn An, Hà Nội về vấn đề này. Bài viết thể hiện quan điểm của tác giả.

Ngữ liệu đọc hiểu cần chọn lọc

Đọc hiểu là hoạt động trí tuệ quan trọng trong cuộc sống hàng ngày của con người nhằm tiếp nhận, xử lý thông tin, tri thức từ các văn bản văn học hoặc văn bản nhật dụng.

Trong nhà trường, trước khi có câu hỏi đọc hiểu trong cấu trúc đề thi từ năm 2014, hoạt động đọc hiểu đã được thực hiện như một việc đương nhiên, bắt buộc trong hoạt động dạy và học môn Ngữ văn. Thậm chí, nhiều năm nay, nhà trường đã có ý thức thay các thuật ngữ “phân tích”, “bình giảng”… trong giờ học văn thành “đọc hiểu văn bản”.

Từ tranh cãi thấu cảm đến đề thi Ngữ văn chưa trọn vẹn - Hình 1

Đề thi THPT quốc gia môn Ngữ văn có sử dụng từ “thấu cảm” gây tranh cãi.

Từ năm 2014, Bộ GD&ĐT chính thức bổ sung câu hỏi đọc hiểu vào cấu trúc bắt buộc của các đề thi môn Ngữ văn. Theo đó, các yêu cầu về nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao đối với các yếu tố thuộc giá trị nội dung và hình thức văn bản được dần hình thành, trở thành tiêu chí xác định yêu cầu đọc hiểu.

Để đạt tới các yêu cầu đó, học trò phải được cung cấp và rèn luyện từ kiến thức tới kỹ năng đọc hiểu, trong đó, nguồn kiến thức chủ yếu là kiến thức tiếng Việt (phong cách ngôn ngữ chức năng, phương thức biểu đạt, thao tác lập luận, các biện pháp tu từ…); kiến thức văn học sử (tác giả, tác phẩm); kiến thức thi pháp học, văn bản học… Đó cũng là những kiến thức học trò đã được học từ THCS tới THPT.

Bài đọc hiểu được cấu trúc bởi hai yếu tố thiết yếu là ngữ liệu đọc hiểu và hệ thống câu hỏi đọc hiểu. Ngữ liệu đọc hiểu có thể lấy từ nhiều nguồn, tập trung vào hai dạng chính là văn bản văn học hoặc văn bản nhật dụng. Câu hỏi đọc hiểu sẽ được xây dựng theo văn bản của ngữ liệu đọc hiểu.

Nhiều giáo viên, trong đó có tôi, rất quan tâm chọn lọc văn bản làm ngữ liệu đọc hiểu. Tôi tự thấy nhiều đề được ghi nhận cũng chủ yếu do hiệu ứng từ những văn bản văn chương mang giá trị nhân văn cao quý.

Tuy nhiên, trong cuộc sống, chúng ta đâu chỉ tiếp xúc những văn bản chuẩn mực, trong sáng và cao quý để khẳng định và ngợi ca một chiều. Vì thế, trừ những văn bản vi phạm các quy chuẩn đạo đức, thẩm mỹ… gây phản cảm, hãy để học trò được rèn luyện các thao tác tư duy, năng lực thẩm mỹ, năng lực tiếp nhận, khả năng phản biện khi tiếp xúc các văn bản đọc hiểu phong phú đa dạng của cuộc sống xã hội.

Đề thi THPT quốc gia có những câu hỏi phi logic

Trở lại với phần đọc hiểu trong đề thi môn Ngữ văn kỳ thi THPT quốc gia 2017, tôi nghĩ đoạn văn này, với tất cả những vấn đề của nó, vẫn có thể trở thành ngữ liệu tốt để kiểm tra khả năng đọc hiểu của học trò với tư duy độc lập sáng tạo và năng lực phản biện, thậm chí cả kiến thức về tâm lý học, xã hội học, ngôn ngữ học…

Hãy bắt đầu từ câu hỏi 2 trong đề thi. Sự phi logic trong câu hỏi: “Theo tác giả, thấu cảm là gì” sẽ khiến học trò mỉm cười: “Hãy hỏi tác giả ấy” và sau đó, các em sẽ chép lại hầu như toàn bộ đoạn 1.

Video đang HOT

Vấn đề sẽ thay đổi nếu chúng ta mạnh dạn thay bằng một câu hỏi đạt tới mức độ thông hiểu: “Anh/chị có chia sẻ quan điểm của tác giả khi cho rằng &’thấu cảm là khả năng nhìn thế giới bằng con mắt người khác, đặt mình vào cuộc đời của họ… là sự hiểu biết thấu đáo, trọn vẹn một ai đó” hay không? Giải thích nguyên nhân khiến anh/chị đồng tình hoặc phản đối?”.

Từ tranh cãi thấu cảm đến đề thi Ngữ văn chưa trọn vẹn - Hình 2

TS Trịnh Thu Tuyết.

Từ đó, học trò có thể sẽ nhận ra yêu cầu “nhìn thế giới bằng con mắt người khác, đặt mình vào cuộc đời của họ” là phi lý, bởi nếu khả năng ấy được thực hiện, bạn sẽ không còn là chính mình với những thấu hiểu cảm thông mang tính khách quan nữa.

Mỗi người hãy luôn là chính mình với những trải nghiệm cùng khả năng quan sát, xét đoán, tư duy để “thấu hiểu” và tấm lòng nhân ái để “cảm thông”.

Các em cũng có thể nhận ra yêu cầu “hiểu biết thấu đáo, trọn vẹn một ai đó” luôn là một điều không tưởng. Điều này, từ xưa, ông bà ta đã nhắc: “Sông sâu còn có kẻ dò”, và các em cũng đã được đọc bài thơ tình số 28 của Tagore để hiểu: “Trái tim anh cũng ở gần em như chính đời em vậy / Nhưng chẳng bao giờ em biết trọn nó đâu”.

Câu hỏi số 3 yêu cầu “Nhận xét về hành vi của đứ.a tr.ẻ ba tuổ.i, cô gái có bạn bị ốm, cậu bé Bồ Đào Nha được nhắc đến trong đoạn trích” là câu hỏi kiểu “mớm cung” khi học trò chỉ cần chép lại câu mở đoạn “Thấu cảm xảy ra trong khoảnh khắc của cuộc sống” là có thể đủ ý.

Từ tranh cãi thấu cảm đến đề thi Ngữ văn chưa trọn vẹn - Hình 3

Đáp án của Bộ GD&ĐT cho câu hỏi gây tranh cãi trong đề thi Ngữ văn THPT quốc gia 2017 .

Nếu sửa câu hỏi thành: “Theo anh/chị, trong ba ví dụ của văn bản, hành vi nào thực sự thể hiện sự thấu cảm, hành vi nào chỉ “giống như” sự thấu cảm? Vì sao?” thì học trò sẽ thể hiện được quan điểm riêng của mình khi nhận ra việc một đứ.a tr.ẻ lên ba thấu cảm với một bé sơ sinh là điều phi lý. Cả cái nhăn mặt của cô gái khi nhìn bạn uống thuố.c cũng không hề là ví dụ đắc địa cho sự thấu cảm.

Câu 4 hỏi ý kiến riêng của học trò về quan niệm “Lòng trắc ẩn có nguồn gốc từ sự thấu cảm” được coi là câu hỏi duy nhất đạt được yêu cầu về tư duy và trải nghiệm của học trò.

Tuy nhiên, để tránh nội dung trả lời câu hỏi 4 trùng lặp với nội dung đoạn văn nghị luận sau đó (câu 1, phần Làm văn), với một đoạn văn có khá nhiều vấn đề về tư duy, thao tác lập luận có thể thay thế bằng câu hỏi hướng tới kiểm tra năng lực tư duy phản biện của học trò.

Đó là: “Một trong ba đặc trưng của phong cách ngôn ngữ chính luận là “tính chặt chẽ trong lập luận”. Hãy nhận xét về sự thể hiện đặc trưng đó trong đoạn trích?”.

Trên đây là một vài suy nghĩ cá nhân về kiểu câu hỏi đọc hiểu trong hoạt động dạy và học của trường phổ thông. Suy nghĩ không để tranh cãi, chỉ để góp thêm một góc nhìn về tính cần thiết của kiểu bài đọc hiểu, đặc biệt hướng tới mong muốn rèn luyện năng lực tư duy độc lập cho học trò, vì sau này khi rời khỏi nhà trường, các em phải tự mình đặt ra những câu hỏi.

Nói về tranh luận từ “thấu cảm” vào đề thi Ngữ văn gây xôn xao cộng đồng mạng, Bộ GD&ĐT khẳng định không có sai sót. Theo đó, từ “thấu cảm” được trích trong Thiện, Ác và Smartphone của tác giả Đặng Hoàng Giang (NXB Hội nhà văn, 2017, tr.275).

TS Sái Công Hồng, Phó cục trưởng Cục quản lý Chất lượng, Bộ GD&ĐT, thông tin tổ ra đề khẳng định đề thi môn Ngữ văn chính xác.

Đề thi môn Văn được đán.h số 2 phần riêng biệt gồm I và II, trong đó phần I có mục đích là đọc hiểu, còn đọc hiểu cái gì, lấy dữ liệu ở đâu, tiêu chí lấy dữ liệu như thế nào thuộc quy trình làm đề thi, Bộ GD&ĐT không công bố được.

Trước ý kiến, câu 2 thuộc phần I – Đọc hiểu có hỏi: “Theo tác giả, thấu cảm là gì” là câu hỏi “ngô nghê” vì đề bài đã có sẵn câu trả lời, ông Sái Công Hồng lý giải: “Thứ nhất, nếu đọc từ đầu phần 1 có lời đề dẫn yêu cầu rõ ràng ‘đọc đoạn trích và thực hiện các yêu cầu sau’, sau đó có 4 câu hỏi gắn với lời đề dẫn trên, câu hỏi 2 là một thành tố trong 4 câu hỏi đó.

Theo Zing

Tranh luận về sử dụng từ 'thấu cảm' trong đề thi Ngữ văn

Sau ngày thi đầu tiên, nhiều ý kiến tranh luận trên mạng xã hội về câu hỏi trong phần Đọc hiểu của đề thi THPT quốc gia môn Ngữ văn.

Từ "thấu cảm" trong câu Đọc hiểu, trích từ văn bản Thiện, Ác và Smartphone của tác giả Đặng Hoàng Giang (NXB Hội nhà văn, 2017, tr.275).

Tại sao lại bắt học sinh lý giải từ ngữ... lạ?

Thầy Lê Văn, giáo viên Ngữ văn tại Hà Nội, cho rằng hơn 20 năm công tác trong nghề, ông chưa từng nghe thấy từ "thấu cảm" như trong đề thi đã đưa.

Trong câu đọc hiểu, tác giả đưa ra 3 định nghĩa. Thứ nhất, thấu cảm là khả năng nhìn thế giới bằng con mắt của người khác, đặt mình vào cuộc đời của họ.

Thứ hai, thấu cảm là sự hiểu biết thấu đáo, trọn vẹn một ai đó, khiến ta hiểu được những suy nghĩ của họ, cảm được những cảm xúc của họ và tất cả xảy ra mà không có sự phán xét.

Thứ ba, thấu cảm khiến ta hồi hộp khi quan sát một người đang đi trên dây ở trên cao, làm chúng ta cùng vui buồn với một nhân vật trong truyện.

Tranh luận về sử dụng từ &'thấu cảm' trong đề thi Ngữ văn - Hình 1

Câu hỏi của đề thi Ngữ văn gây tranh cãi.

"Việc giải thích này khiến người nghe càng đọc càng... khó hiểu. Nếu thấu cảm như tác giả hiểu tường tận đến cùng và trọn vẹn suy nghĩ, cảm xúc của người khác thì hoàn toàn sai lầm vì đó là điều không thể. Vậy thấu cảm chỉ có thể là... nhà ngoại cảm mà thôi", thầy Lê Văn lý giải.

TS Trịnh Thu Tuyết - giáo viên dạy Ngữ văn tại trường THPT Chu Văn An, Hà Nội, nêu quan điểm: "Thấu cảm" chỉ là cách ghép từ khá chủ quan thường gặp trong ngôn ngữ giao tiếp. Vì là cách cắt - ghép chủ quan nên cách hiểu nhiều khi phải mặc định, cũng khá chủ quan. Chỉ trở về khởi thuỷ, tạm hiểu theo cách chiết tự với hai yếu tố là hiểu và cảm.

Đoạn văn của tác giả Đặng Hoàng Giang khiến người đọc khó "thấu cảm" được bởi không thể "nhìn thế giới bằng con mắt của người khác, đặt mình vào cuộc đời của họ" được. Mỗi con người hãy cứ là chính mình với những quan sát, thấu hiểu, cảm thông.

Thứ hai, càng không thể "hiểu thấu đáo, trọn vẹn một ai đó", thậm chí đó là điều không tưởng với chính mình.

Thêm nữa, theo TS Trịnh Thu Tuyết, đây là đoạn văn thiếu logic, không chặt chẽ và chủ quan.

Trên Facebook, một nhà thơ có tiếng cũng cho rằng thấu cảm là từ không có trong mọi cuốn từ điển tiếng Việt, càng không phải là từ Hán Việt. Vậy tại sao lại bắt học sinh giải nghĩa từ này?

'Thấu cảm' ít được dùng nhưng có trong từ điển

Trao đổi với Zing.vn, PGS.TS Phạm Văn Tình - Tổng Thư ký Hội Ngôn ngữ học Việt Nam - cho biết Thiện, Ác và Smartphone của tác giả Đặng Hoàng Giang (NXB Hội nhà văn, 2017, tr.275) là văn bản chấp nhận được.

Tranh luận về sử dụng từ &'thấu cảm' trong đề thi Ngữ văn - Hình 2

PGS.TS Phạm Văn Tình - Tổng Thư ký Hội Ngôn ngữ học Việt Nam.

Theo TS Tình, một số ý kiến cho rằng văn bản đưa một số từ Hán Việt là "thấu cảm", "trắc ẩn" ảnh hưởng sự trong sáng của tiếng Việt, khó hiểu, lạ lẫm.

Từ Hán Việt (chiếm một tỷ lệ lớn trong từ vựng tiếng Việt) là một bộ phận của tiếng Việt. Mặc dù có xuất xứ từ nguyên là tiếng Hán, các từ này đã được Việt hóa cả về cách đọc và cách dùng (về ngữ nghĩa, theo cách của người Việt). Giới Việt ngữ học cho từ Hán Việt đã là tài sản của tiếng Việt.

TS Tình giải thích: Trắc là sự thâm sâu có thể đo được, thấy được; ẩn là kín đáo, có nghĩa "thương xót một cách kín đáo trong lòng".

Thấu là xuyên qua; cảm là cảm nhận, cảm thụ, cảm thấy, có nghĩa "thấu hiểu và cảm thông một cách sâu sắc". Đây là hai từ thể hiện chủ đề và góp phần làm nên thần thái đoạn trích này.

Hơn nữa, các từ thấu cảm, trắc ẩn đã có trong Từ điển tiếng Việt (Trung tâm Từ điển học, NXB Đà Nẵng 2015, 2017).

Riêng từ thấu cảm (thấu hiểu và cảm thông sâu sắc) có thể còn hơi lạ. Nhưng đó là cái mới cần lưu ý, học sinh hoàn toàn có thể suy luận và hiểu (vì các em đều hiểu 2 từ thấu hiểu và cảm thông để từ đó suy luận ra từ ghép thấu cảm). Nếu học sinh nào có cảm quan ngôn ngữ tốt, đây chính là cơ hội để các em "ghi điểm" bằng sự thể hiện riêng mình (sẽ giúp cho việc phân loại).

Theo TS Phạm Văn Tình, việc sử dụng những từ mượn này vào văn bản không ảnh hưởng nhiều tới thông điệp trong đoạn văn. Cái quan trọng là cách viết câu, cách diễn giải trong văn bản rõ ràng, mạch lạc và có lý lẽ. Văn bản được chọn cho đề thi trên cơ bản đáp ứng được điều đó.

Về đề thi THPT quốc gia, TS Phạm Văn Tình góp ý: Nội dung của câu 4 của bài Đọc hiểu: "Anh/chị có đồng tình với ý kiến 'Lòng trắc ẩn có nguồn gốc từ sự thấu cảm' không? Vì sao?" khá trùng với nội dung của câu 1, phần Làm văn: "Từ nội dung đoạn trích phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về ý nghĩa của sự thấu cảm trong cuộc sống.

Đề thi nên hỏi ý khác thì hay hơn.

Theo Zing

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Vụ cháy xe đi dã ngoại tại Thái Lan: Nữ giáo viên trẻ vẫn ôm chặt học sinh trong giây phút sinh tử, dòng chia sẻ cuối cùng càng gây xó.t x.a
07:49:23 02/10/2024
Em dâu sốc nặng trước lời tuyên bố của anh trai chồng trong cuộc họp gia đình
05:13:39 02/10/2024
Bạn học vay 200 triệu rồi biến mất, ngày tôi kết hôn, cậu ấy bất ngờ xuất hiện đưa tôi một tấm thẻ kèm theo lời xin lỗi
05:42:24 02/10/2024
Nam diễn viên ở Việt Nam là ông hoàng quảng cáo, sang Mỹ lâm vào kiện tụng, kinh doanh thất bại
06:05:06 02/10/2024
Hôn nhân lần 2 của Vân Hugo: Nếu vậy thì ngay từ đầu, anh ấy không nên chọn lấy một người vợ như tôi
08:08:26 02/10/2024
Hậu l.y hô.n chồng Tây, Á hậu Việt: "Có tất cả mà không có ai chia sẻ với mình thì quá đáng tiếc"
06:01:17 02/10/2024
Công an TP Hồ Chí Minh truy tìm người liên quan đến vụ chiếm đoạt hơn 5 tỷ đồng
06:37:02 02/10/2024
"Rảnh" ngồi tính toán, cô gái trẻ ở Hà Nội làm dân mạng "choáng" vì chưa có chồng con vẫn tiêu hết 50 triệu/tháng
07:54:36 02/10/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiề.n bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Chờ GTA 6 quá lâu, đây là những tựa game tương tự, giúp người chơi đỡ ghiền trong năm 2024

Mọt game

10:00:07 02/10/2024
Series GTA đã quá thành công và tạo ra một thương hiệu riêng dành cho mình. Thậm chí, sự xuất hiện của GTA còn làm lu mờ đi không ít các trò chơi khác cùng thể loại.

Trún.g s.ố độc đắc vào đúng 2 ngày tới (2/10-3/10), 3 con giáp này tiề.n đổ về túi ào ào như nước

Trắc nghiệm

09:59:57 02/10/2024
3 con giáp này tiề.n đổ về túi ào ào như nước, sự nghiệp thăng hoa, vận trình thuận lợi.Con giáp này là 1 trong số những con giáp có quý nhân trợ giúp nên công việc

Cầu phao Phong Châu tạm dừng hoạt động do nước sông Hồng dâng cao

Tin nổi bật

09:59:10 02/10/2024
Khoảng 18h ngày 1/10, Lữ đoàn 249, Binh chủng Công binh đã cho tạm dừng hoạt động cầu phao Phong Châu, không cho các phương tiện di chuyển qua cầu phao để bảo đảm an toàn cho cầu và người dân.

Chăm sóc làn da trong 4 đêm với chu trình 'skin cycling'

Làm đẹp

09:50:50 02/10/2024
Trong những đêm này, bạn chỉ cần làm sạch da và thoa kem dưỡng ẩm yêu thích. Sử dụng sản phẩm chứa axit hyaluronic và ceramides sẽ giúp phục hồi hàng rào tự nhiên của da, đặc biệt là cho những ai có làn da nhạy cảm hoặc dễ bị kích ứng.

Ăn mì 2 bữa mỗi ngày, 6 tháng sau nhận kết quả khám khiến bác sĩ khen ngợi

Sức khỏe

09:31:17 02/10/2024
Ngoài ra, người đàn ông này cũng đã hình thành thói quen nhai chậm, không chỉ giúp nếm được hương vị thơm ngon của thức ăn mà còn hỗ trợ tiêu hóa và giảm gánh nặng cho dạ dày.

Negav chính thức lên tiếng: Thừa nhận lỗi lầm quá khứ, tiết lộ tình trạng hiện tại

Sao việt

09:19:46 02/10/2024
Rạng sáng ngày 2/10, Negav đã đăng tải 1 tâm thư dài trên fanpage cá nhân để làm rõ những ồn ào trong thời gian qua.

Đi giữa trời rực rỡ - Tập 45: Chải gây ấn tượng với cô chủ shop thời trang

Phim việt

09:16:39 02/10/2024
Những suy nghĩ, quan điểm về tình yêu của Chải lại vô tình gây ấn tượng với cô chủ shop thời trang. Cô gái sau đó hẹn Chải, mai sẽ gọi trực tiếp anh để đi ship hàng.

Nhan sắc em gái Trấn Thành dạo này lạ lắm!

Hậu trường phim

09:08:23 02/10/2024
Chiều ngày 1/10, nữ diễn viên Uyển Ân - người được biết đến với tư cách em gái Trấn Thành - đã xuất hiện tại sự kiện showcase ra mắt dự án phim mới - Cô Dâu Hào Môn.

Sao Hàn 2/10: Cụ bà 81 tuổ.i thắng giải sắc đẹp, Hyun Bin không đeo nhẫn cưới

Sao châu á

09:01:35 02/10/2024
Cụ bà 81 tuổ.i thắng giải tại cuộc thi Hoa hậu Hoàn Vũ Hàn Quốc, lý do Hyun Bin không đeo nhẫn cưới được tiết lộ.

Quyền Linh hỗ trợ trai tân 42 tuổ.i chinh phục cô gái 'lỡ lần đò'

Tv show

08:49:43 02/10/2024
Sau khi bày tỏ quan điểm về hôn nhân, tình yêu, cả hai tặng nhau lời ca, tiếng hát, cùng nắm tay nghe nhịp đậ.p con tim.

Vấn đề pháp lý từ 2 chiếc túi Hermes của bà Trương Mỹ Lan

Pháp luật

08:37:42 02/10/2024
Theo luật sư, việc có trả lại 2 chiếc túi cho gia đình bị cáo hay không phụ thuộc nhận định về việc tài sản có phải vật chứng và có ảnh hưởng tới quá trình xử lý vụ án, thi hành án hay không.