Tự tin chọn nghề cho tương lai
Hoàn cảnh khốn khó, ước mơ có công ăn việc làm đàng hoàng để khẳng định bản thân và giúp gia đình đã thúc giục nhiều bạn trẻ chọn con đường phấn đấu ngắn hơn, chi phí ít hơn: học nghề.
Sau giờ học và làm thêm, Nam thường xuyên vào bệnh viện chăm nom mẹ – Ảnh: T.TRANG
Dù đang còn ngồi trên ghế trường nghề nhưng với những gì đã trải qua, họ đều thể hiện sự tự tin vào sự lựa chọn của mình.
Chàng trai mê điện lạnh
Vừa tròn 17 tuổi nhưng Bùi Phương Nam, hiện đang học trung cấp điện lạnh tại Trường CĐ nghề Vĩnh Long (tỉnh Vĩnh Long), đã có thâm niên hơn 5 năm đi làm nghề điện lạnh . “Làm nghề giỏi mà có thêm bằng cấp thì càng được trọng dụng ” – Nam nói. Đó là lý do dù đã rành nghề nhưng Nam vẫn đăng ký học trung cấp.
Vừa học xong buổi sáng, Nam tranh thủ giờ nghỉ trưa vào thăm mẹ ở Bệnh viện Tâm thần Vĩnh Long, chiều lại đi làm thêm ở quán hủ tiếu gõ. Các cô điều dưỡng ở Bệnh viện Tâm thần Vĩnh Long cho hay gần một năm nay đã quen với những buổi gặp gỡ đầy thương yêu của hai mẹ con.
Nam kể mẹ có bệnh từ lúc sinh chị hai, mẹ không chăm sóc được nên gửi chị về ngoại nuôi tới bây giờ. Cha Nam là thầy giáo cấp I, tiền lương không đủ trang trải từ khi Nam ra đời nên cha làm thêm đủ nghề từ chụp ảnh , bán vé số dạo. Mẹ Nam cũng từng là giáo viên nhưng đau bệnh hoài nên phải nghỉ sớm, một tay cha Nam lo hết.
“Chắc vì làm lụng cơ cực quá nên cha mất sớm từ khi tôi lên 6 tuổi. Tôi cũng thay cha chăm mẹ từ đó” – Nam kể. Nam nói mỗi ngày đi học đều nơm nớp lo lắng cho mẹ ở nhà. “12 tuổi, tôi đã biết làm thợ phụ cho mấy anh sửa điện lạnh. Làm riết rồi ham, muốn “đeo” luôn nghề này” – Nam tâm sự.
Mà dân tay ngang làm nghề thì không có ai tin. Thế nên hết năm lớp 9, Nam quyết định đăng ký học trung cấp. Rồi Nam lo lắng mẹ bệnh như vầy, không thể dồn hết tâm trí để học, để làm thêm.
“Hỏi thăm hết các nơi, tôi mới quyết định cho mẹ đi điều trị bệnh. Giờ cũng hơn một năm, thấy tâm tính mẹ nhẹ nhàng hơn tôi cũng mừng. Học ra nghề xong tôi sẽ đón mẹ về nhà” – Nam khẳng định.
Khoảng thời gian nếu không phải đi phụ bán hủ tiếu gõ, làm điện lạnh thì Nam dành hết cho mẹ ở bệnh viện. Nam tự tin: “Học có nghề rồi tôi sẽ xin vào công ty nào đó làm việc, ngoài giờ có thể đi làm điện lạnh thêm. Tôi nghĩ nếu cứ nhìn mọi việc tích cực thì dễ thành công hơn, nhất là khi tôi còn là chỗ dựa cho mẹ nữa”.
Nhưng đó là tương lai, hiện tại đến bây giờ Nam cũng chưa mua nổi cho mình chiếc xe đạp làm chân đi. Bao nhiêu tiền làm ra Nam dành mua thuốc, mua sữa, mua bánh cho mẹ, chi phí ăn uống cho bản thân, lâu lâu dành dụm mua cho mẹ vài bộ đồ mới nữa.
Video đang HOT
“Hôm nào đi phụ làm điện lạnh tôi quá giang chủ, còn tối đi bán hủ tiếu gõ tôi đi bộ cũng hơn 6 cây số thôi, đi riết rồi quen à” – Nam tếu táo.
Vì nhà cách trường hơn 30km, nên giờ nghỉ trưa Nguyên tranh thủ ôn bài gần trường – Ảnh: T.TRANG
Cô y sĩ mong ra đảo phục vụ dân
Trong khi đó, tại Bệnh viện Đa khoa Vĩnh Long có cô y sĩ thực tập Nguyễn Thị Hồng Nguyên ra về với những bước chân xiêu vẹo sau ca trực đêm. Nguyên sốt bại liệt từ năm lên 3 tuổi, mẹ Nguyên cũng bị như vậy nên khi phát hiện bệnh, cha mẹ Nguyên chạy vạy cầu cứu khắp nơi nhưng cũng không chữa khỏi.
Nhưng lúc nào cũng nở nụ cười, Nguyên tâm sự: “Tôi đi lại được là may mắn lắm rồi, cũng chưa từng mặc cảm với đôi chân này, chỉ đôi khi thấy bất tiện khi không thể nhanh nhẹn hơn được”.
Nguyên nói lúc cha qua đời là khoảng thời gian khốn khó nhất của ba mẹ con. Năm đó Nguyên 7 tuổi, mẹ đi lại rất khó khăn , hằng ngày phải ngược xuôi bán rau ngoài chợ mới mong có đủ hai bữa cơm cho cả nhà. Chưa kể những ngày trong nhà có một người ngã bệnh thì coi như đứt vốn, mượn nợ.
“Lớn lên một chút, tôi biết phụ mẹ buôn bán, không biết người ta thấy hai mẹ con tật nguyền mà thương hại hay không mà mẹ tôi bán được lắm” – Nguyên kể.
Cơ duyên đến với ngành y sĩ này cũng là một ngã rẽ của Nguyên. Hết lớp 12, Nguyên thi đậu ĐH Sư phạm nhưng tiền mua cơm ăn còn chưa có, huống chi phải trải qua bốn năm ĐH dù không phải đóng học phí.
“Đêm nằm suy nghĩ, nếu mình đi dạy với hình dáng này thì ít nhiều cũng ảnh hưởng đến tâm lý học sinh, nên khi nghỉ học tôi không tiếc nuối”.
Một năm ở nhà đi làm thuê, kiếm được chút vốn, Nguyên quyết định học y sĩ. “Hồi trước cha tôi cũng vì không được cấp cứu kịp thời mà qua đời, rồi chứng kiến nhiều cảnh người dân ở đảo khi vào đến đất liền thì bệnh trở nặng hơn, nếu được sơ cứu trước thì có thể cứu sống nên tôi chọn nghề này, học xong tôi sẽ xin ra Hòn Nghệ phục vụ bà con” – cô y sĩ tương lai quê huyện Châu Thành, Kiên Giang tâm sự.
Năm sau ra trường cũng là lúc em gái Nguyên vào ĐH. “Tôi sẽ lo cho em gái học, không phải dang dở như đã từng. Tôi nghĩ khi ra trường với tấm bằng loại giỏi, tay nghề cứng thì không thiếu nơi tuyển dụng, gia đình sẽ tươi mới hơn” – Nguyên lạc quan nói.
Trao 166 suất học bổng học nghề
Ngày 22-11, tại TP Trà Vinh, báo Tuổi Trẻ phối hợp với Tỉnh đoàn Trà Vinh và Công ty CP phân bón Bình Điền tổ chức lễ trao 166 học bổng “Tiếp sức đến trường” dành cho học sinh trung cấp nghề khu vực ĐBSCL.
Mỗi suất học bổng là 5 triệu đồng. Trong đó 703 triệu đồng từ Giải golf gây quỹ học bổng “Tiếp sức đến trường” (do Công ty CP phân bón Bình Điền, VTV9 – Đài truyền hình VN, báo Tuổi Trẻ và Công ty cổ phần Đầu tư và kinh doanh golf Long Thành phối hợp tổ chức) tài trợ và Ủy ban tương trợ người Việt Nam tại Đức tài trợ 127 triệu đồng.
Trong năm 2018, chương trình dự kiến trao tổng cộng 400 suất học bổng với tổng kinh phí học bổng 2 tỉ đồng dành cho học sinh, học viên vượt khó đang theo học các trường nghề tại ĐBSCL và Đông Nam Bộ.
Học bổng không chỉ vinh danh sự nỗ lực vượt khó của các bạn trẻ học nghề, mà còn góp phần vào việc giải quyết vấn nạn “thừa thầy thiếu thợ” trong thị trường nhân lực, khẳng định thông điệp “ĐH không phải là con đường duy nhất để tiến thân”.
Theo tuoitre
Mô hình '9+' để lập nghiệp sớm, cần sự 'giác ngộ' của phụ huynh
Mô hình sau khi tốt nghiệp THCS (lớp 9) không tiếp tục học lên cấp III mà chuyển sang học học trung cấp, cao đẳng dần được nhiều học sinh lựa chọn, bởi con đường này phù hợp với học sinh có hoàn cảnh kinh tế khó khăn muốn sớm lập nghiệp.
Học nghề để có việc làm
Nguyễn Trần Trung (18 tuổi) quê ở Lâm Hà (Lâm Đồng) ra Hà Nội học tại trường Cao đẳng điện tử - điện lạnh Hà Nội hệ trung cấp nghề điện lạnh. "Năm 2017, khi vừa tốt nghiệp trung học cơ sở, người anh họ đang làm tại doanh nghiệp tại Hà Nội có tư vấn cho em vào học thẳng hệ trung cấp. Em cũng suy nghĩ gần 2 tháng khi lựa chọn theo học hệ trung cấp liên thông này. Gia đình có 3 anh em, hoàn cảnh khó khăn, em lại là con trưởng nên quyết định học luôn hệ trung cấp để có thể vừa học, vừa đi làm. Đến năm 2018, em có học thêm tại trung tâm giáo dục thường xuyên vào buổi tối để sau này có điều kiện học tiếp lên cao đẳng, đại học", Nguyễn Trần Trung chia sẻ.
Em Nguyễn Trần Trung vừa học vừa làm
Nhận xét việc tuyển sinh hệ trung cấp từ đối tượng học tốt nghiệp trung học cơ sở (THCS), thầy Phạm Tiến Dũng, Phó Hiệu trưởng trường Cao đẳng Điện tử - Điện lạnh Hà Nội cho biết: "Năm 2017, tuyển sinh hệ trung cấp tốt nghiệp THCS học tại trường là 19 học sinh, năm 2018 là 38 học sinh. Còn vừa học trung cấp và học tại trung tâm giáo dục thường xuyên năm 2018 là 173 học sinh. Thực tế cho thấy, việc lựa chọn học nghề sau khi tốt nghiệp THCS phụ thuộc lớn vào phụ huynh bởi thời điểm này các em mới 15 tuổi. Nhiều phụ huynh vẫn có tâm lý muốn con có bằng tốt nghiệp lớp 12 (cả hệ THPT hoặc GDTX) để yên tâm sau này có điều kiện học tiếp lên đại học".
Còn thầy Nguyễn Thành Long, Hiệu trưởng Trường Trung cấp nghề Giao thông công chính Hà Nội cho biết: Mô hình học từ THCS chuyển qua học trung cấp đã có từ cách đây gần 20 năm. Thời điểm đó, trường trung cấp thuộc sở Giáo dục Đào tạo quản lý và có tên gọi là trung học nghề. Chương trình kéo dài từ năm 1994-2001, gồm 10 khóa đạo tạo, với hàng trăm học sinh. Theo đó, học sinh tốt nghiệp THCS chuyển qua học nghề kết hợp với văn hóa, tốt nghiệp sẽ có bằng trung cấp và có thể liên thông lên cao đẳng, đại học. Điển hình trong khóa học này có trường hợp thầy Nguyễn Quốc Hải, giờ đang là thạc sĩ công nghệ ô tô và đang giảng dạy tại trường.
Mô hình học THCS chuyển sang học trung cấp, liên thông cao đẳng, hay còn gọi là chương trình 9 là hình thức phù hợp với những học sinh muốn chuyển sang học nghề để có việc làm ngay. "Sau 2 năm học, tốt nghiệp ra trường, học sinh hoàn toàn có thể đi làm với công việc phù hợp. Khi học hệ trung cấp, nếu học sinh nào muốn tiếp tục học tiếp có thể đăng ký học thêm 7 môn văn hóa theo quy định của Bộ GĐ - ĐT là có thể có bằng trung cấp và tham gia thi tốt nghiệp PTTH quốc gia để vào học đại học", thày Nguyễn Thành Long chia sẻ.
Đứng ở góc độ người học, em Nguyễn Trần Trung chia sẻ: "Thực sự thì người học quan tâm rất lớn đến việc học liên thông từ việc học trung cấp lên cao đẳng và cả đại học. Tầm 15 tuổi lúc đó, tư vấn nghề nghiệp phụ thuộc rất lớn vào những lớp người đi trước. Sau này khi đi học, em có tham khảo một số tài liệu từ chính thầy cô và mạng xã hội, nhưng điều quan tâm nhất với người học là tính liên thông. Hiện nay theo em được biết là mới chỉ học liên thông đến cao đẳng, do đó em mới đi học thêm tại Trung tâm GDTX".
Còn vướng do phân luồng
Theo thống kê, cả nước mỗi năm có khoảng 200.000 học sinh tốt nghiệp THCS không vào học trung học phổ thông, trong đó có không ít em bước luôn vào thị trường lao động. Đây là đối tượng cần quan tâm trong đào tạo tay nghề. Bên cạnh đó, theo thống kê của ngành giáo dục, năm học vừa qua, có khoảng 30% học sinh tốt nghiệp THPT nhưng không học Đại học. Như vậy, nếu không phân luồng từ nhóm đối tượng này sẽ rất lãng phí nguồn lực xã hội vì phải mất thêm 3 năm nữa mới lựa chọn học nghề.
Học sinh học nghề hàn tại trường trung cấp giao thông công chính Hà Nội
Với các nước có nền công nghiệp phát triển, học sinh học hết lớp 9 (THCS) có hai hướng rẽ: Thứ nhất, tiếp tục học THPT sau đó lên đại học và gia nhập thị trường lao động. Hướng thứ hai, học sinh gia nhập thị trường lao động sớm hơn; đó là tốt nghiệp THCS, học sinh sẽ lựa chọn đi học nghề, nên chỉ 18- 20 tuổi là có thể đi làm.
"Mô hình 9 thực hiện theo Luật giáo dục nghề nghiệp. Cụ thể, học hết lớp 9, học sinh có quyền lựa chọn học nghề ngắn hạn trong thời gian 6 tháng đến 1 năm như chăm sóc sắc đẹp, nấu ăn, làm bánh và các em tham gia thị trường lao động ngay tại các trung tâm dạy nghề. Các em không phải làm những công việc độc hại và được pháp luật cho phép độ tuổi từ 15-18 tuổi. Lựa chọn thứ 2 là học sinh tham gia chương trình đào tạo 9 2, 9 3, 9 4, 9 5 để theo 8 bậc của khung trình độ quốc gia. Sau 2 năm, các em lấy bằng trung cấp, những năm tiếp theo lấy bằng cao đẳng. Sau này nếu có nhu cầu các em học tiếp để lấy bằng Đại học", Thứ trưởng Lê Quân cho biết.
Do đó, từ năm học 2018, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) có công văn gửi các trường trung cấp, trường cao đẳng, yêu cầu nghiên cứu, xây dựng chương trình, tổ chức đào tạo cao đẳng liên thông dành cho học sinh tốt nghiệp THCS theo học các trường trung cấp.
"Nếu công bố chương trình đào tạo theo mô hình 9 sẽ định hình cho người học cả quá trình. Các em biết được sau 2 năm học xong trung cấp có thể học cao đẳng. Như vậy, thay vì việc chỉ bước có 1 bậc thì các em biết ngay có thể bước 2 bậc. Chương trình này được thiết kế liên thông phù hợp với độ tuổi. Lứa tuổi 15 - 16 đào tạo sâu về văn hóa, 17-18 đào tạo sâu vào nghề. Học sinh có thể dừng lại bất cứ lúc nào để bước vào thị trường một cách linh hoạt. Hoặc sau khi có điều kiện, học sinh có thể học tiếp để hoàn thành chương trình liên thông trung cấp, cao đẳng; tránh cắt khúc học lại từ đầu và học tiếp khi có điều kiện", Thứ trưởng Lê Quân Bộ LĐTBXH chia sẻ.
Tuy nhiên, thực tế triển khai trong thời gian qua cho thấy, mô hình 9 chưa thu hút nhiều người học dù hệ trung cấp miễn học phí. "Nguyên nhân chính là do công tác phân luồng. Hiện nay, chủ yếu phụ huynh và học sinh lựa chọn hình thức từ THCS vào trung cấp học nghề do điều kiện kinh tế gia đình và năng lực học của học sinh. Trong khi, phần đông vẫn mang nặng tâm lý bằng cấp", thầy Phạm Tiến Dũng chia sẻ.
Đó là lý do, dù mục tiêu Chính phủ đặt ra vào năm 2020, phân luồng sau THCS phải đạt 30% học sinh vào học các trường nghề nhưng năm nay mới đạt khoảng 15%. "Trong năm học vừa qua, việc tư vấn hướng nghiệp các cơ sở nghề nghiệp đã chuyển mạnh sang tư vấn từ tổ dân phố, khu dân cư; căn cứ trên nhu cầu thị trường lao động", Thứ trưởng Lê Quân cho biết.
Thầy Phạm Tiến Dũng cho rằng: "Tâm lý người dân vẫn muốn con em tiếp tục học THPT để học lên đại học. Chỉ có số ít mạnh dạn cho con học nghề theo hệ trung cấp. Tuy nhiên, cùng với sự tuyên truyền, truyền thông và thực tế nhiều sinh viên ra trường không có việc làm, nhận thức xã hội thay đổi khi xác định học nghề gắn với việc làm, mô hình 9 sẽ thu hút được người học trong các năm tiếp theo".
Theo baotintuc
'Nói ngọng ảnh hưởng tới uy tín cả nền giáo dục' Đại biểu Trương Trọng Nghĩa (TP.HCM) nói không nên xem thường nói ngọng, "nói ngọng thì viết cũng sẽ ngọng", không chỉ ảnh hưởng tới khả năng thuyết trình mà cả uy tín của nền giáo dục. Các ĐBQH thảo luận dự án Luật Giáo dục sửa đổi tại tổ TP.HCM chiều 8-11 - Ảnh: B.D Thảo luận tổ về Luật Giáo dục...











Tin đang nóng
Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi
Có thể bạn quan tâm

Ông Putin ra lệnh lập vùng đệm an ninh dọc biên giới Ukraine
Thế giới
15:06:00 23/05/2025
Hai người đẹp Ấn Độ diện trang phục của NTK Việt Nam tại LHP Cannes 2025
Thời trang
14:51:58 23/05/2025
Phát hiện thi thể phân hủy, nhiều bộ phận trơ xương dưới chân đèo Bảo Lộc
Tin nổi bật
14:40:05 23/05/2025
Nam ca sĩ Vbiz hát vang Một Vòng Việt Nam ở Nhật Bản, giành giải đặc biệt với siêu hit Top 1 Trending
Nhạc việt
14:35:50 23/05/2025
j-hope xuất hiện trên trang bìa Billboard tháng 5
Nhạc quốc tế
14:30:34 23/05/2025
Alejandro Garnacho sẽ rời MU theo 'vết xe đổ' của Marcus Rashford?
Sao thể thao
14:22:22 23/05/2025
Chạy án - ai chạy, chạy ai?
Pháp luật
14:11:27 23/05/2025
Hoa hậu Thuỳ Tiên bị tước bỏ danh hiệu Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu
Sao việt
13:44:54 23/05/2025
5 lý do bạn nên thêm matcha vào chế độ chăm sóc da hàng ngày
Làm đẹp
13:42:26 23/05/2025
Phạm Băng Băng bị phong sát 7 năm vẫn đạt doanh thu 5000 tỷ/năm nhờ làm 1 thứ
Sao châu á
13:30:21 23/05/2025