Từ thư nặc danh, TP HCM phát hiện hàng loạt nhà xây trái phép
Dù không xác định được người tố cáo, UBND TP HCM vẫn chỉ đạo kiểm tra và phát hiện nhiều nhà xây “lậu” mà chính quyền huyện Bình Chánh làm ngơ.
Sở Xây dựng TP HCM vừa kiến nghị UBND TP HCM chỉ đạo huyện Bình Chánh xử lý nghiêm 8 căn nhà xây dựng không phép, kiểm điểm trách nhiệm tổ chức, cá nhân liên quan đã không xử lý công trình vi phạm. Đồng thời, kiểm tra, xác minh nội dung phản ánh cán bộ nhận hối lộ để bao che các công trình vi phạm này.
Huyện Bình Chánh là nơi “ nóng” nhất về tình trạng xây nhà trái phép. Ảnh: Trung Sơn
Trước đó, thành phố chỉ đạo Sở Xây dựng kiểm tra đơn thư của một người phản ánh việc cán bộ bao che, nhận tiền của dân khi xử lý các căn nhà xây dựng sai phép tại xã Vĩnh Lộc A, huyện Bình Chánh. Thanh tra Sở Xây dựng kiểm tra hiện trạng và xem xét hồ sơ liên quan, phát hiện hàng loạt sai phạm khiến các nhà vi phạm vẫn tồn tại.
Trong đó, chủ đầu tư 4 căn nhà tại Tổ 16, ấp 1, xã Vĩnh Lộc A, không có giấy phép xây dựng, công trình nằm trên đất không phù hợp quy hoạch (đất sử dụng với mục đích trồng cây lâu năm).
Hai trường vừa không có giấy phép, vừa xây trên đất thuộc quyền sử dụng của người khác hoặc trên đất trồng lúa. Nhưng UBND xã Vĩnh Lộc A xác nhận cho tạm tồn tại, Phòng quản lý đô thị huyện Bình Chánh chứng nhận số nhà cho chủ đầu tư…
Video đang HOT
Theo Sở Xây dựng, UBND xã Vĩnh Lộc A đã buông lỏng kiểm tra, không xử lý và ngăn chặn hành vi vi phạm của chủ đầu tư để công trình xây dựng không có giấy phép hoàn thành đưa vào sử dụng.
Theo thống kê, từ ngày 1/1 đến 15/5/2013 (Nghị định 26 về việc chấm dứt hoạt động thanh tra xây dựng cấp quận, huyện, phường, xã có hiệu lực), thành phố có gần 1.120 trường hợp vi phạm xây dựng nhà không phép, trái phép. Trong khi đó, chỉ tính từ ngày 15/5 đến 30/6 đã tăng vọt lên hơn 1.500 trường hợp.
Huyện Bình Chánh được xem là nơi “nóng” nhất Sài Gòn về tình trạng này khiến người dân và các đại biểu HĐND TP HCM rất bức xúc, đặt nghi vấn có tiêu cực, bao che. Có trường hợp hơn 600 căn nhà xây dựng trái phép trên đất nông nghiệp nhưng lực lượng thanh tra xây dựng không phát hiện.
Hôm 10/5, UBND TP HCM yêu cầu Chủ tịch UBND huyện Bình Chánh tổ chức kiểm điểm, xử lý trách nhiệm của cựu Chánh văn phòng Huỳnh Văn Phạm Hồng và chủ tịch UBND xã Đa Phước và các tổ chức, cá nhân liên quan trong các vụ xây dựng trái phép trên địa bàn huyện. Quá trình tổ chức kiểm điểm nếu phát hiện có dấu hiệu hình sự thì chuyển cơ quan điều tra.
Ngọc Hậu
Theo VNE
Đà Nẵng đốc thúc đại gia dỡ biệt phủ ở Hải Vân
Trong khi chính quyền quận đốc thúc đại gia vàng tháo dỡ biệt phủ xây dựng không phép trong rừng đặc dụng Hải Vân vì sắp hết thời gian gia hạn thì tại nơi này mọi việc tiến hành chậm chạp.
Phó chủ tịch UBND quận Liên Chiểu (Đà Nẵng) vừa gửi thông báo đến ông Ngô Văn Quang (giám đốc một công ty vàng ở Quảng Nam) về việc yêu cầu tháo dỡ công trình xây dựng vi phạm trật tự đô thị. Đây là công trình khoảng 100 tỷ đồng xây dựng không phép trên núi Hải Vân. Đà Nẵng đã nhiều lần gia hạn tháo dỡ, gần đây nhất là thêm 75 ngày, hạn cuối là ngày 15/4.
Sau khi rầm rộ tháo dỡ cổng tam quan, tiến độ tại biệt phủ của đại gia vàng có dấu hiệu chậm lại. Ảnh: Ngọc Trường.
Cho rằng "tiến độ tự tháo dỡ chậm, không đảm bảo về thời gian", UBND quận yêu cầu ông Quang phải tiếp tục tiến hành tự tháo dỡ các hạng mục công trình vi phạm còn lại. Nếu ông Quang không tiếp tục thực hiện, UBND quận sẽ tổ chức tháo dỡ theo quy định.
Ghi nhận của VnExpress vào sáng 15/3, phía trong biệt phủ có khoảng chục nhân công nhưng tiến độ làm việc không khẩn trương. Hầu hết mái ngói đã được gỡ xuống, còn trơ lại những bộ khung gỗ. Nhiều vật dụng đã được tập kết dọc lối đi nhưng chưa được chuyển đi.
Hai kiểm lâm của Hạt kiểm lâm Liên Chiểu, lực lượng có trách nhiệm phối hợp với chính quyền trong việc giám sát tiến độ tự tháo dỡ biệt phủ, vào kiểm tra và cho biết gia chủ chưa thuê được thợ từ phía Bắc vào để tiếp tục dỡ nhà. Với khối lượng lớn, việc tháo dỡ chắc chắn sẽ khó kịp tiến độ.
Nhiều cánh cổng xung quanh biệt phủ vẫn đóng kín, hầu hết mái ngói của những căn nhà gỗ đã được tháo xuống. Ảnh: Ngọc Trường.
Ông Ngô Văn Quang là chủ khu biệt thự có tổng diện tích 1.411 m2, với hơn chục ngôi nhà tại khu vực đồi Chim Chim, tiểu khu 11 rừng đặc dụng Nam Hải Vân, phường Hòa Hiệp bắc, quận Liên Chiểu (Đà Nẵng). Khu biệt thự này bị phát giác xây dựng trái phép vào cuối năm 2014. Ngày 4/2, UBND quận Liên Chiểu ra quyết định xử phạt hành chính đối với ông Quang, buộc tháo dỡ công trình trong vòng 35 ngày. Ông Quang sau đó gửi đơn đi nhiều nơi xin giữ lại để làm khu du lịch sinh thái, tâm linh.
Ngày 1/12/2015, Thanh tra Chính phủ có công văn gửi UBND TP Đà Nẵng, nêu rõ việc xử lý biệt thự của ông Quang thuộc thẩm quyền của Đà Nẵng. UBND quận Liên Chiểu hôm 8/12/2015 ra quyết định cưỡng chế công trình với thời hạn tự tháo dỡ, hoàn thành trước ngày 31/1/2016.
Hết thời hạn này, ông Quang gửi đơn trình bày lý do công trình được xây dựng bằng vật liệu gỗ, kết cấu tinh xảo nên việc tháo dỡ cần nhiều nhân lực và thời gian; thời điểm cận Tết Nguyên đán khó thuê nhân công. Đà Nẵng sau đó thống nhất gia hạn thêm 75 ngày.
Ngọc Trường
Theo VNE
Resort trái phép ở Vườn quốc gia Ba Vì Resort 4 sao sắp đi vào hoạt động thì bị phát hiện chưa được phê duyệt dự án và chưa có giấy phép xây dựng. Công trình mang tên Le Mont Bavi Resort&Spa do Công ty TNHH Phát triển công nghệ (CFTD) làm chủ đầu tư. Tọa lạc ở độ cao 600 m (cốt 600) giữa Vườn Quốc gia Ba Vì, Le Mont...