Tư thế sai dễ gây thoát vị đĩa đệm
Ngồi lâu, cúi bê vật nặng gây gia tăng áp lực lên hệ thống đĩa đệm, dẫn đến nguy cơ thoát vị đĩa đệm.
Thoát vị đĩa đệm là bệnh phổ biến ở người cao tuổi, người lao động nặng. Bệnh đang có xu hướng trẻ hóa, đặc biệt là nhân viên văn phòng với đặc thù công việc phải ngồi lâu một chỗ, ít vận động suốt 8-10 tiếng tại công sở. Tình trạng này làm gia tăng áp lực lên cột sống cũng như hệ thống đĩa đệm, dẫn đến nguy cơ thoát vị đĩa đệm. Thường gặp nhất là thoát vị đĩa đệm ở vùng thắt lưng, cổ và ngực.
Tuổi càng cao, các đĩa đệm càng dễ mất nước và trở nên mỏng, phẳng hơn, chức năng đệm giữa các đốt sống sẽ giảm. Sự căng thẳng của các chuyển động hàng ngày và những chấn thương nhỏ qua thời gian có thể gây ra đau đớn ở vòng bao bên ngoài, nơi gần các dây thần kinh. Nếu vòng bao đĩa đệm bị vỡ, lõi mềm của đĩa có thể xuyên qua các vết nứt. Đĩa có thể phình ra hoặc trượt ra khỏi vị trí, được gọi thoát vị.
Đĩa đệm bình thường (bên trái) và đĩa đệm bị thoát vị (bên phải). Ảnh: orthoadc
Video đang HOT
Tiến sĩ Huỳnh Hồng Châu, Khoa Ngoại Thần kinh, Bệnh viện Quốc tế City cho biết khi người bệnh gặp các triệu chứng như đau lưng kèm tê chân, teo cơ, giảm hoặc mất phản xạ gân xương, tê nhiều, yếu chân hơn, rỉ nước tiểu ngoài ý muốn, cần chụp MRI cột sống lưng để chẩn đoán. Nếu người bệnh đau nhiều ở thắt lưng, bác sĩ sẽ chỉ định chụp X-quang để xác định tình trạng bệnh.
Cần phải điều trị để giảm đau và ngăn chặn biến chứng nguy hiểm. Tùy triệu chứng và tình trạng bệnh nghiêm trọng mức nào mà bác sĩ sẽ chỉ định điều trị nội khoa, tập vật lý trị liệu hay phải phẫu thuật. Khi bệnh nhân đau lan dọc chân, bác sĩ sẽ cho giảm đau với thuốc. Triệu chứng nặng hơn như đau nhiều, tê yếu chân thì phải phẫu thuật, 86-97% sẽ hết đau chân.
Bệnh nhân được bác sĩ tư vấn điều trị thoát vị đĩa đệm cột sống. Ảnh: M.T
Trẻ em cần được giáo dục tư thế đứng, ngồi, sinh hoạt hàng ngày luôn giữ cột sống ở thế thẳng. Người lớn không nên ngồi lâu, hạn chế khiêng vác nặng. Đặc biệt không nên cúi lưng bê vật nặng, không ngồi lâu liên tục hơn một giờ. Uống nhiều nước để cung cấp nước cho đĩa đệm, tối thiểu 2 lít nước mỗi ngày, duy trì trọng lượng hợp lý và thường xuyên tập thể dục.
Lê Phương
Theo Vnexpress
Ngồi lâu nguy hiểm như thế nào?
Nghiên cứu được công bố trên chuyên san American Journal of Nursing cho thấy ngồi trên 7 giờ đồng hồ mỗi ngày và ngồi liên tục kéo dài (chẳng hạn như ngồi trong 30 phút hoặc lâu hơn) làm tăng nguy cơ gây hại sức khỏe.
ShutterStock
Các nhà khoa học thuộc Đại học Texas Rio Grande Valley (Mỹ) thấy rằng ngồi lâu mà không đứng lên đi lại dễ làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch, tiểu đường...
Không chỉ gây béo phì, ít vận động cũng liên quan đến tăng nguy cơ ung thư, bao gồm ung thư buồng trứng, nội mạc tử cung và ung thư đại tràng.
Ngồi một chỗ làm giảm kích thích các cơ mang trọng lượng, dẫn đến giảm hoạt động của một loại enzyme tên là lipoprotein lipase có vai trò thiết yếu trong quá trình chuyển hóa lipid, bao gồm sản xuất cholesterol tốt HDL cũng như hấp thụ glucose từ máu.
Ngược lại, thỉnh thoảng rời ghế đứng lên đi lại giúp giảm những rủi ro về trao đổi chất.
Theo nhóm chuyên gia, các cách can thiệp được đề xuất bao gồm: sử dụng bàn làm việc điều chỉnh độ cao để bạn có thể đứng làm việc, đi lại hoặc vận động thường xuyên, sử dụng máy tính hoặc điện thoại thông minh nhắc nhở giờ nghỉ ngơi/đứng dậy mỗi 30 - 40 phút làm việc chẳng hạn.
Theo thanhnien.vn
Ngồi nhiều là "con đường nhanh nhất dẫn đến cái chết" và đây là lý do tại sao Theo các chuyên gia, những người ngồi nhiều ít vận động có nguy cơ bị thoát vị đĩa đệm cao hơn. Chúng ta không biết rằng khi nằm áp lực cột sống tăng cao gấp 4 lần, khi ngồi áp lực cột sống tăng gấp 6 lần. Ngay từ năm 1994, Tổ chức Y tế Thế giới đã cho rằng, ngồi nhiều, ít...