Từ thạc sĩ Hóa học, tôi lựa chọn nghề làm bánh
Những ngày tháng cuối cùng của thời sinh viên, tôi may mắn xin được vào làm tại một tiệm bánh Nga sau hàng chục lần xin việc không thành do bản thân là người ngoại quốc.
Tôi đến với nghề làm bánh tình cờ như một sắp đặt sẵn của số phận. Sinh ra trong một gia đình có truyền thống kinh doanh, ngày bé tôi không có nhiều cơ hội tiếp xúc với công việc bếp núc.
Những kỷ niệm về bánh trong ký ức của tôi là những chiếc bánh mỳ Hà Nội méo mó, bẹp rúm. Đó là món quà duy nhất mà những năm 90, mỗi lần đi công tác bố tôi đều mang về. Ấy thế mà nó lại thơm ngon đến lạ thường.
Ngày đầu tiên tôi được phát một chiếc tạp dề và một cái mũ. Tôi thích thú vì mình đã trở thành một thợ làm bánh sau bao tháng ngày mơ ước.
Trước khi làm chủ cửa hàng như hiện tại, tôi cũng đã trải qua những ngày tháng làm thợ tại xứ sở bạch dương nơi tôi theo học đại học. Do phải sống xa nhà, tôi tận dụng những thực phẩm và gia vị mang theo đến Nga đế nấu những món ăn na ná mùi vị quê hương.
Từ những món hàng ngày đến đặc sản vùng miền như bánh bèo chén, bánh bèo Hải Phòng, bánh xèo, bánh gối, bánh bột lọc,… Tất cả những món ăn ấy tuy không đầy đủ gia vị nhưng nó khiến tôi vơi bớt đi nỗi nhớ Việt Nam.
Những ngày tháng cuối cùng của thời sinh viên, tôi may mắn xin được vào làm tại một tiệm bánh sau hàng chục lần xin việc không thành do bản thân là người ngoại quốc.
Ngày đầu tiên tôi được phát một chiếc tạp dề và một cái mũ. Tôi thích thú vì mình đã trở thành một thợ làm bánh sau bao tháng ngày mơ ước.
Tất nhiên, trước đó tôi cũng tự mày mò và tham gia một khóa học làm bánh. Vì vậy, tôi không có nhiều bỡ ngỡ khi xin việc tại đây. Buổi đầu tiên, tôi được quan sát và lặp lại theo hướng dẫn để chia bột, tạo hình đơn giản.
Tôi hoàn thành công việc ngày đầu một cách suôn sẻ. Nhận được tiền lương, tôi vô cùng sung sướng dù đây không phải là số tiền đầu tiên tôi kiếm được trong quá trình đi học.
Tôi bỏ lại tấm bằng thạc sĩ và bắt đầu với dự định kinh doanh của mình.
Trước đó, sau khoảng thời gian dự bị đại học bên Nga, tôi đã mạnh dạn buôn hàng khô cho gần 200 sinh viên Việt Nam ở cùng ký túc. Từ mì tôm, măng miến, mộc nhĩ, nấm hương cho đến mắm nước, mắm tôm,… Nhờ đó, tôi cũng đã kiếm được một khoản tiền nho nhỏ.
Sang đến ngày thứ 3, tôi đã làm theo được tất cả hướng dẫn. Ngoài ra, có nhiều thứ bánh do tôi sáng tạo cũng đã được ghi vào menu của cửa hàng.
Video đang HOT
Với vốn tiếng Nga đủ dùng, tôi thường kể chuyện cho những vị khách nước ngoài nghe về Việt Nam và cả những món ăn hay phong tục tập quán Việt. Tôi cảm thấy yêu tha thiết công việc này, dù việc học trên trường cũng khá bận mải.
Vừa đi học, vừa đi làm, đây là khoảng thời gian cuối để tôi hoàn thành luận án tốt nghiệp thạc sỹ chuyên ngành Hóa học. Tôi quyết định xin nghỉ làm để hoàn thành việc học nhưng lòng không thôi nhớ nhung.
Tôi tốt nghiệp về nước vào tháng 6/2013 với tấm bằng “đỏ” thạc sỹ Hóa học cùng những dự định về sự nghiệp, gia đình.
Nhưng rồi một lần nữa, cái duyên lại “bén” đến với tôi. Tình yêu các loại bánh cứ thế thúc giục tôi phải làm một điều gì đó. Vậy là tôi quyết định mua lò nướng, máy đánh trứng và các dụng cụ cần thiết. Tôi bỏ lại tấm bằng thạc sĩ và bắt đầu với dự định kinh doanh của mình.
Tháng đầu tiên, tôi ghi chép từng ngày bán được bao nhiêu chiếc bánh. Hồi đó, tôi chủ yếu bánh mỳ nhân ngọt với số lượng trung bình 20-50 chiếc/ ngày. Sau hơn một tháng, tôi thu hồi được cả vốn lẫn lãi. Tôi nhớ bản thân cứ vui mãi với quyết định ấy.
Cứ thế, 5 tháng sau, tôi mua lại toàn bộ dàn máy, lò nướng, dụng cụ làm bánh mỳ của một tiệm thanh lý với giá 50 triệu đồng. Chưa chắc tay nghề, tôi đăng ký tham gia vào một khóa học làm bánh ngắn hạn. Cũng từ đó, tôi bước vào con đường làm bánh chuyên nghiệp.
Khởi nghiệp, tôi bán bánh trên vỉa hè. Thời điểm ấy, tôi nhận được không ít thắc mắc tại sao tốt nghiệp thạc sĩ lại ra vỉa hè kinh doanh. Tại sao không theo nghề đã học để vào cơ quan nhà nước? Thậm chí bố mẹ chồng cũng khuyên tôi nên ổn định và đi làm ở những nơi tên tuổi.
Nhưng thời gian theo nghề của tôi chứng minh và làm mọi người tin tưởng, ủng hộ. Tôi nhớ mãi chị gái chồng từng nói: “Em may mắn vì có cái nghề trong tay và được làm những gì bản thân yêu thích”.
Tất nhiên, cái gì bắt đầu cũng thật khó khăn. Có những ngày mưa gió, ngồi tại vỉa hè, tôi bị công an đuổi và tịch thu hết bàn ghế.
Cũng nhờ đó, tôi quyết tâm đi khắp Hải Phòng tìm địa điểm thuê nhà và may mắn đã tìm được. Hai tháng đầu khai trương, tôi kiếm được đủ tiền trả lương cho nhân viên và tiền thuê quán.
Mô hình pizza tự chọn đầu tiên và duy nhất tại Hải Phòng đã ra đời. Để lan tỏa niềm say mê làm bánh, tôi còn tự làm những vlog để hướng dẫn cách làm bánh tới mọi người. Tôi luôn tự nhủ bản thân không được phép ngủ quên khi mọi thứ chỉ mới bắt đầu.
Để duy trì và phát triển, tôi luôn tìm cách tốt nhất để phục vụ khách hàng. Sau 5 năm gắn bó với nghề, đã có nhiều niềm vui và cũng không ít sự lo lắng. Nhưng những khó khăn vất vả cứ thế đến rồi lại đi.
Hiện tại tôi đã đã mở được hai cơ sở tại Hải Phòng và vẫn đang duy trì, phát triển. Ngoài việc bán lẻ, tôi cũng tổ chức các lớp học trải nghiệm, dạy nghề bếp và bánh.
Tôi chưa từng hối hận về sự lựa chọn của bản thân. Cũng chính từ những trải nghiệm ấy, tôi luôn khuyến khích những người xung quanh mình làm theo những gì bản thân thực sự yêu thích.
Em gái của tôi, vốn là du học sinh tại Trung Quốc, dù theo học ngành Quản trị kinh doanh nhưng tôi vẫn động viên em nên đi theo đam mê. Hiện tại, cô bé đang có 2 cửa hàng thời trang tại Hải Phòng.
Còn cậu em trai út của tôi vốn là sinh viên năm thứ 3 tại ĐH Hải Phòng cũng đã rẽ hướng sang Nhật để theo đuổi một ngành mới thiết thực hơn.
Tôi cho rằng, bản thân không nên tự gò ép “Mình nhất định phải là người học giỏi nhất” hay phải thi đỗ vào trường chuyên lớp chọn. Hạnh phúc chỉ đến khi chúng ta được làm những gì mà ta yêu. Và hãy để bản thân trở thành người giỏi nhất trong chính lĩnh vực mà mình đam mê.
Nguyễn Thị Ngọc Anh
Theo vietnamnet
Tiến sĩ làm việc cật lực 10 năm lương vẫn chỉ 4,5 triệu đồng/tháng
Nhiều nhà khoa học trẻ cống hiến cho nghiên cứu hơn 10 năm nhưng mức lương nhận được chỉ 4,5 triệu đồng/tháng.
Không ít tiến sĩ, phó giáo sư đang phải đứng trước ngưỡng cửa lựa chọn đam mê hay từ bỏ để đi theo cái gọi là "cơm áo gạo tiền".
Lương 10 năm tăng... 500 ngàn đồng
PGS.TS Kim Huệ, Đại học Đà Nẵng từng tốt nghiệp cử nhân và tiến sĩ tại Đại học kỹ thuật Darmstad (Liên bang Đức). Có khoảng thời gian chị được mời về làm việc tại Viện nghiên cứu cơ khí Annodor Đức, với mức lương khởi điểm 2.300 Euro, tương đương gần 55 triệu đồng/tháng.
Tuy nhiên mong muốn về quê hương cống hiến và cũng là tìm kiếm hạnh phúc cá nhân, PGS Kim Huệ đồng ý làm việc Đại học Đà Nẵng từ năm 2010, mức lương chị được nhận 4 triệu đồng/tháng cùng 500 ngàn tiền phụ cấp.
Nhiều nhà khoa học trẻ cống nghiên cho cứu hơn 10 năm nhưng mức lương nhận được chỉ 4,5 triệu đồng/tháng, liệu họ có bằng lòng? (Ảnh minh họa)
Tính đến nay gần 10 năm gắn bó và làm việc, dù hài lòng với lựa chọn của mình, nhưng chế độ đãi ngộ là điều PGS Huệ băn khoăn nhất. Vì số tiền lương chị nhận được quá ít hỏi, cống hiến gần một thập kỷ lương mới tăng thêm được 500 ngàn đồng, tức là tăng trung bình 50 ngàn đồng/năm. "Quá bèo bọt", chị nói.
Làm bài toán so sánh với thu nhập của nhiều sinh viên mới ra trường có thể nhận mức lương từ 10 - 15 triệu đồng/tháng mới thấy rõ sự khập khiễng, không hợp lý.
"Tiến sĩ tốt nghiệp nước ngoài, có kinh nghiệm nghiên cứu quốc tế, trình độ tiếng Anh tốt làm việc trong môi trường giáo dục đại học mà chỉ nhận mức lương từ 5 - 10 triệu đồng mỗi tháng. Chính điều đó khiến những nhà khoa học không mấy mặn mà với công việc nghiên cứu", PGS Huệ phân tích.
PGS.TS Ngọc Dung, giảng viên Đại học Công đoàn cho biết, để hoàn thành chương trình học thạc sĩ hoặc tiến sĩ, người đó phải tiêu tốn trung bình từ 100- 300 triệu đồng tùy vào ngành học và số tiền phân bổ cho các công trình nghiên cứu.
" Trong khi mức lương nhận được theo học hàm, học vị chỉ 3- 4,5 triệu đồng/tháng. Như vậy một nhà khoa học phải 'nhịn ăn, nhịn tiêu' 10 năm mới đủ tiền để đi học lấy một cái bằng", PSG Dungnói.
Sự chênh lệch trong tỷ giá và chế độ lương dẫn đến tình trạng không ít các nhà khoa học trẻ không muốn về Việt Nam cống hiến, đúng hơn là họ không mặn mà với số tiền ít ỏi ấy.
PGS Dung cho rằng, để đủ tiền trang trải cho cuộc sống gia đình gần như các giảng viên tiến sĩ, phó giáo sư phải tích cực dạy thêm, tham gia hướng dẫn các bạn nghiên cứu sinh và cũng phải tích cực nghiên cứu khoa học đến bạc cả đầu mới may chăng đủ nuôi gia đình.
Lương thấp nhưng sao vẫn cố làm?
Mức lương đãi ngộ cho các tiến sĩ, phó giáo sư đều được cho là quá thấp so với mặt bằng chung thu nhập của xã hội. Nhưng tại sao không mấy ai chịu từ bỏ nghề nghiên cứu?
Chia sẻ về điều này, TS Lương Thu Hoài nói điều đó nghĩa là họ chấp nhận sự hạn chế này để đánh đổi lấy vinh quanh trong nghề. "Nói đúng hơn là chúng tôi buộc phải bằng lòng với chế độ đãi ngộ để được tiếp tục sống với nghiên cứu", TS Hoài nói.
Tuy nhiên theo TS Hoài, không thể cào bằng tất cả, lương tiến sĩ đại học lại bằng lương của giáo viên phổ thông. Chúng ta nên thêm những quy định riêng cho từng đối tượng để tạo nhiều động lực cho đội ngũ thạc sĩ, tiến sĩ, phó giáo sư chuyên tâm nghiên cứu.
Nếu cứ kéo dài mãi như vậy, rồi đến một ngày gánh nặng mưu sinh lớn dần, nhà khoa học không đủ sức chống chọi thì khi đó họ sẽ thôi ước mơ về đam mê.
PGS.TS Huỳnh Văn Sơn, Phó Hiệu trưởng Đại học Sư phạm TP.HCM phân tích, nếu xét theo khu vực các nước Đông Nam Á, mức lương của nhà khoa học Việt Nam hơi thấp, nếu không muốn nói là quá "bèo".
Tiến sĩ Sơn phân tích về một số điểm tồn tại trong chế độ đãi ngộ với giới khoa học. Thứ nhất là sự mất cân bằng trong chế độ tiền lương và thu nhập chính đáng của giảng viên; giữa làm việc và cống hiến.
Thứ hai, sự mất cân bằng về thi đua và khen thưởng, do chưa xác định đúng mối quan hệ giữa chất lượng chuyên môn, hiệu quả công việc với chức danh nghề nghiệp và danh hiệu thi đua, danh hiệu nghề nghiệp. Thứ ba, sự mất cân bằng giữa nhu cầu quản trị đại học với cơ chế tự chủ đại học hiện hành và cách thức lựa chọn các vị trí đứng đầu còn lúng túng.
Vị PGS này cho rằng điều quan trọng là các đại học song song với công tác tự chủ nên có thêm những chính sách thu hút và đãi ngộ đối với các nhà khoa học. Khi họ được quan tâm tạo điều kiện tốt để làm nghiên cứu, có các khoản tài trợ thường xuyên cho đề tài, thì mới mong tầng lớp tinh hoa phát huy tốt khả năng.
"Tất nhiên việc thay đổi chế độ đãi ngộ không phải chuyện 'một sớm, một chiều", PGS Sơn nói.
Theo VTC
Kỳ thi IMSO 2019: Nữ sinh duy nhất giành Huy chương Vàng Nguyễn Bảo Ngân Giang, học sinh lớp 7 Trường THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam là thí sinh nữ duy nhất của Việt Nam giành Huy chương Vàng môn Khoa học tại Kỳ thi Olympic Toán và Khoa học quốc tế (IMSO) 2019. Nguyễn Bảo Ngân Giang Là học sinh chuyên Toán, nhưng tại Kỳ thi IMSO, Giang lại quyết định rẽ ngang...