Tự sự về nghề giáo… tụt hạng
Mấy năm trở lại đây dư luận luôn dậy sóng vì chuyện bạo lực học đường mà chủ nhân lại chính là các thầy cô giáo. Dù mức độ phạt nặng nhẹ thế nào, người chịu thiệt vẫn là giáo viên?
Nhún nhường trước thách thức của học sinh
Từ những chuyện lớn như thầy giáo và học sinh đánh nhau trên bục giảng, thầy đánh trò phải nhập viện hay cô giáo đánh học sinh gây nên cái chết thương tâm vừa qua… đến những chuyện nhỏ hơn như thầy cô chửi mắng học trò… Phần lớn trong số ấy, thầy cô đều phải rời bục giảng hoặc bị kỉ luật cảnh cáo toàn ngành. Có thầy cô bị phụ huynh đánh và nhục mạ ngay trước mặt học sinh.
Dù mức độ đúng sai tới mức nào thì người chịu thiệt thòi nhất vẫn là giáo viên. Ai cũng biết điều này nhưng vì sao nạn bạo hành học đường vẫn không chấm dứt?
Ở trường, giáo viên vừa là thầy, vừa là bảo mẫu, có biết bao nhiêu việc các em luôn vi phạm dù được nhắc nhở thường xuyên như đi vệ sinh không dội cầu, leo trèo lên cây, chạy đuổi bắt, xô đẩy bạn, đánh nhau, trèo cầu thang, nói chuyện trong giờ học, chọc phá bạn, lấy cắp đồ của bạn, cúp tiết đi chơi… Và nhiều trò nghịch ngợm chỉ học trò mới có.
Ảnh minh họa. Một vụ bạo lực học đường gây xôn xao dư luận năm 2012.
Học trò nhỏ nghịch ngợm, còn học sinh lớn lại thiếu lễ phép, nhiều khi có thái độ vô cùng xấc xược. Có em trong giờ học nhai kẹo cao su, nhại giọng thầy cô, kiểm tra bài trả lời trống không với giọng thách thức.
Thậm chí, có những học sinh coi thường các môn xã hội, trong giờ học, ngang nhiên mang sách toán, tiếng Anh ra làm bài. Thầy cô gọi lên dò bài, thẳng thừng nói: “Em không muốn học môn này, thầy (cô) muốn cho em điểm 0 thì tùy”.
Video đang HOT
Một số em lại bị chính cha mẹ đầu độc vào trái tim non nớt kia những điều để chống đối thầy cô. Có em nói với bạn: “Ba tao nói, nếu cô giáo mà đụng đến tao thì chết với ông ấy!”. Vì thế chúng tỏ ra bất cần và không nghe lời thầy cô là chuyện bình thường.
Học trò như thế, người nóng tính khó kìm chế để không tát tai hoặc cho vài roi để nhớ. Một lớp học gần bốn chục em, mỗi em một tính cách, nhiều lúc cô thầy cũng muốn “tẩu hỏa nhập ma” vì những trò đùa nghịch ngợm của học sinh.
Có nhiều giáo viên không dám để thước trên bàn vì sợ mình không kìm chế được. Mỗi ngày lên lớp, thầy cô luôn tự dặn mình và dặn lẫn nhau, không được dùng đòn roi với các em dù trong bất cứ hoàn cảnh nào.
Thu mình cho an toàn
Những thầy cô nghiêm khắc với trò thường là những người luôn tận tâm, tận tình với các em – họ luôn đòi hỏi trò phải có sự tiến bộ trong học tập và chăm ngoan lễ phép. Nói thế để thấy được những em bị la mắng, bị phạt là những học sinh luôn mắc lỗi không chỉ một lần. Không có thầy cô giáo nào lại thích dùng vũ lực với học sinh nếu các em luôn nghe lời.
Xét cho cùng, dùng đòn roi với học trò, giáo viên cũng xuất phát từ mong muốn các em ngày càng chăm ngoan và học hành ngày một tiến bộ hơn. Ở gia đình, dù chỉ dạy hai đứa con nhưng cha mẹ đôi khi cũng rất vất vả, chuyện đánh vài roi hay cho vài câu mắng chửi cũng chỉ là chuyện thường ngày. Nhưng dư luận lại quá khắt khe khi cô thầy phạt trò. Không ai đồng tình với việc đánh trò gây thương tích phải nhập viện nhưng phạt vài roi vào mông cũng không có gì là lớn. Nhà giáo dục nổi tiếng người Nga đã từng nói: “Đôi lúc một cái tát giá trị hơn ngàn lời khen”.
Trước làn sóng dư luận nên nhiều cô thầy phải “thu mình” cho an toàn.
Bạn nghĩ sao khi có người đưa ra bí quyết: “Đến giờ dạy thì vào lớp, hết tiết dạy lại ra, mình cứ dạy hết lòng, trò tiếp thu đến đâu thì tùy, không muốn học thì thôi, tuyệt đối không la mắng hay đòn roi gì cả. “Hết ngày đầy công” cũng không ai cắt lương mình. Nghiêm khắc với chúng quá, không được gì cho bản thân có khi lại mang vạ vào thân thì khổ…”. Và thực tế đã có những thầy cô như thế.
Thầy trên lớp cứ giảng, trò dưới lớp ngồi chơi, nói chuyện, thậm chí đánh nhau, chửi thề… Có người làm lơ, dạy cho hết tiết, có người chỉ nhắc chiếu lệ…phần lớn học trò rất thích những thầy cô hiền như vậy. Nói là nói thế, nhưng lương tâm những người làm thầy đâu cho phép làm điều đó. Trò học yếu phải kèm, hư phải răn dạy, phải nhắc nhở thường xuyên.
Giảm áp lực cho cô?
Có ai đó đã nói: “Giáo dục mà dùng đòn roi là thất bại”- người ngoài cuộc nói thì dễ, phải là người trực tiếp giảng dạy các em hàng ngày mới thấy hết những khó khăn thử thách.
Xét cho cùng, dù là giáo viên cũng là những con người bình thường, sức chịu đựng và sự kiên trì có hạn do đó đôi khi không tránh khỏi khó kìm nén cơn giận cũng cần được thông cảm.
Để góp phần chấm dứt tình trạng bạo hành trong trường học, giảm áp lực cho giáo viên trên lớp để thầy cô chuyên tâm vào việc dạy học thì phụ huynh cũng đừng nên phó thác việc dạy dỗ và giáo dục các em cho nhà trường, cần theo sát các em, nhắc nhở, thường xuyên, giúp các em học tốt.
Sự phối hợp giáo dục từ hai phía gia đình và nhà trường sẽ giúp thầy cô dạy và giáo dục các em thuận lợi hơn. Chỉ khi đó, chuyện đòn roi với trò mới được chấm dứt?
Theo Phan Tuyết/Báo Vietnamnet
Clip nữ sinh Thủ đô đánh nhau
Mấy ngày gần đây, trên mạng xôn xao clip nữ sinh được cho là học trường THPT Bất Bạt ( Ba Vì, Hà Nội) đánh nhau.
Clip được đăng tải lần đầu trên mạng Youtube vào 9/11 sau đó được rất nhiều các diễn đàn lấy lại.
Ảnh cắt từ clip.
Theo nội dung clip, nguyên nhân của vụ đánh nhau do ghen tuông. T. ( nhân vật nam được nhắc đến trong clip) sau khi bỏ người yêu (áo kẻ, quần đỏ) đã yêu một nữ sinh khác.
Nữ sinh này chia sẻ với bạn bè những thông tin chê bai người yêu cũ của T. Nhận được thông tin này nữ sinh áo kẻ, quần đỏ đã quyết định "xử" người yêu mới của bạn trai cũ.
Nữ sinh đã dùng nguyên cả gậy chơi bi- a phang vào đầu tình địch kèm theo những cú đấm đá, giật tóc kinh hoàng. Và dường như có cả chủ ý khi phân công bạn bè quay lại sự việc.
Đáng tiếc là có rất nhiều học sinh, thậm chí cả người lớn đứng xem nhưng không một ai vào can thiệp.
Sáng 19/12, trao đổi qua điện thoại với phóng viên Infonet, thầy Hoàng Châu Tuấn, hiệu trưởng trường THPT Bất Bạt xác nhận có học sinh của trường trong clip này. Sự việc xảy ra vào tháng 10 ở đê, ngoài khuôn viên trường học.
Clip nữ sinh đấm đá bạn tới tấp
Theo thầy Tuấn, nữ sinh dùng gậy đánh bạn đã nghỉ học trước khi xảy ra sự việc. Nữ sinh bị đánh hiện vẫn đang học lớp 11 của trường. Sau khi nhận được thông tin, nhà trường đã khẩn trương xác minh và xử lý yêu cầu học sinh này viết bản kiểm điểm.
Tình trạng học sinh nữ đánh nhau, quay clip tung lên mạng không còn là hiếm. Trước đó cũng đã xuất hiện những clip nữ sinh đánh nhau như giang hồ của học sinh tại Bắc Giang và Hải Phòng.
Theo Ngô Châu Anh/Báo Infonet
Dạy trẻ tự kỷ bằng bạo lực là tối kỵ Chuyên gia tâm lý cho rằng bạo hành trẻ tự kỷ là phản giáo dục, sau vụ bảo mẫu một trung tâm dạy trẻ tự kỷ ở TP HCM tát, bóp cổ bé. Trẻ con bình thường đôi lúc bố mẹ có thể quát mắng hay phát vào mông nếu bé bướng quá, nhưng với trẻ tự kỷ, dùng đòn roi là điều...