Từ sự cố coi thi lớp 10, Quảng Bình rút kinh nghiệm chuẩn bị kỳ thi THPT quốc gia
Sau sự cố cán bộ coi thi lớp 10 ký sai chỗ trên bài thi trong kỳ thi tuyển sinh vừa qua, Sở GD-ĐT tỉnh Quảng Bình tổ chức phổ biến, quán triệt quy chế thi quyết liệt hơn cho kỳ thi THPT quốc gia sắp tới.
Thí sinh H.Lệ Thủy rời điểm thi tại kỳ thì tuyển sinh lớp 10 vừa qua – TRƯƠNG QUANG NAM
Ngày 17.6, Sở GD-ĐT Quảng Bình đã tổ chức gặp mặt báo chí để thông tin về kỳ thi THPT quốc gia năm 2019. Một trong những vấn đề được lãnh đạo sở và các phóng viên báo chí quan tâm là công tác tổ chức thi nhằm đảo bảo an toàn tuyệt đối cho kỳ thi, không để xảy ra những sai sót.
Phổ biến quy chế thi cho phụ huynh
Năm nay Quảng Bình tổ chức 1 cụm thi với 30 điểm thi và 448 phòng thi. Toàn tỉnh có 10.422 thí sinh (TS) đăng ký dự thi, trong đó: 9.957 TS đang học lớp 12 và 465 TS tự do (124 TS tự do chưa tốt nghiệp và 340 TS tự do đã tốt nghiệp). Tại cuộc gặp, ông Đinh Quý Nhân, Giám đốc Sở GD-ĐT, cho biết, công tác phổ biến, quán triệt quy chế thi được sở chú trọng, như: đã ban hành đầy đủ các văn bản hướng dẫn; chỉ đạo các trường phổ thông trực thuộc sở, các trung tâm giáo dục dạy nghề tổ chức tuyên truyền, phổ biến, quán triệt quy chế thi THPT quốc gia các văn bản chỉ đạo hướng dẫn cho toàn thể cán bộ, giáo viên, nhân viên trong hội đồng sư phạm vào các buổi họp cơ quan. Ngoài ra, tổ chức cho 100% học sinh khối 12 học tập quy chế thi vào các buổi chào cờ đầu tuần, trong buổi tổng kết năm học. Tổ chức phổ biến quy chế thi cho phụ huynh học sinh lớp 12 vào cuộc họp giữa năm và cuối năm học.
Video đang HOT
Sai sót trong kỳ thi vào lớp 10 vừa qua khiến phụ huynh và thí sinh mệt mỏi – ẢNH: TRƯƠNG QUANG NAM
Sở phối hợp với Tỉnh đoàn xây dựng kế hoạch tổ chức đội ngũ tình nguyện viên tuyên truyền vận động nhân dân hỗ trợ nơi ăn ở, phương tiện đi lại; các hoạt động tình nguyện tiếp sức mùa thi trong lực lượng thanh niên trên địa bàn.
Bảo vệ 24/24 khu vực chấm bài thi trắc nghiệm
Công an tỉnh bố trí, tăng cường công tác đảm bảo an ninh trật tự, an toàn cho các điểm thi, ban in sao đề thi, ban làm phách, ban chấm thi; bảo quản, vận chuyển đề thi, bài thi đảm bảo an toàn, bí mật. Bố trí 4 công an bảo vệ 24/24 khu vực chấm bài thi trắc nghiệm và 4 công an trực bảo vệ khu vực chấm bài thi tự luận.
Sở cũng đã thành lập 3 đoàn kiểm tra công tác chuẩn bị thi THPT quốc gia tại các đơn vị để nắm tình hình, chỉ đạo các đơn vị chuẩn bị cho công tác tổ chức thi được đảm bảo theo quy định. Hiện sở đang tiến hành lắp đặt hệ thống camera giám sát tại các phòng bảo quản bài thi, đề thi, phòng chấm bài thi theo quy định.
Theo lịch thi THPT quốc gia, sáng 24.6 bắt đầu họp cán bộ làm công tác coi thi tại điểm thi; buổi chiều TS đến phòng thi làm thủ tục dự thi, đính chính sai sót nếu có và nghe phổ biến quy chế thi, lịch thi. Sáng 25.6 bắt đầu thi môn đầu tiên làngữ văn.
Có hình thức kỷ luật 2 cán bộ coi thi làm sai quy định
Tại cuộc gặp, sự cố 2 cán bộ coi thi là N.T.K (34 tuổi, giáo viên tin học) và T.X.L (40 tuổi, giáo viên thể dục; cùng thuộc Trường THPT Trần Phú; H.Bố Trạch) đã ký sai ô trên giấy thi và xử lý sai quy định làm gây hệ lụy lớn tại kỳ thi tuyển sinh lớp 10 vừa qua cũng được ông Đinh Quý Nhân cung cấp thông tin. Theo đó, ngay sau khi nhận thông tin sự việc, 2 cán bộ coi thi này đã bị đình chỉ công tác coi thi; đồng thời đình chỉ công tác ở trường. Sở GD-ĐT yêu cầu nhà trường tiến hành kiểm điểm và có hình thức kỷ luật đối với 2 giáo viên theo thẩm quyền và báo cáo về sở trước ngày 30.6.
Theo thanhnien
Hà Giang trước ngày thi THPT Quốc gia: Chống tiêu cực thế nào?
Rút kinh nghiệm từ kỳ thi THPT quốc gia 2018, năm nay, Hà Giang có sự chuẩn bị rất sớm, từ ôn tập đến khâu tổ chức. Lãnh đạo Sở GD&ĐT Hà Giang khẳng định mục tiêu lớn nhất là tổ chức kỳ thi an toàn, nghiêm túc, từng bước lấy lại niềm tin của giáo viên và toàn xã hội.
Sở GD&ĐT tỉnh Hà Giang
Ông Nguyễn Thế Bình, Phó Giám đốc phụ trách Sở GD&ĐT Hà Giang cho biết với 6 điểm mới của kỳ thi như Bộ GD&ĐT đã công bố, Hà Giang đã có những chuẩn bị kỹ lưỡng từ rất sớm. "Kỳ thi THPT quốc gia 2019 là kỳ thi quan trọng. Nên từ đầu năm, chúng tôi đã tập trung để có chỉ đạo sớm. Tình đến thời điểm này, ngành đã tập trung tham mưu 10 công việc chính" - ông Nguyễn Thế Bình cho hay. 10 công việc được ông Bình nhắc đến trong đó có nội dung cử cán bộ của ngành tham gia đầy đủ các hội nghị do Bộ GD&ĐT tổ chức liên quan đến công tác thi 2019 với ba hội nghị quan trọng: hội nghị tập huấn kỹ thuật chấm bài thi trắc nghiệm, hội nghị thi toàn quốc 2019, hội nghị công tác thanh tra thi toàn quốc.
Hội nghị tập huấn công tác thi 2019 cho tất cả các cơ sở giáo dục THPT trên địa bàn toàn tỉnh, giúp nắm bắt yêu cầu quy chế thi 2019. Hội nghị trực tuyến tư vấn công tác thi và tuyển sinh 2019 trên địa bàn tỉnh với các điểm cầu đến tận các xã phường toàn tỉnh. Qua hội nghị này đã giải đáp những thắc mắc cho học sinh khi làm thủ tục đăng ký dự thi năm 2019. Kết thúc thời gian đăng ký dự thi, toàn tỉnh có 5.180 thí sính đăng ký dự thi. Dự kiến của ngành giáo dục Hà Giang tham mưu với UBND tỉnh tổ chức tại 20 điểm thi với 224 phòng thi trên địa bàn toàn tỉnh.
Theo ông Bình, Sở đã chỉ đạo và thành lập tổ công tác điểm thi cũng như thành lập tổ kiểm tra chéo giữa các điểm thi để đánh giá các điều kiện phục vụ công tác thi năm 2019. Đồng thời, ngành giáo dục đã tham mưu cho UBND tỉnh thành lập ủy ban chỉ đạo thi cấp tỉnh, tham mưu tổ chức thành công Hội nghị ban chỉ đạo thi cấp tỉnh năm 2019. Năm nay, ban chỉ đạo thi cấp tỉnh của Hà Giang có sự tham gia của 3 trường ĐH. Bao gồm trường ĐH Nông Lâm, ĐH Thái Nguyên, trường ĐH Điện lực phối hợp tham gia công tác coi thi và Học viện Kỹ thuật quân sự được Bộ GD&ĐT giao nhiệm vụ chấm thi trắc nghiệm. Ông Bình cho biết, Sở đã khảo sát, đề xuất, lựa chọn phương án những địa điểm quan trọng liên quan đến công tác thi như in sao đề thi, làm phách, chấm thi...
Đối với nhân sự tổ chức kỳ thi, ông Nguyễn Thế Bình cho hay, Sở chủ động rà soát, lựa chọn và phối hợp với ngành chức năng như công an, viện kiểm soát để xem xét nhân sự tham gia kỳ thi trước khi có quyết định chính thức. Sở cũng đã chủ động phối hợp với Công an tỉnh có sắp xếp cán bộ theo yêu cầu. Hà Giang là địa phương miền núi dễ có những sự cố do thiên tai, do đó ban chỉ đạo thi các địa phương phải chủ động sẵn sàng ứng phó khi có thiên tai xảy ra trong kỳ thi.
Chống gian lận
Trường ĐH Nông Lâm, ĐH Thái Nguyên được Bộ GD&ĐT giao nhiệm vụ phối hợp tổ chức thi THPT quốc gia 2019 tại Hà Giang. Ông Lê Văn Thơ, Phó Trưởng phòng Đào tạo, ĐH Nông Lâm, ĐH Thái Nguyên cho biết: Số cán bộ, giảng viên tham gia công tác tổ chức kỳ thi tại Hà Giang là 136 người, Trong đó, Ban chỉ đạo thi cấp tỉnh 2 người, Hội đồng thi 2 người, Ban chấm thi tự luận 1 người, phó trưởng điểm thi 9 người, thanh tra 16 người, giám sát tại các điểm thi 1 người và cán bộ coi thi là 105 người. Trường ĐH Nông Lâm được phân công 9/20 điểm thi gồm các đơn vị TP Hà Giang, huyện Quản Bạ, huyện Đồng Văn, huyện Mèo Vạc, huyện Yên Minh và huyện Bắc Mê... Ngoài TP Hà Giang và huyện Quản Bạ, các điểm khác đi lại hết sức khó khăn, do quãng đường xa và địa hình gấp khúc, mưa, lũ có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Đây là những khó khăn không thể không tính đến trong quá trình diễn ra kỳ thi.
Ông Lê Văn Thơ cho biết, trong tập huấn coi thi, tập huấn thanh tra, trường lưu ý: bình tĩnh, nghiên cứu kỹ tài liệu và làm theo đúng quy chế. "Nhà trường xác định đây là nhiệm vụ chính trị do vậy bất kể thầy cô nào khi được phân công phụ trách công việc gì đều phải nêu cao tinh thần trách nhiệm để hoàn thành tốt nhiệm vụ" - ông Lê Văn Thơ cho hay.
Để chống gian lận, tiêu cực, ông Lê Văn Thơ cho rằng, với quan điểm cá nhân, khâu chấm thi vẫn là khâu quan trọng nhất. Năm 2018, tại Hội đồng chấm thi Hà Giang, sau khi có kết quả chấm thẩm định, Bộ GD&ĐT đồng thời rà soát tất cả quy trình chấm thi tại đây. Hai thanh tra chấm thi của trường ĐH Tân Trào được giao nhiệm vụ đã "bỏ" nhiệm vụ đúng thời gian xảy ra gian lận thi cử, để cho Vũ Trọng Lương lộng hành. Hai cán bộ này đã bị trường ĐH Tân Trào xử lý kỷ luật nghiêm khắc.
Có thể thấy, khâu chấm thi là khâu duy nhất các cán bộ chấm thi được tiếp xúc trực tiếp tới từng bài thi của thí sinh. Và theo các chuyên gia, chừng nào vẫn còn sự can thiệp của con người thì chừng đó, chưa thể có một kỳ thi "sạch" một cách nghiêm túc.
Theo Tiền phong
Công tác tuyển sinh; quyền lợi cho giáo viên ngoài công lập... thu hút sự quan tâm Câu chuyện tuyển sinh đầu cấp tại các địa phương làm nóng các diễn đàn tuần qua bởi những yếu tố chủ quan và khách quan. Ở quy mô quốc gia, Bộ GD&ĐT riết róng với công tác giám sát, đôn đốc chuẩn bị tốt nhất cho kỳ thi THPT quốc gia 2019. Bên cạnh đó, Nghị quyết của Chính phủ về đảm...