Tủ sách miễn phí cho bệnh nhân nghèo trong bệnh viện
Bệnh nhân là người dân tộc, không có điều kiện đọc sách báo nên các bác sĩ đã nghĩ ra ý tưởng lập tủ sách như một thư viện nhỏ ở bệnh viện để bệnh nhân có thể lấy sách, báo đọc hàng ngày khi điều trị ở bệnh viện.
Bệnh nhân có sách và báo để đọc những lúc buồn
Trong một phút chứng kiến hai bệnh nhi đang điều trị tại Khoa “giành nhau” một tờ báo để đọc, BSCKII Khuất Thanh Bình, Phó Giám đốc BVĐK huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La đã có ý tưởng thành lập tủ sách báo truyện miễn phí phục vụ các bệnh nhi và bệnh nhân, người nhà bênh nhân đang nằm điều trị tại viện.
Hiện nay Bệnh viện Đa Khoa Mộc Châu đã thành lập “Tủ Mượn Sách, Báo Đọc Miễn Phí” dành cho người nhà bệnh nhân và bệnh nhân trong lúc ở viện . Tủ Sách đã đi vào hoạt động được 1 thời gian dài , được sự quan tâm của các bạn trẻ và các bệnh nhân trong quá trình nằm viện tìm mượn sách đọc, đem lại một tinh thần thoải mái trong quá trình điều trị.
BSCKII Khuất Thanh Bình là người có ý tưởng lập ra tủ sách miễn phí chia sẻ năm 2017 khi còn điều trị cho bệnh nhân ở khoa Hồi sức cấp cứu – Nhi anh chứng kiến 2 cháu bé bệnh nhi đang tranh nhau một tờ báo để đọc.
Lúc đó, anh Bình nghĩ sẽ phải huy động sách báo cũ của nhiều người để các cháu bé ở đây được tiếp cận với sách, báo nhiều hơn. Theo đó, bác sĩ Bình đã xin ý kiến ban lãnh đạo bệnh viện và bắt tay vào thực hiện ý tưởng. Ban đầu để có nguồn sách là huy động các đoàn viên trong chi đoàn bệnh viện các công đoàn viên, Hội chữ thập đỏ bệnh viện cùng tham gia đóng góp ủng hộ đầu sách.
Bên cạnh đó, bác sĩ Bình cũng liên hệ với CLB Trái Tim Hồng – Báo Thiếu Niên Tiền Phong để xin báo. Sau đó thành lập “Tủ Mượn Sách, Báo Đọc Miễn Phí” dành cho người bệnh. Hiện nay, tủ sách có khoảng 400 đầu sách, và nhiều các đầu báo. Các đoàn viên thanh niên được giao phụ trách tủ sách đọc miễn phí này. Được biết, hiện nay Tủ sách miễn phí dành cho người bệnh đã được thực hiện tại bệnh viện đến nay đã được hơn 2 năm từ 1/2017.
Bác sĩ Bình tâm sự, ở miền núi các cháu rất đã thiệt thòi nhiều thứ, chúng không có điện thoại thông minh để chơi, để xem nên khi có một quyển sách, quyển báo là đọc chăm chú, tuy nhiên sách báo hay truyện với bọn trẻ cũng không có nhiều và sẵn như dưới xuôi vì thế tôi đề xuất lãnh đạo bệnh viện thành lập tủ sách truyện miễn phí. Tủ sách không phải chỉ dành cho các cháu bệnh nhi mà cho tất cả các bệnh nhân cũng như người nhà nếu có nhu cầu đều được cung cấp để đọc.
Theo info.net
Quảng Bình: Lớp học đặc biệt của những người lính mang quân hàm xanh
"Ngày đi làm rẫy, chiều về nấu cơm cho con, tối đi học với chú bộ đội biên phòng, học xóa mù chữ", đó là câu chuyện quen thuộc của đồng bào dân tộc tại xã biên giới Trường Sơn (huyện Quảng Ninh, Quảng Bình) gần 1 năm nay.
Lớp học đặc biệt của những người lính mang quân hàm xanh
Nhận thấy tầm quan trọng của việc xóa nạn mù chữ, nâng cao dân trí cho đồng bào dân tộc, gần 1 năm qua, Đồn Biên phòng Làng Mô phối hợp với Hội Phụ nữ xã Trường Sơn đã mở lớp xóa mù chữ cho bà con ở các bản nghèo nơi biên giới.
Lớp học xóa mù chữ của bộ đội biên phòng Làng Mô.
Với đồng bào Vân Kiều nơi đây, cuộc sống chủ yếu dựa nương rẫy, cuộc sống còn vất vả nên việc học để lấy con chữ là điều rất khó. Để tổ chức được một lớp học xóa mù chữ cho đồng bào, các cán bộ, chiến sĩ tại đồn biên phòng Làng Mô đã nỗ lực không biết mệt mỏi. Từ những ngày đầu mở lớp, người lính mang quân hàm xanh phối hợp với các ban ngành địa phương mỗi ngày đều miệt mài gõ cửa từng nhà để vận động dân bản đến lớp, học lấy con chữ.
Vào mỗi tối thứ 5 và thứ 7, dân bản lại gọi nhau đi học với chú bộ đội
Nhờ vậy, từ một vài người tham gia, lớp học đặc biệt của những người thầy mang áo lính giữa đại ngàn ngày một đông lên. Và cứ thế, mỗi khi mặt trời lặn, khắp các mái nhà sàn của đồng bào lại í ới gọi nhau lên lớp, học với chú bộ đội,
"Ngày đi làm rẫy, chiều về nấu cơm cho con, tối đi học với chú bộ đội biên phòng, học xóa mù chữ. Phải học lấy con chữ đã mới học làm kinh tế được, để thoát nghèo, thoát đói", bà Hồ Thị Lương ở bản Chân Trộng chia sẻ.
Nhờ những người lính mang quân hàm xanh, nhiều bà con dân tộc đã biết đọc, biết viết.
Không chỉ giúp bà con học chữ, các cán bộ, chiến sĩ biên phòng còn lồng ghép vào trong các buổi học những kinh nghiệm làm kinh tế để xóa đói giảm nghèo. Ngoài ra còn giúp dân bản nắm bắt những chính sách của Đảng và Nhà nước, góp phần cùng với lực lượng vũ trang bảo vệ vững chắc an ninh trật tự và bảo vệ chủ quyền biên giới. Lớp học còn thường xuyên tổ chức giao lưu văn hóa, văn nghệ tạo không khí vui tươi, phấn khởi.
"Đối với chúng tôi trong quá trình tham gia giảng dạy phải chọn những phương pháp làm sao phù hợp với từng đối tượng, quá trình giảng dạy kết hợp với tuyên truyền làm sao để đảm bảo sĩ số của lớp, dần dần nâng cao chất lượng của lớp học với mục đích cuối cùng bà con phải biết đọc, biết viết và áp dụng vào đời sống hàng ngày", Đại úy Hồ Manh, Đội trưởng đội Vận động quần chúng, đồn biên phòng Làng Mô cho biết.
Không chỉ học chữ, dân bản còn được học làm kinh tế, nâng cao đời sống.
Bà Trần Thị Thùy Nhung, Chủ tịch Hội Phụ nữ xã Trường Sơn phấn khởi cho biết, lớp học của lực lượng biên phòng đang mang lại nhiều hiệu quả tích cực. Nhận thức của đồng bào đang dân được nâng cao. Công tác đầy lùi các hũ tục, tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống nhờ vậy mà đạt nhiều kết quả tốt.
"Chúng tôi và các cán bộ, chiến sĩ biên phòng đang nỗ lực để xóa mù chữ cho bà con. Hiện tại chúng tôi đang tổ chức một tuần 2 buổi, tới đây sẽ mở thêm lớp và vận động nhiều bà con tham gia hơn nữa. Không chỉ người lớn tuổi, những năm qua, địa phương và bộ đội biên phòng cũng tham gia tích cực vào công tác giảng dạy cho các em học sinh, đồng hành với bà con trong việc phát triển kinh tế", bà Nhung nói.
Bộ đội biên phòng cùng bà con dân tộc lên nương.
Nhờ lớp xóa mù chữ đặc biệt của những người thầy giáo mang quân hàm xanh. Đến nay, hầu hết những người lớn tuổi ở bản Chân Trộng và nhiều bản làng khác tại xã Trường Sơn đã biết đọc, biết viết. Cũng nhờ tấm lòng của những người lính mà con chữ đang về gần hơn với các bản nghèo, đấy như một dấu hiệu tốt cho một tương lai tươi sáng của người dân nơi đây.
Tiến Thành
Theo Dân trí
EVN tài trợ 20 tỷ đồng xây cụm trường học tại Sơn La EVN tài trợ hơn 50% tổng mức giá trị đầu tư công trình xây dựng cụm Trường Mầm non, Tiểu học, THCS xã Nặm Păm (huyện Mường La, tỉnh Sơn La). Ngày 26/2, UBND tỉnh Sơn La phối hợp với Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) tổ chức Lễ khởi công xây dựng cụm Trường Mầm non, Tiểu học, THCS xã Nặm...