Tủ sách của chàng trai tật nguyền
Tủ sách “ Vọng ước” dành cho người khuyết tật ngày càng thu hút sự quan tâm của cộng đồng. Người lập tủ sách là Phí Quang Huy, SN 1987, bị tàn tật và phải gõ máy tính bằng đũa.
Chúng tôi đến gặp Phí Quang Huy trong căn phòng nhỏ tại ngõ 111 Khương Thượng, Đống Đa (Hà Nội). Tiếp chuyện chúng tôi được gần nửa tiếng, Huy phải nhờ người giúp dựa đầu vào tường để nghỉ. Huy phải dùng đũa để soạn thảo văn bản trên máy tính, nhưng nhanh và thành thạo như người bình thường.
Lên 10 tuổi, Huy bị mắc bệnh phải thôi học. Đầu năm 1998, Huy không thể đi lại và 5 năm sau bị liệt tứ chi. Chữa trị ở nhiều nơi nhưng bệnh tình vẫn không thuyên giảm. Năm 2004, em trai của Huy cũng bị mắc chứng bệnh tương tự.
Huy từng sống trong sự mặc cảm, mọi sinh hoạt đều một tay mẹ chăm sóc. Phải mất 3 năm, Huy mới vượt qua được mặc cảm, tìm ra mục đích sống.
Phí Quang Huy.
Huy hiện là hội viên của Trung tâm Sống Độc lập Hà Nội, thành viên tổ chức Trẻ em Rồng Xanh. Huy có niềm đam mê với tiếng Anh và Tin học. Khi vào Làng Hòa Bình – Thanh Xuân chữa bệnh năm 2005, Huy được một tình nguyện viên người Mỹ dạy học tiếng Anh và tài trợ một khóa học tiếng Anh. Sức khỏe ngày một yếu, nhưng để chia sẻ gánh nặng với mẹ, Huy còn dạy thêm tiếng Anh cho trẻ em.
Video đang HOT
Trong lần thăm bạn trẻ bị tàn tật Đặng Thị Linh ở Phú Xuyên (Hà Nội), Huy nảy ra ý tưởng thành lập tủ sách để sẻ chia với người đồng cảnh, giúp họ tiếp cận tri thức, hòa nhập xã hội. Tủ sách lấy tên làVọng ước đặt tại thôn Mai Xá, Phú Xuyên. Nhờ cộng đồng quyên góp, tủ sách hiện có gần 1.000 cuốn với nhiều thể loại.
Dự định cuối năm 2011, Huy sẽ thành lập thêm một tủ sách nữa tại Hà Nội.
Theo Dân Trí
Nhiều tỉnh té ngửa vì... TOEFL 550
Năm học 2011-2012, Bộ GDĐT yêu cầu các giáo viên tiếng Anh phải đạt trình độ TOEFL 550 để chuẩn hóa công tác dạy học trong năm học mới. Khi thực hiện thi sát hạch, nhiều tỉnh té ngửa vì rất ít giáo viên đạt chuẩn.
Thiếu giáo viên đạt chuẩn
Tại Sóc Trăng, cuối tháng 9 này, 506 giáo viên tiếng Anh phải vượt qua kỳ thi sát hạch quan trọng để quyết định xem mình có còn được tiếp tục đứng lớp nữa hay không. Nhiều giáo viên đã rất lo lắng.
Cô Nguyễn Thu Nga - giáo viên tiếng Anh Trường THPT Lê Lợi cho biết: "Nhiều năm nay, giáo viên chủ yếu dạy hai kỹ năng đọc và viết. Thi TOEFL 550 đòi hỏi cả 4 kỹ năng, trong đó kỹ năng nghe, nói nếu không rèn thì không thể có được. Chúng tôi ở nông thôn, không có điều kiện để hoàn thiện kỹ năng này. Nếu cứ căng theo yêu cầu, nhiều người sẽ không được dạy hoặc phải đi học thêm để thi lại".
Với năng lực giáo viên tiếng Anh ở Sóc Trăng, ngay cả "người trong cuộc" cũng e ngại, sẽ có không tới 10% vượt qua được kỳ sát hạch. 90% còn lại phải đi học thêm, và nếu vẫn không đạt sẽ phải nghỉ dạy.
Tương tự, theo khảo sát gần đây của Bộ GDĐT tại tỉnh Bến Tre, trong tổng số 700 giáo viên ngoại ngữ thì Bến Tre chỉ có 1 giáo viên đạt chuẩn B2, 60 giáo viên đạt chuẩn B1, số còn lại không đạt.
Theo ông Nguyễn Văn Huấn - Phó Giám đốc Sở GDĐT tỉnh Bến Tre, hiện nay, đa phần giáo viên dạy tiếng Anh bậc tiểu học đều là những giáo viên được đào tạo để dạy tiếng Anh cho bậc THCS. Vì vậy, phương pháp, ngôn ngữ dạy của thầy cô không phù hợp với khả năng tiếp thu của học sinh, dẫn đến hiệu quả chưa cao. Hiện, Sở này phải thay đổi phương pháp tuyển dụng giáo viên bằng cách kết hợp xét kết quả đào tạo, hồ sơ cá nhân với phỏng vấn và khảo sát năng lực ngôn ngữ thực tế.
Ngay tại thủ đô Hà Nội, kiếm được giáo viên tiếng Anh đạt chuẩn cũng khó. Năm học trước, Sở GDĐT Hà Nội đã kiểm tra trình độ 148 giáo viên tham gia dạy thí điểm chương trình tiếng Anh lớp 3 cho 90 trường tiểu học. Kết quả chỉ có 28 giáo viên đạt chuẩn TOEFL 550. Nghĩa là có đến 120 giáo viên không đạt chuẩn.
Nếu theo yêu cầu của Bộ GDĐT, sẽ có không ít giáo viên dạy tiếng Anh không được đứng lớp.
Phải nâng... từ từ
Dạy ngoại ngữ theo kiểu "dạy chay, học chay" đã làm cho nhiều thế hệ học sinh Việt Nam chỉ... đọc được tiếng Anh mà không nghe nói được. Vì vậy, việc chuẩn hóa giáo viên và hiện đại hóa cách thức dạy môn này là điều cần thiết.
Đầu năm học mới này, nhiều tỉnh thành trong cả nước đã bắt tay vào việc khảo sát trình độ của giáo viên tiếng Anh. Theo đó, tất cả giáo viên thuộc khối THCS và THPT phải vượt qua kỳ sát hạch ở 4 nội dung: Nghe, nói, đọc, viết. Theo quy chuẩn của Bộ GDĐT, giáo viên tiếng Anh phải đạt trình độ B2 (tương đương TOEFL 550). Nếu giáo viên nào không đạt chuẩn sẽ phải học bồi dưỡng cho tới khi đạt chuẩn mới được đứng lớp.
Theo đề án của Bộ GDĐT về "Dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2008-2020" với mục tiêu trước mắt "từ năm 2010 - 2011 sẽ dạy ngoại ngữ theo chương trình mới cho học sinh từ lớp 3 trở lên. Năm 2010-2011 sẽ dạy cho khoảng 20% số lượng học sinh lớp 3 và mở rộng dần quy mô để đạt khoảng 70% vào năm học 2015 - 2016; 100% vào năm 2018 - 2019".
Tuy nhiên, trước thực trạng trình độ giáo viên tiếng Anh quá thấp, nhiều trường lo ngại nếu áp "chuẩn" sẽ hổng lực lượng giáo viên dạy môn này. Trong khi đó, theo "lộ trình" của Bộ GDĐT, năm học này sẽ có khoảng 30-40% học sinh lớp 3 trong cả nước bắt đầu học tiếng Anh, điều này càng làm tăng sức ép về giáo viên cho các trường.
Từ góc độ quản lý, ông Nguyễn Hoài Chương - Phó Giám đốc Sở GDĐT TP.Hồ Chí Minh cho rằng:
"Việc nâng cao trình độ giáo viên tiếng Anh phải diễn ra trong khoảng thời gian dài chứ không thể một sớm một chiều được. Việc khảo sát cũng chỉ là để biết giáo viên đang ở mức độ nào để có phương pháp cải thiện".
Ông Chương cũng cho biết, ngay tại TP.HCM, nếu không đạt TOEFL 550 thì giáo viên tiếng Anh phổ thông sẽ được Sở GDĐT cho đi bồi dưỡng và vẫn được đứng lớp như bình thường.
Theo PLXH
TPHCM: Trên 52% HS tiểu học được học tiếng Anh Tung Anhng phi l mônc bắt buc nhn nay cón 52,7% trong tổng số trên 500.000c sinh tic tạic ny. Đ ging Anh cấ 1.500 ngời. Thông tin trêc ông Nguyễn Hoi Chng, Phó gimốc ST TPHCM cho hay tạii thGic do ST tổ chức chiu 12/8. Ngoi chnh dạy thimng Anha BT,ãn chnh dạng Anh tăng cờng v tự chọn bậc tic....