Từ quan điểm tuyển dụng của tỷ phú Jack Ma, cha mẹ hãy bồi đắp ngay những điều sau khi con còn nhỏ
Alibaba không thích tuyển dụng sinh viên là những người thuộc top 3 đứng đầu trong lớp mà chỉ tuyển sinh viên xếp thứ 10.
Bên cạnh sự nghiệp kinh doanh lẫy lừng, Jack Ma là một minh chứng cho việc thành công do kiên trì mà có. Song ông cũng đã cho người khác thấy được lý do khác tạo nên thành công của mình: Đó chính là quan điểm và cách nhìn nhận khác về giáo dục con người.
Jack Ma phát biểu khi còn là Chủ tịch của Alibaba.
Là một tập đoàn khổng lồ, trong những năm qua, Alibaba đã tuyển dụng hàng chục nghìn người trẻ tuổi. Nhưng có một điều thú vị khi đây thường là những người đặc biệt thích chơi khi còn trẻ, đặc biệt nghịch ngợm. Có vẻ Jack Ma tin rằng trẻ con nghịch ngợm có nhiều khả năng thành công hơn.
Alibaba cũng không thích tuyển dụng sinh viên là những người thuộc top 3 đứng đầu trong lớp. Vì những sinh viên như vậy khi vào nghề, xác suất thất bại là quá lớn bởi vì họ luôn nghĩ rằng “Tôi là người giỏi nhất”.
Họ chỉ tuyển những sinh viên xếp khoảng thứ 10 vì đây là những người mà đọc sách không phải là công việc khó khăn nhất, và anh ấy có thể dành thời gian “chơi” với người khác, để có cơ hội học hỏi thêm.
Với quan điểm tuyển dụng như vậy, có thể thấy Jack Ma có cái nhìn rất khác trong việc giáo dục con người. Theo ông, học âm nhạc, thể thao và nghệ thuật có thể khiến một đứa trẻ thực sự là một con người chứ không phải là một cỗ máy học tập.
Video đang HOT
Và giáo viên xuất sắc phải là người biết cách mở trí tuệ độc đáo của trẻ bằng những phương pháp độc đáo. Điều này đặc biệt tốt đối với trẻ ở lứa tuổi tiểu học vì chúng thường rất tò mò. Trẻ cần được kết hợp giữa học và chơi.
Jack Ma và con trai
Bên cạnh đó, Jack Ma cũng cho rằng trẻ em tương lai cần trí tuệ cảm xúc cao. IQ là thứ để bạn không thất bại nhưng những người thành công thường có trí tuệ cảm xúc cao.
Do đó, cha mẹ không chỉ ép con cái học tập để thu thập nhiều kiến thức mà còn phải trau dồi trí tuệ cảm xúc cho con. Trẻ em phải giàu trí tưởng tượng, nếu không sẽ rất khủng khiếp và điều này phụ thuộc rất nhiều vào cha mẹ và giáo viên.
“Nhiệm vụ của giáo dục trong tương lai không phải là đào tạo nhiều trẻ em có điểm cao, cũng không phải đào tạo máy học, cũng không phải đào tạo trẻ trong dây chuyền lắp ráp.
Chúng ta phải làm cho trẻ em trở thành những người tốt nhất, chân chính”, Jack Ma đã từng nói như vậy trong một bài phát biểu.
Theo Helino
Càng đau buồn, xót xa bao nhiêu, càng phẫn nộ sự vô cảm đến man rợ của trường quốc tế Gateway bấy nhiêu
Chúng ta chia sẻ nỗi đau mất con của gia đình cháu bé, nhưng cũng phẫn nộ và lên án sự vô cảm đến lạnh lùng, man rợ của trường Gateway. Sự vô cảm ấy cần phải được trừng trị một cách thích đáng.
Hơn một ngày nay, thông tin một bé trai 6 tuổi tử vong nghi do bị "bỏ quên" trên xe đưa đón của trường quốc tế Gateway (Cầu Giấy, Hà Nội) khiến ai đọc được cũng đau lòng, không tin được những gì đã xảy ra đối với cháu bé.
Bé vừa mới đến trường lần thứ hai, có khi chưa biết hết tên bạn bè cùng lớp, chưa biết rõ trường học là như thế nào, chưa kịp bày tỏ ước mơ của mình...tuổi thơ đành phải khép lại trong sự đau đớn tột cùng của bố mẹ, ông bà, người thân.
Không ai có thể tin được những gì đã xảy ra. Một trường quốc tế mà dịch vụ đưa đón, quan tâm chăm sóc trẻ vô cảm, lạnh lùng đến vậy.
Tại sao lái xe, người đưa đón trẻ và cô giáo chủ nhiệm lớp lại vô tâm đến thế?
Nếu là người có tâm, quan tâm chăm sóc trẻ như những gì trường "quảng cáo" thì lúc xuống xe, phải kiểm tra xem còn học sinh nào trên xe không.
Nếu là người có tâm thì khi thấy học sinh vắng mặt không có lý do thì phải liên lạc với gia đình ngay để tìm hiểu nguyên nhân.
Nếu là người có tâm thì khi đã xảy ra sự việc không thể có "thông báo" ban đầu đến lạnh lùng, vô cảm như thế được...
Trường quốc tế Gateway.
Bậc làm cha mẹ, ai cũng muốn gửi gắm con mình ở một môi trường giáo dục tốt nhất với mong muốn con sẽ học "làm người". Nhưng với gia đình cháu bé, niềm tin ấy đã đặt nhầm chỗ.
Người viết cũng có con nhỏ đang theo học một trường tiểu học nên chia sẻ nỗi đau, mất mát quá lớn đối với gia đình cháu bé.
Con của người viết học "trường làng", không hiện đại, không "đầu tư hoành tráng" tầm quốc tế như trường Gateway.
Nhưng ở "trường làng" nơi con của người viết theo học, có sự chia sẻ, quan tâm của các cô giáo nơi đây.
Còn nhớ trong một lần con của người viết không may bị sốt cao, sáng đó phải nhập viện cấp cứu gấp, chưa kịp báo cho cô giáo chủ nhiệm. Khi đang túc trực bên con ở phòng khám thì người viết nhận được điện thoại của cô giáo chủ nhiệm hỏi lý do vì sao sáng nay không thấy bé tới lớp, liệu có việc gì không mà không thấy phụ huynh báo?.
Dù biết mình có lỗi không báo cho nhà trường, nhưng cú điện thoại đó của cô giáo người viết cảm thấy ấm lòng.
Dù "trường làng" cơ sở vật chất còn thua thiệt, không hoành tráng bằng trường "quốc tế", nhưng tấm lòng, sự chia sẻ của những người làm giáo dục nơi đây thì không gì có thể đo đếm được.
Chúng ta chia sẻ nỗi đau mất con của gia đình cháu bé, nhưng cũng phẫn nộ và lên án sự vô cảm đến lạnh lùng, man rợ của trường Gateway. Sự vô cảm ấy cần phải được trừng trị một cách thích đáng.
Ở một nơi giáo dục con người, lại quên mất nghĩa vụ làm người...
Đức Hoàng
Theo toquoc
Làm sao để du học thành công? Đi du học nước ngoài là một quyết định rất lớn của một người trẻ tuổi. Dù người muốn đi du học ở cấp THPT, đại học hay sau đại học hay cấp bậc cao hơn nữa, quyết định đi du học sẽ ảnh hưởng rất lớn đến tương lai của người đi học. Làm thế nào để đi du học thành công?...