Từ nghiện “nét” đến bệnh viện tâm thần
Nhân ngày nghỉ, cả đại gia đình chúng tôi đi thăm đứa cháu đang điều trị tâm thần tại Bệnh viện Bạch Mai. Thằng bé ăn nói nhẹ nhàng lịch sự, học giỏi, năm cậu thi đại học chỉ còn kém thủ khoa có nửa điểm…
Vậy mà sau hai năm học đại học, cậu phải tạm lưu kết quả, xin nghỉ học một năm đi điều trị tâm thần. Cô em gái không nói, nhưng ai cũng nghĩ, chắc thằng bé học nhiều quá. Có lần, đến chơi nhà thấy nó cứ ở tịt trong phòng, không ra chào chúng tôi, vào thăm nó, thấy mặt xanh lét, cắm mặt vào cái máy vi tính, tôi đã mắng cô em: Cô không cho nó bớt học, đi chơi là cô hại cả đời nó đấy. Y như rằng, chỉ gần năm sau, chúng tôi phải đi thăm nó tại bệnh viện tâm thần.
Những con nghiên “nét”. Ảnh minh hoạ
Thằng bé nằm như dán vào mặt giường đơn bệnh viện, mắt trừng nhìn lên trần nhà. Nó không nhìn thấy ai cả. Mẹ nó cầm tay hỏi han, nó cũng không nghe thấy. Đầu óc nó như đang ở tận cõi xa xôi nào đó. Vào bệnh viện hơn một tuần rồi, trạng thái nó vẫn không có gì thay đổi, tất cả mọi ngoại cảnh bây giờ không tác động được đến nó. Bỗng có ánh đèn plas vừa lóe lên từ giường bên cạnh, thằng bé bật dậy, mắt lòe sáng, mặt co giật. Nó nhìn quanh rồi nhảy xuống giường, lao ra cửa. Tôi kịp túm được vào tay nó, định kéo nó vào giường, không ngờ nó gầy nhom, lẻo khẻo lại khỏe như một lực sỹ, đẩy thân hình gần một tạ của tôi lăn ra đất. May có mấy anh bảo vệ ngăn kịp, bế nó trở lại giường. Chỉ một mũi tiêm thuốc an thần mới có thể bắt nó nằm yên…
Cơ chế ánh sáng của bệnh tâm thần do nghiện internet
Theo bác sỹ Nguyễn Văn Dũng, Trưởng phòng điều trị bệnh nhân tâm thần nam và Điều trị nghiện chất, Viện Sức khỏe Tâm thần Quốc gia: Với việc lạm dụng quá mức Internet cũng như game sex, game bạo lực sẽ dẫn đến một sự rối loạn cơ bản là sự chuyển hóa cơ thể do tác nhân ánh sáng gây nên. Khi tốc độ ánh sáng quá lớn thì sẽ tác động đến hoàng điểm.
Hoàng điểm sẽ kích thích các võng mạch bắt buộc phải hoạt động vượt công suất. Khi việc lạm dụng internet cứ kéo dài và cơ thể đã quen với việc kích thích ánh sáng đó sẽ gây một trạng thái lệ thuộc vào sự kích thích ánh sáng liên tục. Lúc này các ham muốn sẽ kích thích người bệnh muốn tiếp tục chơi và bản thân những người đang rơi vào hội chứng đó không hề biết trong cơ thể sẽ sinh ra một số rối loạn, không chỉ về trao đổi chất mà cả tâm thần.
Video đang HOT
Trong trường hợp cháu tôi chính ánh sáng đèn máy ảnh đã kích thích, giống như bật công tắc cho ham muốn chơi game của thằng bé, và trong tình trạng rối loạn tâm thần, nó dùng hết toàn bộ sức lực trong người để đến với màn hình vi tính. Đó chính là lý do mặc dù nó chỉ cân nặng chưa đầy 50 kg nhưng có thể đẩy ngã một ông bác như tôi cân nặng tới gần 100 kg. Sức khỏe của những người tâm thần thật không thể đo bằng những lý lẽ thông thường được. Tiếp xúc với những bệnh nhân và thầy thuốc đang phải từng ngày chiến đấu với căn bệnh rối loạn tâm thần vì nghiện màn hình vi tính chúng tôi cũng đã được nghe những câu chuyện cười ra nước mắt. Có một bệnh nhân đã gần 70 tuổi tên là Phú quê ở Vĩnh Phúc, rối loạn tâm thần do nghiện game bạo lực.
Gia đình ông Phú thuộc diện khá giả, con cái đều thành đạt, lại là người ưa hoạt động nên khi nghỉ hưu ông cảm thấy buồn vì quá rảnh rỗi. Giúp bố giải khuây, các con mua tặng ông chiếc máy nối mạng để đọc báo cho đỡ buồn. Ai ngờ có máy tính ông lại say mê game. Suốt mấy tháng liền ông giam mình trong phòng, ngay cả khi ăn, ngủ ông cũng ôm khư khư máy tính. Ông còn mua các loại kiếm về treo khắp phòng, vừa uống rượu vừa múa kiếm. Thấy bố có nhiều biểu hiện bất thường, con cái vào khuyên can thì vừa mở cửa phòng đã bị ông vung kiếm chém đuổi. Cuối cùng, gia đình phải họp lại cưỡng chế ông đưa về viện Sức khỏe tâm thần Quốc gia.
Không nghiện thể loại kiếm hiệp, Nguyễn Văn Bình (19 tuổi,Hà Nội) lại mê game sex. Do bận rộn, không có nhiều thời gian quan tâm, quản lý con nên bố mẹ Thành chỉ phát hiện khi thấy con có biểu hiện lạ: miệng lảm nhảm, thân hình chỉ còn da bọc xương, da dẻ nhợt nhạt, mắt đờ đẫn, nghiêm trọng hơn Thành đã nghiện trò “tự thủ dâm”. Là người trực tiếp điều trị cho các trường hợp trên, bác sĩ Nguyễn Văn Dũng, Trưởng khoa Điều trị nam & nghiện chất, viện Sức khỏe tâm thần Quốc gia, cho biết: “Mỗi ngày bệnh nhân này tự hành hạ bộ phân sinh dục 4-5 lần. Khi vào viện, vùng kín của bệnh nhân sưng tấy, chảy mủ do viêm nhiễm. Cậu ta còn rất phấn khích khi thủ dâm trước mặt người khác. Đây là chứng loạn dục”.
Một trường hợp khác là bệnh nhân Trần Vi Hậu năm nay 50 tuổi là công nhân đường sắt về hưu non. Từ ngày sắm được cái máy vi tính, ông lao vào đọc báo, đọc các trang mạng. Ông mê đến độ suốt ngày mở máy, săn đọc từng bài mới cũ, thậm chí các bài từ xửa từ xưa cũng lần ra đọc. Vốn là công nhân, trình độ văn hóa chính trị có hạn, lại thấy các trang mạng toàn nói những chuyện khác người, từ trước đến giờ chưa nghe thấy ai nói, ông vừa thích lại vừa tin. Thế là cả ngày lẫn đêm, ông cắm đầu vào mạng. Mới đầu gia đình nghe thấy ông bàn đến những chuyện đại sự quốc gia cứ nghĩ là ông đùa. Nhưng rồi đến ngày đứa cháu lên gác mời ông xuống ăn cơm thấy ông đang bò ra viết diễn văn lên ngôi hoàng đế, vừa viết vừa diễn, cả nhà mới biết ông đã bị tâm thần.
Cũng theo phân tích của bác sĩ Dũng, người nghiện game thường ở trong phòng kín quá lâu, không tiếp xúc với ánh nắng mặt trời khiến một số tiết tố bị giảm, gây hiện tượng trầm cảm. Đồng thời, việc thần kinh làm việc liên tục không nghỉ với cường độ cao gây cảm giác hưng phấn dẫn đến người bệnh không kiểm soát được hành vi của mình.
Những người nghiên “nét” quá lâu dê ảnh hưởng đên thân kinh. (Ảnh minh họa)
Cơ chế của sự rối loạn nhân cách
Trao đổi với chúng tôi bác sĩ Nguyễn Văn Dũng, trưởng phòng điều trị bệnh nhân tâm thần nam và điều trị nghiện chất cho biết: Có bốn cấp độ rối loạn chủ yếu: Cấp độ rối loạn thứ nhất dừng ở mức người dùng internet, chơi game đơn giản, chỉ chơi… cho vui. Đây là mức nhẹ nhất và không ảnh hưởng nhiều. Thứ hai là người chơi ham mê theo từng đợt. Ví dụ chơi liên tục vài tuần, xong bỏ hàng tuần thì cũng không ảnh hưởng gì đến cuộc sống. Thứ ba nữa là lạm dụng dẫn đến chơi liên miên nhưng vẫn có thể dứt ra được. Cuối cùng là chơi liên tục không ngừng nghỉ. Mức này là mức rất nguy hiểm.
Nếu những người dùng internet, chơi game sex, game bạo lực mới ở giai đoạn 1 và giai đoạn 2 thì nó ít biến đổi không gây ảnh hưởng gì nhiều và khó nhận ra. Nhưng đến giai đoạn thứ 3 và 4 là hai giai đoạn người chơi đã bị biến đổi và lệ thuộc vào sự kích thích ánh sáng trong game. Đầu tiên là hiện tượng mỏi mệt đối với triệu chứng bình thường. Thứ 2, tính tình thay đổi, dễ cáu giận. Thứ 3, rối loạn giấc ngủ, đam mê rất nhiều và không muốn ngủ. Thứ 4, có một số bệnh nhân vì suy nhược do hiện tượng ham mê quá mức dẫn đến không có nhu cầu ăn uống gì. Thứ 5, bệnh nhân rất dễ sử dụng một số chất kích thích khác để không ngủ. Mục đích là để chơi game cho… thỏa thích. Nhẹ thì uống rượu, café, nặng hơn là các loại thuốc kích thần.
Đối với những trường hợp nặng là hiện tượng “nghiện” sẽ gây biến đổi về nhân cách. Đầu tiên là bệnh nhân có những biến đổi về tính tình và thường xuyên sống trong ảo giác. Khi kích thích một lượng ánh sáng liên tục trong một thời gian dài kết hợp với sự thay đổi của cơ thể không đáp ứng được lượng vitamin cần thiết do ăn uống, do sự đam mê dẫn đến mất ngủ và bệnh nhân sẽ bị biến đổi về cảm xúc. Tính tình thay đổi, dễ cáu giận nên bệnh nhân có thể bùng nổ về nhân cách bất kì lúc nào. Thậm chí họ liên tục cho mình sống vào trong trạng thái ảo giác mà không hay biết. Đối với những trường hợp nghiện bạo lực thì bệnh nhân sẽ tấn công người khác.
Với những trường hợp nghiện sex sẽ thủ dâm thì tuỳ theo mức độ. Thông thường, bệnh nhân sẽ thủ dâm tự cơ thể, thủ dâm động vật, thủ dâm nhìn trộm và thủ dâm qua điện thoại nếu là những trường hợp nặng. Đối với trường hợp nặng hơn nữa sẽ làm rối loạn hành vi kèm theo rối loạn đoạn khúc với trạng thái hoang tưởng xuất hiện. Bệnh nhân có trường hợp bạo dâm, hiếp dâm, cưỡng dâm và nặng hơn nữa thì có trường hợp… giết người để thỏa mãn.
Bác sĩ Nguyễn Mạnh Hùng – Trưởng khoa Y học cổ truyền Bệnh viện Tâm thần Trung ương 1 cũng kể cho chúng tôi nghe những chuyện liên quan đến cái màn hình nhỏ bé mà quyền năng ghê gớm này. “Một ngày cháu ngồi net 20 tiếng. Không ngủ, không ăn, chỉ uống nước trà đá. Một tuần liền cháu không tắm, không thay quần áo. Trước mắt cháu lúc nào cũng thấy hiện lên hình ảnh nhảy múa của Au (trò game Audition)”.
Đó là lời kể của cô bé Hoàng Thị Tuyết, 16 tuổi nhà ở quận Đống Đa Hà Nội. Khi mới vào viện, Tuyết như một đứa trẻ lên 10 vì em gầy đến độ nhìn phát hãi. Cơ thể thiếu nữ chỉ còn da bọc xương, đôi mắt lờ đờ vì ngồi máy tính nhiều. Phải khó khăn lắm cha mẹ Tuyết mới đưa được em vào bệnh viện để điều trị. Và những ngày đầu tiên nhập viện là những ngày khốn khổ của các bác sĩ, y tá nơi đây bởi Tuyết thường xuyên la hét, đập phá vào ban đêm, đòi được ra ngoài để “cày game”. Đêm xuống mới thực sự là cơn “vật” game cắn xé. Tuyết gào khóc, đi lại trong phòng khiến các bệnh nhân khác phát cáu. Cô bé cũng ra sức chống đối, không chịu ăn, không chịu uống thuốc và nhìn bác sĩ với đôi mắt căm hờn.
Bà Ngô Thị Minh – Phó chủ nhiệm Ủy ban văn hóa, giáo dục, thanh niên, thiếu niên và nhi đồng của Quốc hội, cũng đã nhiều lần lên tiếng về tệ nạn lạm dụng internet trong giới trẻ. Theo bà, tác động của lạm dụng internet, game bạo lực và game sex không chỉ dừng lại ở sự bỏ bê, sao nhãng học hành mà nghiêm trọng hơn là sự thay đổi nhân cách của giới trẻ theo chiều hướng xấu, khiến các em có những định hướng sai lầm, nảy sinh hành vi tiêu cực, nếu không kịp thời ngăn chặn có thể làm hủy hoại cả tương lai. Vì nghiện game bạo lực nên không ít những game thủ trở thành hung thủ, đánh mất tương lai của mình vì những hành vi vi phạm pháp luật. Những ám ảnh trong game khiến các em thường xuyên rơi vào thế giới ảo dẫn đến lệch lạc về tư tưởng, nhận thức, có lối sống vô cảm, thậm chí nhiều em đã phải trả giá đắt cho hành vi bạo lực của mình.
Một số vụ án mạng nghiêm trọng xuất phát từ những ảnh hưởng của game bạo lực khiến chúng ta phải giật mình (cướp của, giết người bằng những thủ đoạn tàn bạo, lạnh lùng…). Còn với game sex, nó có sức tác động mạnh hơn và hiệu lực nhanh hơn. Với những trò chơi bạo lực, để game thủ có thể bắt chước thì phải có thời gian và cơ hội trong một hoàn cảnh nào đó. Nhưng đối với game sex, các game thủ thậm chí còn bị thúc đẩy tự tạo ra hoàn cảnh, tạo ra điều kiện để thử. Nghiện game sex tạo ra sự nhận thức tình dục lệch chuẩn, dẫn đến các chứng loạn thần, trầm cảm, hoang tưởng, luôn có ảo giác là mình phải quan hệ tình dục với người khác, là một trong những nguyên do dẫn đến tình trạng gia tăng tội phạm tình dục trẻ em.
Theo các bác sĩ, sau khi nghiện game khiêu dâm, hầu hết các bệnh nhân đều mắc chứng loạn dục, thậm chí hóa cuồng vì thèm sex do không làm chủ được hành vi của mình. Chứng bệnh này không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản, phát dục sớm, tổn thương bộ phận sinh dục, mắc các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục mà còn có thể dẫn đến vô sinh. Một khi mất đi khả năng kiểm soát, thường xuyên sống trong ảo giác mà không biết sẽ gây ra những hành vi dần ảnh hưởng đến đạo đức, làm tha hóa nhân cách, lệch lạc về nhận thức, từ đó dẫn đến những hành vi tiêu cực, có thể hủy hoại tương lai của giới trẻ.
Theo Trân Viêt (An ninh thủ đô)
Rối loạn tâm thần do... nghiện "net"
Nghiện "nét" (internet) quá mức là một thói quen đang lan tràn rộng rãi trong giới trẻ, văn phòng và giới sinh viên. Ngoài nguy cơ gây tử vong thì nghiện "nét" mới đây còn được công bố là nguy cơ gây ra tâm thần trong thời đại công nghệ số.
Đó là kết quả nghiên cứu của một nhóm các nhà khoa học đang làm việc tại Viện Khoa học và Công nghệ Missouri (Mỹ). Theo như bản báo cáo đăng tải trên tạp chí khoa học IEEE Technology and Society Magazine thì 30% người nghiện "nét" có dấu hiệu của chứng bệnh trầm cảm, một căn bệnh hệ trọng và điển hình của rối loạn tâm thần.
Ảnh minh họa (nguồn Internet)
Các nhà khoa học đã điều tra trên 216 sinh viên tình nguyện. Những sinh viên này được khám kỹ càng để loại bỏ các trường hợp bị tâm thần hoặc có ít nhất một dấu hiệu bệnh tâm thần. Toàn bộ số sinh viên này được tập trung trong một khuôn viên rộng rãi, phân bố trong các nhà nghỉ, lều nghỉ có trang bị interrnet đầy đủ. Các sinh viên được xài "nét" miễn phí và thoải mái, tất nhiên là không được quá 18h/ngày. Sau 1 năm thì người ta điều tra và khám lại toàn bộ số sinh viên này để đánh giá mức độ ảnh hưởng của "nét".
Thật bất ngờ, những sinh viên có dấu hiệu trầm cảm thường là những sinh viên nghiện "nét" cao độ. Đây là những sinh viên thường chơi game, xem video trực tuyến hết công suất. Bản nghiên cứu này cho thấy, internet nếu không sử dụng có chừng mực có thể gây hại cho hệ tâm thần kinh của chúng ta.
Theo Phúc Lâm (Sức khỏe đời sống)
Các bệnh thần kinh thường gặp ở người cao tuổi Phổ biến nhất là chứng tai biến mạch máu não do tắc mạch, lấp mạch gây nhồi máu hoặc thiếu máu não cục bộ. Ngoài ra còn có hiện tượng chảy máu màng não, viêm màng não do mủ hoặc lao và bệnh Parkinson. Các triệu chứng lâm sàng của các bệnh thần kinh ở người cao tuổi - Điển hình nhất là...