Từ ngày 20.10: Học sinh tiểu học được tổ chức làm việc độc lập
Tới đây, học sinh tiểu học sẽ được tổ chức làm việc độc lập, làm việc theo nhóm hoặc làm việc chung cả lớp với sự hướng dẫn, hỗ trợ của giáo viên.
Ảnh minh họa
Nội dung này được quy định tại Điều 19 của Thông tư 28/2020/TT-BGDĐT sẽ chính thức có hiệu lực từ ngày 20.10.2020.
Theo đó, các hoạt động giáo dục được tổ chức trong và ngoài lớp học nhằm hình thành phẩm chất, phát triển năng lực; giáo dục đạo đức lối sống; bồi dưỡng năng khiếu; hỗ trợ học sinh hoàn thành nhiệm vụ học tập phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi học sinh.
Hình thức hoạt động giáo dục học sinh được tổ chức linh hoạt theo mục tiêu, tính chất của hoạt động, trong đó học sinh được tổ chức làm việc độc lập, làm việc theo nhóm hoặc làm việc chung cả lớp với sự hướng dẫn, hỗ trợ của giáo viên, đảm bảo mỗi học sinh được tạo điều kiện để tự mình thực hiện nhiệm vụ học tập và trải nghiệm thực tế.
Video đang HOT
Hoạt động giáo dục tổ chức trong và ngoài lớp học thông qua một số hình thức chủ yếu: Học lý thuyết, thực hiện bài tập, thực hành, thí nghiệm, trò chơi, đóng vai, dự án học tập, câu lạc bộ, tham quan, cắm trại, đọc sách, sinh hoạt tập thể, hoạt động phục vụ cộng đồng.
Thử thách của chương trình giáo dục phổ thông mới
Chương trình giáo dục phổ thông mới (GDPTM) đang được khẩn trương thực hiện nhưng tình hình dịch bệnh, thiếu thốn cơ sở vật chất... đặt ra không ít khó khăn cho ngành giáo dục.
Năm nay là năm học đầu tiên cả nước áp dụng chương trình GDPTM, bắt đầu từ lớp Một. ến thời điểm này, ngành giáo dục đã vào cuộc để thực hiện chương trình theo yêu cầu của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) đặt ra tại Hội nghị trực tuyến Tổng kết năm học 2019-2020 và triển khai nhiệm vụ năm học 2020-2021 đối với giáo dục tiểu học mới đây: "Năm học 2020 - 2021, nhiệm vụ của giáo dục tiểu học là phải thực hiện tốt chương trình GDPTM đối với lớp Một"...
Giáo viên quyết định thành công?
TS. Thái Văn Tài - Vụ trưởng Vụ Giáo dục Tiểu học, Bộ GD&ĐT cho biết, đến nay toàn quốc có 403.000 giáo viên tiểu học, tăng gần 5.000 giáo viên so với năm học trước đó. Tỷ lệ trung bình giáo viên/lớp ở cấp tiểu học là 1,41 cơ bản đáp ứng dạy học hai buổi/ngày.
Xác định giáo viên là lực lượng quan trọng quyết định thành công triển khai chương trình GDPTM, Bộ GD&ĐT đã thực hiện mô hình bồi dưỡng giáo viên thường xuyên, liên tục, tại chỗ. Bộ cũng đã phối hợp Bộ Thông tin và Truyền thông và Tập đoàn Viettel cung cấp miễn phí đường truyền, tài khoản để giáo viên lớp Một được tập huấn chương trình GDPTM bảo đảm chất lượng và tiến độ.
Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ lưu ý các nhà trường, các địa phương cần làm tốt công tác bố trí, sắp xếp giáo viên đảm bảo số lượng, cơ cấu và chất lượng. Theo đó, căn cứ lộ trình đổi mới và rà soát thực tế đội ngũ, các Sở GD&ĐT cần xây dựng đề án phát triển đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý ổn định trong năm năm để báo cáo, tham mưu UBND tỉnh/thành phố thực hiện.
Đặc biệt, hoạt động bồi dưỡng, nâng chuẩn trình độ đào tạo cho giáo viên tiểu học theo đúng lộ trình và yêu cầu thực hiện Luật Giáo dục năm 2019 phải được chú trọng thực hiện, đảm bảo nghiêm túc, hiệu quả và đảm bảo quyền lợi của giáo viên, để giáo viên yên tâm công tác và cống hiến.
Đua "nước rút" ở mùa dịch
Thời gian qua, các trường học trong cả nước đã tạo điều kiện cho giáo viên lớp Một tham gia các lớp tập huấn, tiếp cận chương trình GDPTM. Thế nhưng, trên thực tế, trình độ đào tạo, cơ cấu đội ngũ giáo viên tiểu học tại một số địa phương hiện không đồng đều. Hơn nữa, việc tiếp cận thông tin của nhiều giáo viên vùng sâu, xa còn hạn chế, chưa đáp ứng với việc đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức dạy học cũng như kiểm tra đánh giá theo yêu cầu giai đoạn hiện nay.
Thời điểm này, không ít giáo viên cũng lo ngại hoạt động bồi dưỡng, tập huấn nhằm đáp ứng yêu cầu chương trình GDPTM khó triển khai trong tình hình dịch bệnh còn nhiều diễn biến khó lường như hiện tại. Cũng theo chia sẻ của giảng viên Trần Xuân Tiến tại Thành phố Hồ Chí Minh thì việc biên soạn chín module tập huấn cho giáo viên được thực hiện theo kiểu "cuốn chiếu" với lý do cập rập về mặt thời gian, nguồn nhân sự... đã phần nào ảnh hưởng đến chất lượng bồi dưỡng và tập huấn.
Mục tiêu vẫn là học sinh
Nếu như chương trình GDPT hiện hành có mục tiêu "giúp học sinh hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản để học sinh tiếp tục học trung học cơ sở", thì ở chương trình GDPTM, mục tiêu ấy là "giúp học sinh hình thành và phát triển những yếu tố căn bản đặt nền móng cho sự phát triển hài hòa về thể chất và tinh thần, phẩm chất và năng lực; định hướng chính vào giáo dục về giá trị bản thân, gia đình, cộng đồng và những thói quen, nề nếp cần thiết trong học tập và sinh hoạt".
Như vậy, trong chương trình GDPTM, giáo dục tiểu học không chỉ chú ý chuẩn bị cho học sinh những cơ sở ban đầu mà còn chú ý đến những yêu cầu và định hướng cao hơn để phát triển phẩm chất và năng lực toàn diện cho các em.
Một vấn đề quan trọng khác để triển khai thành công chương trình GDPTM là cơ sở vật chất cho học sinh. Trong chương trình này, yêu cầu sĩ số theo chuẩn tối đa không quá 35 học sinh/lớp và lớp học phải đảm bảo điều kiện có thể kê được bàn ghế để tổ chức dạy học theo nhóm. Tuy nhiên, điều kiện cơ sở vật chất hiện nay của nhiều trường tiểu học có sĩ số vượt quá quy định 35 học sinh/lớp.
Trước thực tế khó khăn về cơ sở vật chất tại nhiều địa phương, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cũng cho rằng dù thế nào cũng phải đảm bảo chỗ học cho học sinh tiểu học. Ông nói: "Ở đâu có học sinh, ở đó có giáo viên và không vì thiếu trường lớp mà không tiếp nhận trẻ đúng độ tuổi vào lớp Một".
Hội Xuất bản kiến nghị đưa tiết đọc sách thành giờ học chính Hội Xuất bản đề nghị đưa tiết đọc sách vào thời khóa biểu chính khóa của nhà trường với mục tiêu xây dựng và phát triển văn hóa đọc. Bộ GD&ĐT đã lấy ý kiến nhân dân về Dự thảo Thông tư Điều lệ trường tiểu học, trung học cơ sở và trung học phổ thông có nhiều cấp học từ ngày 6/5...