Từ năm 2018, không tổ chức lễ công bố ứng viên đạt tiêu chuẩn GS, PGS cấp nhà nước
Trao đổi với Dân trí, GS.TS Bùi Văn Ga, Phó chủ tịch Hội đồng chức danh GS nhà nước, cho biết, năm nay Hội đồng chức danh giáo sư nhà nước không tổ chức Lễ trao giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn giáo sư, phó giáo sư như mọi năm mà giao cho các Hội đồng cơ sở.
Sáng ngày 10/4, trường ĐH Thương Mại trao giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn phó giáo sư 2017 tới 6 giảng viên của nhà trường
GS.TS Bùi Văn Ga cho rằng, các Hội đồng giáo sư cơ sở sẽ trao giấy chứng nhận này cùng với quyết định bổ nhiệm chức danh giáo sư, phó giáo sư (GS,PGS) của cơ sở giáo dục đại học cho ứng viên.
Theo GS Ga, trong quyết định 174 đã nêu rõ, Hội đồng giáo sư nhà nước chỉ xét đạt tiêu chuẩn GS,PGS để đảm bảo mặt bằng chung cho cả nước. Việc bổ nhiệm GS,PGS thuộc thẩm quyền của các trường đại học. Vì thế khi giao cho hội đồng giáo sư cơ sở trao giấy chứng nhận cùng quyết định thì người được nhận mới chính thức là GS,PGS.
“Nếu Hội đồng chức danh giáo sư nhà nước tổ chức trao giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn trước khi các cơ sở giáo dục đại học quyết định bổ nhiệm thì dư luận sẽ hiểu nhầm là “phong GS,PGS”, từ đó ngộ nhận khi đạt tiêu chuẩn GS,PGS thì mặc nhiên là GS,PGS. Điều này không đúng với qui định hiện hành” – GS Ga nhấn mạnh.
Video đang HOT
Được biết, để trở thành GS,PGS thì ứng viên phải qua 2 bước, bước xét đạt tiêu chuẩn của hội đồng chức danh giáo sư nhà nước và bước bổ nhiệm chức danh GS,PGS của cơ sở giáo dục đại học.
Như vậy, kể từ năm nay (2018) việc trao giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn giáo sư, phó giáo sư do Hội đồng giáo sư cơ sở nơi ứng viên nộp hồ sơ đăng ký thực hiện.
Hồng Hạnh
Theo Dân trí
Nếu rà soát công trình khoa học, số giáo sư bị loại có thể cao hơn
Bộ Giáo dục cần rà soát chất lượng công trình nghiên cứu khoa học, bài báo quốc tế, trình độ ngoại ngữ của tất cả ứng viên thay vì chỉ 95 người.
TS Lê Dương Hà, giảng viên một trường đại học tại Hà Nội, chia sẻ quan điểm về đợt rà soát công nhận giáo sư, phó giáo sư năm 2017.
Lần đầu tiên trong lịch sử, sau khi công bố chức danh giáo sư, phó giáo sư, Thủ tướng yêu cầu rà soát. Ngày 2/4, sau gần 2 tháng rầm rộ thẩm tra, 41 hồ sơ bị loại khỏi danh sách công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư. Lý do là "không đảm bảo theo quy định hoặc có đơn xin rút".
Tuy nhiên phải hiểu rằng, 41 người này được lọc từ 95 hồ sơ có dấu hiệu không đảm bảo tiêu chuẩn hoặc có đơn khiếu kiện. Nếu rà soát cả 1.226 hồ sơ được xét đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư như danh sách Hội đồng Chức danh giáo sư nhà nước công bố ban đầu, con số bị loại có thể cao hơn.
Việc rà soát hồ sơ giáo sư, phó giáo sư lần này mới dừng ở hình thức. Đúng ra, Bộ Giáo dục phải tập trung rà soát chất lượng công trình nghiên cứu khoa học, bài báo quốc tế, trình độ ngoại ngữ của tất cả 1.226 ứng viên đã đúng tiêu chẩn chưa. Việc này tốn công sức, thời gian và đòi hỏi có tổ thẩm tra chuyên môn chất lượng. Có lẽ do Thanh tra Bộ Giáo dục không đủ chuyên môn để làm nên chọn khâu dễ nhất là thẩm tra thủ tục hành chính trong hồ sơ ứng viên.
Quyết định 174 của Thủ tướng không yêu cầu ứng viên phải nộp đầy đủ chứng từ chi tiết như hợp đồng thanh lý môn, kế hoạch giảng dạy... nên thực tế nhiều giảng viên thỉnh giảng không lưu trữ giấy tờ gốc. "Cái sảy nảy cái ung", một số người vì không còn giấy tờ nên dù có giảng dạy thật vẫn đành chọn cách xin rút hồ sơ và chấp nhận bị "trượt oan".
Giáo sư, phó giáo sư sau khi được công nhận đạt chuẩn sẽ được các đại học bổ nhiệm.
Tuy nhiên một số ứng viên vì đối phó với thanh tra đã đưa ra những minh chứng giả, dựng lại hồ sơ. Đây là điều không thể chấp nhận của nhà khoa học. Quyết định 174 đặt "trung thực" lên hàng đầu trong danh sách 7 tiêu chuẩn chung của chức danh giáo sư, phó giáo sư. Như vậy, ngay từ bước làm hồ sơ, những người khai gian đã tự loại mình ra khỏi danh sách xứng đáng được công nhận cho chức danh cao quý giáo sư, phó giáo sư.
Một số người đặt câu hỏi rằng các thầy cô làm thế nào để dạy được học trò về tính trung thực khi bản thân gian dối?
Hội đồng Chức danh giáo sư nhà nước công khai danh sách 53 người được công nhận đạt tiêu chuẩn. Xã hội từ đó có thể lọc ra chi tiết 41 người bị loại là ai, công tác tại đâu... Những xì xèo, nghi kỵ của người xung quanh là cái giá đắt đỏ hơn việc thuần túy bị hội đồng loại hồ sơ mà ứng viên làm dối giấy tờ phải chịu.
31 đơn vị xác nhận không chính xác cho ứng viên giáo sư, phó giáo sư cũng đang phải trả giá khi bị công khai danh tính và Bộ Giáo dục yêu cầu kiểm điểm, xử lý.
Câu chuyện về xét phong giáo sư, phó giáo sư năm 2017 có lẽ chỉ đi đến hồi kết khi quy định tiêu chuẩn mới về chức danh giáo sư, phó giáo sư với nội dung phù hợp, được ban hành. Hệ quy chiếu 174 được soạn thảo cách đây 10 năm đã quá lạc hậu, quá thấp để đánh giá về một giảng viên cao cấp với chức danh mà xã hội đề cao là giáo sư, phó giáo sư. Với hơn 1.000 người được công nhận năm nay, nếu áp theo hệ quy chiếu mới với các tiêu chuẩn được nâng cao (dự thảo công bố năm 2017), có lẽ quá nửa sẽ bị loại.
Mong rằng sẽ không còn lần nào nữa việc xét công nhận giáo sư, phó giáo sư gây nghi ngờ cho người dân.
Lê Dương Hà
Theo vnexpress.net
Năm 2018, hồ sơ ứng viên giáo sư sẽ được công khai Nếu hồ sơ ứng viên bị phản ánh không đạt chuẩn, thanh tra Bộ Giáo dục và hội đồng giáo sư các cấp sẽ xác minh. Giáo sư sẽ phải có công bố khoa học quốc tế Phó chủ tịch Hội đồng Chức danh giáo sư nhà nước Bùi Văn Ga ngày 4/4 cho biết, ban soạn thảo đang gấp rút hoàn thiện...