Tu Mơ Rông – địa phương cuối cùng trong cả nước khai giảng năm học mới
Bất chấp mưa lớn, ngày 10/9, học sinh huyện Tu Mơ Rông ( tỉnh Kon Tum) đã nô nức đến các điểm trường để tổ chức lễ khai giảng năm học mới 2019- 2020. Như vậy, huyện Tu Mơ Rông là địa phương cuối cùng trong cả nước tiến hành tổ chức khai giảng năm học mới cho các em học sinh.
Lễ Khai giảng năm học mới ở trường Tiểu học bán trú Ngọc Lây (xã Ngọc Lây, huyện Tu Mơ Rông).
Năm học 2019-2020, toàn huyện Tu Mơ Rông có 34 trường, trong đó có 11 trường mầm non, 11 trường tiểu học và 12 trường Trung học cơ sở với khoảng gần 7.700 học sinh từ bậc mầm non đến Trung học cơ sở được chia thành 345 lớp ở cả 3 bậc học.
Lễ Khai giảng năm học mới ở trường Tiểu học bán trú Ngọc Lây (xã Ngọc Lây, huyện Tu Mơ Rông).
Năm học này, dù đã đầu tư nhiều kinh phí xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ năm học nhưng toàn huyện vẫn còn 10 phòng tạm, nhờ (mầm non có 5 phòng, tiểu học 5 phòng); còn hơn 100 công trình vệ sinh tạm (mầm non có 47 công trình, tiểu học 33 công trình và Trung học cơ sở có 21 công trình) và có 41 trường, điểm trường không có nước sinh hoạt phải mượn nhờ người dân.
Học sinh ở làng Tu đến trường trong ngày khai giảng năm học mới.
Mặc dù còn nhiều khó khăn nhưng toàn ngành giáo dục và đào tạo huyện Tu Mơ Rông đang cố gắng khắc phục khó khăn quyết tâm đẩy mạnh các phong trào thi đua dạy tốt, học tốt; tiếp tục thực hiện Chỉ thị 10-CT/TW của Bộ Chính trị về “Phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ năm tuổi, củng cố kết quả phổ cập giáo dục tiểu học và trung học cơ sở, tăng cường phân luồng học sinh sau trung học cơ sở và xóa mù chữ cho người lớn giai đoạn 2016-2020″; thực hiện có hiệu quả Nghị quyết 29-NQ/TW về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đồng thời huy động mọi nguồn lực để phát triển giáo dục ở địa phương, phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ năm học mới 2019-2020.
Video đang HOT
Tin, ảnh: Quang Thái
Theo TTXVN
Băng đại ngàn vận động học sinh đến trường
Mặc cho mưa gió tràn về nhưng các thầy cô vùng cao xã Mo Rai (huyện Sa Thầy, tỉnh Kon Tum) vẫn đến từng nhà, tìm trên khắp nương rẫy để vận động học sinh đến lớp.
Ở trường, hàng trăm học sinh cùng xắn tay với các thầy cô giáo quét dọn khuôn viên trường để chuẩn bị cho ngày khai giảng năm học mới.
Băng rừng , vượt núi tìm học sinh
Vượt gần 200 km từ Thành phố Kon Tum (tỉnh Kon Tum), chúng tôi tìm về ngôi trường Tiểu học-THCS Võ Nguyên Giáp (huyện Sa Thầy) nơi đây là huyện xa của tỉnh Kon Tum nằm sát biên giới với nước bạn Campuchia. Nhìn từ xa, ngôi trường nằm giữa lòng chảo với 4 bề bao vây bởi rừng núi.
Theo đó, xã Mo Rai là một xã vùng khó với 90% bà con là đồng bào dân tộc thiểu số người Jarai, Rơ Mâm... nên đời sống vô cùng khó khăn, quanh năm bám lấy cây lúa rẫy, cây mì trên nương. Qua đó, bà con chưa ý thức được việc học của các con mình.
Chính vì vậy, nhiệm vụ xuyên suốt của các thầy cô cắm bản trong trường là đi gõ cửa từng nhà hay vượt rừng đến khu sản xuất để tìm và vận động những học sinh vắng học đến trường...và lòng nhiệt huyết của thầy cô nơi đây đã dần mang quả ngọt.
Học sinh trường Tiểu học, THCS Võ Nguyên Giáp, xã Mo Rai huyện Sa Thầy chào mừng năm học mới.
Giáp ngày khai trường, khi những cơn áp thấp đang mạnh lên, núi rừng Mo Rai ào ào tiếng cây rừng đổ, tiếng mưa rừng "xối xả" ngày đêm, nhưng tranh thủ buổi sáng sớm và chiều muộn các giáo viên lại đi từng làng để vận động học sinh.
Theo thầy Trần Văn Hưng (Phó hiệu trưởng) cùng các thầy khác, chúng tôi vượt qua nhiều cánh rừng của thôn Ia Tri; Ia Bong; Ia Lân; Ia Mang; Ia Rên; Ia Dom để tìm học sinh. Từng hạt mưa như "mũi tên" bắn thẳng vào mặt các thầy.
Lúc này, thầy Hưng vuốt nhẹ rồi cười: "Đây là công việc hàng ngày, để các em ở trong rừng, trong rẫy như con thú hoang thì cái nghèo cứ bám mãi. Giờ mình phải đi tìm từng đứa, tìm cho hết để đưa cháu đến trường học biết cái chữ rồi mai này các em sẻ thành công"...
Cuộc hành trình giữa trời mưa cứ thế tiếp diễn, hết làng này đến làng khác. Từ xa nhìn lại, cánh cửa nhà (làng Ia Bong, xã Mo Rai) vẫn đóng kín. Lúc này, thầy Hưng nhẹ đẩy thì thấy bà ngoại đang chăm cậu nhóc An bị sốt.
Thầy Hưng cho biết: "Cậu học trò này chưa thấy đến trường, mình đã nhắn trưởng thôn để phụ huynh đưa cậu lên lớp, nhưng nghe ốm. Trong lần vận động mình đến để thăm hỏi và vận động hai em An và Lân đến trường khai giảng và đi học đều. Những em này đều ở xa nên nhà trường tạo điều kiện cho ở nội trú, phục vụ ăn ở, quần áo, sách vở...chỉ mong các em đi học đều".
Bà Y Díp - Phó Chủ tịch xã Mo Rai đọc thư chúc mừng của Chủ tịch nước mừng năm học mới.
Đến nhà em Bòng Văn An (học sinh lớp 3,thôn Ia Bong) để vận động. Được biết, em An chưa ra lớp nên các thầy đã nhiều lần đi vận động như lần này mới gặp. Thầy Hưng thông tin: "An là học sinh rất giỏi. Nhiều lần thầy cô đã vào vận động nhưng tính em hay ngại, ít nói nên các thầy cô giáo phải thật sự tận tâm, kiên trì mới vận động được em đến lớp. Mong em có thể kiên trì bám lấy cái học thì khó mấy thì các thầy cũng đi vận động bây giờ em An ở lại trường sống cùng với các thầy cô".
Khi trời nhá nhem tối, các thầy trường trường Tiểu học, THCS Mo Rai đã vào từng nhà vận động được 2 em học sinh gồm: Vi Thị Truyền - Lớp 9A và Hà Thị Thúy Nhi - Lớp 8A (thôn Ia Tri) ra trường, chuẩn bị sách vở cho buổi khai giảng năm học mới.
Đồng hành cùng với nhà trường trong việc vận động học sinh, Đại Uý Nguyễn Văn Đại - Chính trị viên phó Đồn Biên phòng Mo Rai cho biết: Đồn thường xuyên phối hợp tuyên truyền pháp luật bảo vệ an ninh biên giới quốc gia. Chúng tôi thường xuyên cùng với giáo viên vận động học sinh bỏ học đến trường, thực hiện chương trình Nâng bước em đến trường. Đồn còn nhận đỡ đầu 2 cháu, mỗi cháu được đồn trợ giúp 500 nghìn đồng/cháu. Thương xuyên tuyên truyền cho học sinh cảnh giác với người lạ thâm nhập địa bàn, giữ gìn an ninh trên địa bàn.
Đại Uý Nguyễn Văn Đại - Chính trị viên phó Đồn biên phòng Mo Rai trao quà của đồn cho trường mừng năm học mới.
Vượt mưa gió t hầy trò vùng cao rộn ràng đón năm học mới
Trong năm học 2019 - 2020, trường Tiểu học, THCS Mo Rai có 503 học sinh. Trong đó, bậc Tiểu học có lớp 12 với 327 học sinh, bậc THCS có 6 lớp với 176 học sinh. Đặc biệt, trong đầu năm này có 81 học sinh bước vào lớp 1.
Trao đổi với chúng tôi, thầy Võ Hồng Sơn (Hiệu trưởng Trường TH và THCS Mo Rai) cho biết: "Trong nhà trường có 384 học sinh là ở bán trú, tỉ lệ duy trì sĩ số nhà trường luôn duy trì từ mức trên 90%. Để đạt được những con số đó là cả sự nỗ lực của giáo viên trên hành trình đến từng nhà vận động học sinh, xây dựng nhiều khu vui chơi, dạy kĩ năng sống thu hút các em...Cũng nhờ vậy, trong những năm qua, chất lượng giáo dục vùng cao như được "trỗi dậy", tỉ lệ học sinh mù chữ đã không còn".
Hiện nay trường có 2 cấp học, học sinh được các thầy cô lo chu đáo từng bữa cơm, quần áo, sách vở...Vào dịp đầu năm mới, nhà trường luôn chú ý, sà soát để kiểm tra sĩ số học sinh. Qua đó, có nhiều hình thức vận động để các em ra học đầy đủ. Cũng vì vậy, trong năm học vừa qua nhà trường đã có 5 học sinh THCS đạt loại giỏi đạt 3,55% và 65 học sinh khá đạt 46,1%.
Các thầy cô giáo quyết tâm thực hiện thắng lợi nhiệm vụ năm học mới.
Thầy Võ Hồng Sơn - Hiệu trưởng nhà trường cho biết thêm: "Để chuẩn bị cho năm học mới, trong chiều 4/9 thầy và trò trường đã cùng nhau "xắn tay áo" để dọn dẹp lại trường, lớp, cắt tỉa cây xanh... Những giáo viên nữa là tốp múa, tốp nhảy lại cùng duyệt lại các tiết mục văn nghệ cho ngày mai...
Theo đó, hầu như hơn 98 % học sinh đã ra trường để chuẩn bị sách vở, quần áo cho ngày tựu trường đang cận kề. Trong năm học mới thầy và trò trường chúng tôi gắng phấn đấu hơn nữa để đẩy mạnh công cuộc giáo dục toàn diện cho học sinh. Mong các cấp quản lý ngành giáo dục tin hr Kon Tum phê duyệt cho xây dựng phòng hiệu bộ và các phòng công năng để phục vụ cho việc dạy và học".
Ngọc Anh
Theo phapluatplus
Học sinh vùng lũ Mường Lát vượt khó đón chào năm học mới Sáng 5-9, cùng với học sinh cả nước, gạt đi những khó khăn trước mắt, học sinh vùng lũ huyện biên giới Mường Lát hân hoan tới trường tham dự khai giảng năm học 2019-2020. Tại điểm Trường tiểu học Trung Lý 2, bản Cò Cài, xã Trung Lý, ngay từ sáng sớm, đông đảo phụ huynh học sinh đã đưa con tới...