Từ “lớp học lộng gió” đến hành trình “cùng xây tương lai”
Trường mầm non thôn Ba Ngày có thể xem là ngôi trường xa nhất trong một địa bàn khó khăn cũng bậc nhất của tỉnh Quảng Trị. Gọi là điểm “trường mầm non”, nhưng thực chất nơi đây chỉ có một căn phòng học nhỏ tạm bợ, chắp nối bằng cọc tre và thân cây để hơn 24 em nhỏ có cơ hội thực hiện ước mơ đơn sơ: được đến trường như bao đứa trẻ vùng xuôi.
Những lớp học “bốn bề lộng gió”
Thế nhưng, ước mơ tưởng chừng giản đơn ấy không chỉ thật lớn lao với các bé, mà còn là thách thức không nhỏ với địa phương, các thầy cô giáo và cả phụ huynh.
Nằm tiếp giáp với biên giới Việt – Lào, thôn Ba Ngày là một trong những điểm thôn đặc biệt khó khăn của xã Tà Long, huyện Dakrong. Với địa thế hiểm trở cùng điều kiện kinh tế kém phát triển, từ lâu các em nhỏ ở Ba Ngày phải học tập trong tình trạng không chỉ thiếu thốn cơ sở vật chất mà còn thiếu an toàn nghiêm trọng. Đặc biệt, trường mầm non thôn Ba Ngày luôn là điểm “đáng báo động” nhất.
Cách đây vài năm, trường được dựng nên từ những vật liệu thô sơ do nhân dân tự đóng góp. Nền lớp học cũng như sân chơi vẫn là lớp đất mặt chưa được bê tông hóa, vách tường chỉ là những cọc tre, gỗ nhỏ quây lại, mái tôn tạm bợ… thiếu chắc chắn. Cùng với tình trạng thiếu thốn về vật chất, trường mầm non Ba Ngày còn nằm lọt thỏm giữa hai ngọn núi và những ngôi nhà dọc theo con suối cùng tên, địa hình hết sức hiểm trở. Vào mùa mưa, nước mưa có thể chảy xối xả làm sách vở, giáo cụ đều ướt sũng không thể sử dụng được. Nhưng điều đó vẫn chưa thấm vào đâu so với những cơn gió Lào thổi mạnh khiến “ngôi trường” phải oằn mình chống chọi. Cái học của thầy và trò luôn đi kèm với nỗi lo và cả những mong ước về một mái trường luôn bình yên, vững vàng trước mưa gió.
Nơi đây, các em nhỏ không chỉ phải học tập và sinh hoạt trong môi trường thiếu an toàn, mà con đường đi học của các em cũng gian nan và tiềm ẩn nhiều rủi ro khó lường. Đặc biệt khi bước vào mùa mưa, nước suối dâng cao, đường đi trơn trượt, các em phải đối mặt với rất nhiều trở ngại và nguy hiểm.
Điểm trường mầm non Ba Ngày trong mùa mưa.
Câu chuyện của trường mầm non thôn Ba Ngày chỉ là một trong số ít những trường hợp khó khăn trên cả nước. Hiểm nguy rình rập, nơm nớp lo sợ – đó cũng là tình cảnh chung của nhiều thầy trò ở các địa bàn khó khăn khi theo đuổi con chữ từng ngày. Đi từ sự thấu hiểu và lắng nghe những gian nan đó, không ít doanh nghiệp hiện nay vẫn đang dành nhiều tâm huyết và nguồn lực của mình để giúp hành trình chinh phục học vấn của các em vùng cao, vùng xa bớt chông gai hơn.
Video đang HOT
Trở lại với thôn Ba Ngày, những ngày cuối tháng 4/2018, dự án “Cùng xây tương lai” của Prudential đã đặt chân đến nơi này mang theo cho thôn một điểm trường mầm non đúng nghĩa. Mái trường nhỏ với một phòng học đã được xây mới hoàn toàn trên nền đất chắc chắn nằm sát bên cạnh điểm trường cũ do một hộ dân hiến tặng. Công trình được thiết kế và xây dựng theo mô hình trường học phòng chống thiên tai, được trang bị đầy đủ cơ sở vật chất, đồ dùng, đồ chơi mầm non và hệ thống công trình phụ trợ hoàn chỉnh. Đây là món quà thực sự ý nghĩa dành tặng cho các em nhỏ tại đây giúp các em được tận hưởng không gian học tập và vui chơi tiện nghi, an toàn.
Sau đó không lâu, tháng 5/2018 những lớp học mới của trường mầm non Nà Dé (Hà Giang) cũng đã khánh thành. Điểm trường mới với mô hình Trường học An toàn sẽ là nơi gắn bó của biết bao em nhỏ và gia đình khi mưa bão ập đến nơi vùng núi Tây Bắc vốn phải chịu nhiều cơn lũ dữ quét qua.
5 năm một hành trình “Cùng xây tương lai”
Với chi phí tài trợ từ quỹ “The Chairman’s Challenge” – một chương trình đăng ký tình nguyện hàng năm do Tập đoàn Prudential phát động dành cho toàn thể nhân viên Prudential toàn cầu, “Cùng xây tương lai” có thể xem là dự án điển hình đã tiếp thêm niềm vui đến trường cho nhiều trẻ em ở các vùng sâu, rẻo cao trên cả nước. Sau 5 năm triển khai, tổng nguồn vốn tài trợ tại Việt Nam đạt 33,6 tỷ đồng, nâng cấp và xây mới 26 ngôi trường nhằm mang đến một cơ sở học tập tốt hơn cho khoảng 2.000 học sinh tại các tỉnh thành trên cả nước. Không chỉ đảm bảo về cơ sở vật chất an toàn, tiện ích cho các em học sinh, dự án còn giúp nâng cao kỹ năng của giáo viên để sử dụng các tài liệu và phương pháp giảng dạy phù hợp nhằm hỗ trợ tốt hơn nhu cầu giáo dục cụ thể của trẻ em vùng dân tộc thiểu số.
26 trường học trong khuôn khổ dự án “Cùng xây tương lai” được xây dựng chắc chắn và trang bị đầy đủ cơ sở vật chất phục vụ việc dạy và học, cùng hệ thống công trình phụ trợ đạt chuẩn, các em học sinh đã, đang và sẽ được học tập trong môi trường an toàn, tiện nghi, sạch sẽ.
Trường Mầm non Cán Chu Phìn (Hà Giang) khang trang sạch đẹp trong ngày chào đón các tình nguyện viên Prudential trở lại thăm trường trong “Hành trình gắn kết yêu thương”.
Bên cạnh hoạt động xây trường, Prudential còn triển khai “Hành trình Gắn Kết Yêu Thương” với chuyến xe chở hơn 400 tình nguyện viên thăm lại 24 ngôi trường do Prudential xây dựng để tìm hiểu, động viên thầy và trò sau khi có cơ sở học tập mới. Tại mỗi chặng dừng chân, đoàn tình nguyện của Prudential Việt Nam đã tham gia những hoạt động ý nghĩa như trồng cây xanh tạo bóng mát sân trường, tặng sách, trang hoàng phòng học, tổ chức các hoạt động mang tính gắn kết như vui lễ Trung thu, chơi trò chơi cùng với các em học sinh…
Với những nỗ lực không ngừng nghỉ vì một xã hội phát triển bền vững, tháng 11/2014, Prudential Việt Nam vinh dự là Công ty Bảo hiểm Nhân thọ duy nhất tại Việt Nam và khu vực châu Á nhận Giải thưởng Công ty Bảo hiểm có trách nhiệm xã hội và đóng góp cho cộng đồng tốt nhất châu Á từ Tạp chí Bảo hiểm châu Á – AIR.
Theo Dân trí
Hồng Kông: "Giải cứu" con khỏi trường học
Có điều kiện kinh tế, không ít phụ huynh Hồng Kông (Trung Quốc) đang đi theo một hình thức GD hoàn toàn khác lạ: "Đi, trải nghiệm để học". Những phụ huynh này sẵn sàng cho con nghỉ học trong trường truyền thống và theo họ đó là cách "giải cứu" cho con cái và chính họ khỏi môi trường sống nhiều áp lực.
ảnh minh họa
Học trên con đường du lịch
Trong 6 tháng, trong khi trẻ em Hồng Kông vùi đầu vào sách giáo khoa chuẩn bị cho các kỳ thi, thì thế giới chính là "lớp học" cho con gái 4 tuổi và con trai 8 tuổi của Cherry Chau.
Chau và chồng tự coi họ là "gia đình du lịch" và nhằm dạy cho con họ những bài học cuộc sống trên hành trình trải nghiệm. Cặp đôi đã bỏ công việc lương cao tại Hồng Kông để thực hiện du lịch trải nghiệm vòng quanh châu Á.
Lựa chọn lối sống của họ bắt nguồn từ mong muốn "giải cứu" con họ thoát khoải hệ thống áp lực cao và nặng nề thi cử ở Hồng Kông, cùng với sự mệt mỏi của cuộc sống văn phòng trong một "khu rừng đô thị".
"Chúng tôi nghĩ rằng, các con cần phải ngắm nhìn thế giới và học nhiều hơn từ trải nghiệm sống thực" - Chau nói về hành trình của họ qua Thái Lan, Indonesia và Đài Loan. Sau chuyến đi này, gia đình Chau dự kiến di cư sang Canada.
Trong khi mọi gia đình tại Hồng Kông có thể không đủ điều kiện để làm như Chau, thì Chau hoàn toàn không đơn lẻ. Thực tế, các chuyên gia nhận thấy phụ huynh "phi truyền thống" đang là xu hướng tăng lên tại Hồng Kông khi mà phụ huynh châu Á đang cởi mở hơn phá bỏ truyền thống.
Nhà Tâm lí học Daisy Chow cho biết cô đã quan sát thấy có nhiều hơn phụ huynh Hồng Kông tìm phương thức hiện đại và sáng tạo dạy con ngoài hệ thống giáo dục chịu nhiều chỉ trích. Xu hướng này đề cập tới tự học dưới hình thức du lịch.
Khái niệm này đã thu hút sự chú ý của những phụ huynh tự coi mình là hiện đại, tư duy tiến bộ và có độ dày kiến thức để truyền dạy. Họ muốn dạy con con cái mà không bị ràng buộc bởi truyền thống hoặc một hệ thống GD.
Hình thành xu hướng mới
"Nó đã trở thành một xu hướng" - Chow, chuyên ngành về GD trẻ em, nhận định.
Xu hướng này trái ngược sâu sắc với "phụ huynh quái vật" Hồng Kông - chỉ những ông bố bà mẹ bằng mọi cách thúc em con đạt điểm cao, dẫn tới suy giảm sức khoẻ tinh thần cho thế hệ trẻ.
Venus Yiu, Phó Chủ tịch Khoa Điều trị tâm lí Viện Xã hội Tâm lí Hồng Kông, nói: "Trẻ em tại Hồng Kông có thể phải học để thi khi ở tuổi mẫu giáo".
Yiu nhìn nhận việc phụ huynh phải đi xa đến thế để tìm một phương thức giáo dục thay thế cho con cái họ "cho thấy thực sự có vấn đề với hệ thống GD".
Năm ngoái, một nghiên cứu do Tổ chức Xã hội Baptist Oi Kwan thực hiện với khoảng 1.300 học sinh tiểu học cho thấy 21,7% phàn nàn về áp lực kéo dài, nguyên nhân phổ biến nhất là quá nhiều bài tập về nhà, tiếp theo là ôn thi vào THCS và điểm số không như ý. Tỉ lệ này, mức cao nhất trong 3 năm qua, cao hơn 5,5% tỉ lệ một khảo sát tương tự năm 2016.
Một nghiên cứu khác được thực hiện bởi Hội Phụ huynh và Cải cách GD Hồng Kông cho thấy, 60% trong 1.402 phụ huynh cho biết con họ dành hơn 1,5 giờ/ ngày làm tài tập ở nhà. Khoảng 23% nói con họ dành hơn 2,5 giờ cho công việc này.
Theo Giaoducthoidai.vn
Hơn 500 học sinh ở Quảng Trị bỏ học Học sinh vùng cao của huyện Đăkrông, Hướng Hóa bỏ học nhiều nhất, do khó khăn, sức học yếu, hủ tục... Ngày 19/4, ông Võ Văn Minh, Chánh văn phòng Sở Giáo dục và Đào tạo Quảng Trị cho hay, toàn tỉnh có hơn 500 học sinh bỏ học từ đầu năm học 2017-2018 đến nay. Bỏ nhiều nhất ở cấp THPT và...