Tư lệnh quân đội Sudan khẳng định ‘không thỏa thuận’ với RSF
Theo phóng viên TTXVN tại Trung Đông – Bắc Phi, ngày 28/8, Tổng tư lệnh Các lực lượng vũ trang Sudan, Tướng Abdel Fattah al-Burhan đã bác bỏ khả năng đàm phán với nhóm bán quân sự “ Lực lượng hỗ trợ nhanh” ( RSF), đồng thời khẳng định quân đội sẽ nỗ lực giành chiến thắng quyết định.
Lực lượng bán quân sự Sudan RSF ở khu vực Gouz Abudloaa, gần thủ đô Khartoum. Ảnh: AFP/TTXVN
Phát biểu trước các binh sĩ tại căn cứ Flamingo ở thành phố Port Sudan trên Biển Đỏ, Tướng Burhan nhấn mạnh quân đội “ không thỏa thuận với bất kỳ ai phản bội người dân Sudan”. Tướng Burhan cho rằng hiện không phải là thời điểm đàm phán và quân đội đang “dồn toàn lực để chấm dứt cuộc nổi dậy” của RSF. Tướng Burhan khẳng định quân đội sẽ hoàn thành mục tiêu này giành chiến thắng nhanh chóng và quyết định vì RSF hiện đã “hoàn toàn kiệt sức”.
Ông Burhan phủ nhận quân đội Sudan nhận được trợ giúp từ nước ngoài và cho biết việc ông rời khỏi thủ đô Khartoum là nhờ một chiến dịch quân sự có sự tham gia của lực lượng không quân và hải quân.
Video đang HOT
Trước đó, ngày 27/8, người đứng đầu RSF, Tướng Mohamed Hamdan Dagalo, đưa ra tuyên bố tỏ ý sẵn sàng ngừng bắn cũng như đàm phán về tương lai đất nước. Tuyên bố được đưa ra vài ngày sau khi Tư lệnh quân đội Sudan Burhan lần đầu tiên rời thủ đô Khartoum kể từ khi xung đột giữa quân đội và RSF nổ ra hôm 15/4 năm nay.
Trong những tuần gần đây, quân đội đã chống trả một đợt tấn công ác liệt của RSF vào căn cứ quân đoàn thiết giáp ở phía Nam Khartoum. Các nhà hoạt động cho biết cuộc bao vây đã gây thương vong dân thường, khiến điện, nước bị cắt, đồng thời gây khó khăn cho việc sơ tán người dân. Hai bên cũng đã giao tranh ác liệt để giành kiểm soát thành phố Nyala ở bang Nam Darfur.
Theo Bộ Y tế Sudan, các vụ đụng độ giữa quân đội và RSF tại thủ đô Khartoum và một số khu vực khác đã khiến hơn 3.000 người thiệt mạng và hơn 6.000 người bị thương. Trong khi đó, theo thống kê của Liên hợp quốc (LHQ), hơn 4 triệu người Sudan đã phải rời bỏ nhà cửa, trong đó 3,2 triệu người phải sơ tán trong nước và gần 900.000 người sơ tán sang Cộng hòa Chad, Ai Cập, Nam Sudan và các quốc gia khác.
Thỏa thuận ngừng bắn tại Sudan bị vi phạm, cản trở nỗ lực hỗ trợ nhân đạo
Ngày 28/5, thủ đô Khartoum của Sudan lại vang lên tiếng súng bất chấp thỏa thuận ngừng bắn vẫn còn hiệu lực, gây cản trở công tác cung cấp viện trợ nhân đạo cho người dân nước này.
Khói bốc lên trong cuộc giao tranh tại Khartoum, Sudan, ngày 15/4/2023. Ảnh: THX/TTXVN
Các nhân chứng cho biết họ nghe thấy "tiếng súng ở phía Nam thành phố" vào ngày thứ 6 của thỏa thuận ngừng bắn kéo dài 1 tuần, sẽ hết hiệu lực vào đêm 29/5.
Theo tuyên bố chung của các nước trung gian hòa giải Mỹ và Saudi Arabia, thỏa thuận trên nhằm tạo điều kiện cho việc vận chuyển hàng viện trợ nhân đạo đến với người dân Sudan thông qua các hành lang đảm bảo nhưng đã bị các bên đối địch là Lực lượng Vũ trang Sudan (SAF) và nhóm bán quân sự Các lực lượng Hỗ trợ nhanh (RSF) vi phạm, làm gián đoạn những nỗ lực nhân đạo.
Ngày 27/5 đã xảy ra vụ không kích khiến hai người thiệt mạng ở Khartoum, trong khi một cuộc không kích khác nhằm vào cơ quan in tiền của Sudan. Saudi Arabia và Mỹ đã kêu gọi các bên đối địch tại Sudan tiếp tục đàm phán về việc gia hạn thỏa thuận ngừng bắn nhằm giúp "cải thiện việc cung cấp hỗ trợ mà người dân Sudan đang rất cần".
Cùng ngày, RSF khẳng định "sẵn sàng tham gia vào các cuộc đàm phán tiếp theo... để xem xét tính khả thi của việc kéo dài lệnh ngừng bắn và các thỏa thuận nhân đạo", tùy thuộc vào "sự chân thành và cam kết" của quân đội.
Về phần mình, quân đội Sudan cho biết đang "xem xét khả năng đồng ý gia hạn lệnh ngừng bắn hiện tại".
Xung đột giữa SAF do Tư lệnh Quân đội Abdel Fattah al-Burhan đứng đầu và nhóm bán quân sự RSF của cựu Phó Tư lệnh Mohamed Hamdan Daglo bắt đầu nổ ra từ ngày 15/4. Theo Dự án dữ liệu sự kiện và vị trí xung đột vũ trang, trong 6 tuần giao tranh ở đô thị, hơn 1.800 người đã thiệt mạng. Liên hợp quốc (LHQ) cho biết gần 1,4 triệu người phải rời bỏ nhà cửa tới nơi khác trong nước và sang các nước láng giềng. Tổ chức này cũng lưu ý hiện có tới 25 triệu người, hơn một nửa dân số Sudan, đang cần hỗ trợ nhân đạo. Các cơ quan hỗ trợ nhân đạo đang đối mặt với những thách thức trong việc vận chuyển và tình trạng mất an ninh.
Đối mặt với tình trạng thiếu hụt nguồn cung và nhân viên nghiêm trọng, Tổ chức Bác sĩ không biên giới (MSF) cảnh báo có thể phải ngừng các hoạt động cứu người nếu hành lang nhân đạo không được đảm bảo.
LHQ kêu gọi nhanh chóng chấm dứt xung đột ở Sudan Theo phóng viên TTXVN tại Algiers, ngày 9/8, phát biểu trước báo giới, Phó Tổng thư ký Liên hợp quốc (LHQ) phụ trách châu Phi, bà Martha Ama Akyaa Pobee nhấn mạnh rằng cần phải có một giải pháp đàm phán để chấm dứt xung đột quân sự ở Sudan càng sớm càng tốt. Khói bốc lên sau giao tranh tại Khartoum, Sudan...