Tư lệnh đặc nhiệm Iran “xé rào”, bí mật thăm Nga
Một quan chức Iran hôm 7-8 tiết lộ rằng người đứng đầu Lực lượng đặc nhiệm Quds của Iran đã tới thăm Nga và hội đàm với các quan chức cấp cao nước này bất chấp lệnh cấm của Liên Hiệp Quốc.
Lực lượng đặc nhiệm Quds là cánh vũ trang nước ngoài của Lực lượng Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran, vốn đã bị Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc đưa vào danh sách các lực lượng bị cấm đi lại trên phạm vi quốc tế và bị đóng băng tài sản từ năm 2007.
Nhưng theo lời vị quan chức đề nghị giấu tên nói trên, ông Qassem Soleimani, người đứng đầu lực lượng này lại đến thăm Moscow trong nửa cuối tháng 7 vừa qua và đã có những cuộc hội đàm về các vấn đề khu vực và song phương, đồng thời cũng nói về vấn đề Nga bàn giao cho Iran hệ thống tên lửa phòng không S-300 và các loại vũ khí khác.
Ông Soleimani (trái) chỉ đạo lực lượng Quds chống IS ở thị trấn Tal Ksaiba ở tỉnh Salahuddin, Iraq. Ảnh: Reuters
Trong khi đó, hãng Fox News hôm 6-8 cũng đưa tin ông Soleimani đã đến Moscow hôm 24-7 và đã có những cuộc hội kiến với Tổng thống Vladimir Putin cùng Bộ trưởng Quốc phòng Sergei Shoigu trong vòng 3 ngày. Theo hãng tin RIA, phát ngôn viên của Điện Kremlin đã phủ nhận thông tin ông Putin có gặp gỡ ông Soleimani. Tuy nhiên, 2 nguồn tin an ninh từ Mỹ lại khẳng định với hãng thông tấn Reuters rằng phía Mỹ tin rằng cuộc gặp gỡ giữa ông Putin và ông Soleimani đã thật sự diễn ra. Một trong những nguồn tin an ninh của Mỹ cũng nói rằng ông Soleimani còn có nhiều cuộc hội kiến khác ở Moscow trong tháng 7.
Cả Nga và Iran đều ủng hộ Tổng thống Syria Bashar al-Assad trong cuộc chiến chống lại quân nổi dậy trong cuộc nội chiến của nước này. Những dấu hiệu của nỗ lực ngoại giao mới nhằm chấm dứt chiến tranh đã bắt đầu xuất hiện từ sau việc ký kết một hiệp định về chương trình hạt nhân của Iran giữa Tehran và các cường quốc hôm 14-7. Các nhà ngoại giao nói rằng Nga và Iran chính là những động lực chính đằng sau bước tiến mới về thỏa thuận hạt nhân hồi tháng trước.
Video đang HOT
Một quan chức cấp cao tại Washington cho hay lệnh trừng phạt của Mỹ đối với ông Soleimani vẫn sẽ được duy trì bất chấp thỏa thuận hạt nhân mới mà theo đó, Iran đã đồng ý kiềm chế chương trình hạt nhân của mình để đổi lấy việc được nới lỏng các biện pháp trừng phạt. Vị quan chức này quả quyết: “Chúng tôi vẫn sẽ duy trì các lệnh trừng phạt lên Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran, các mạng lưới của họ, lực lượng Quds và cả những người đứng đầu của họ, trong đó có ông Qassem Soleimani”.
Washington từng xác định Quds là lực lượng ủng hộ chủ nghĩa khủng bố vào năm 2007 và Liên minh châu Âu (EU) cũng có nhận định tương tự trong năm 2011. Các nước thành viên Liên Hiệp Quốc được yêu cầu phải từ chối không cho các cá nhân trong danh sách cấm vào lãnh thổ nước mình. Sau cuộc họp mới nhất của Hội đồng bảo an về vấn đề Syria, Đại sứ Mỹ tại Liên Hiệp Quốc Samantha Powers phát biểu với các phóng viên rằng các quốc gia thành viên đều có nghĩa vụ phải áp đặt lệnh cấm này.
Ông Soleimani được cho là đã hội kiến với ông Putin tại Nga cuối tháng 7. Ảnh: FoxNews
Ông Soleimani đang tham gia chống IS tại Iraq và chuyến thăm Moscow của ông diễn ra giữa lúc Nga đang kêu gọi liên minh khu vực tại Trung Đông để chống lại các phần tử thánh chiến Hồi giáo Sunni.
Ông Igor Korotchenko, một chuyên gia an ninh có liên hệ mật thiết với Bộ quốc phòng Nga, cho rằng không thể xác định thực hư chuyện ông Soleimani thăm Moscow, nhưng có thể khẳng định Moscow và Tehran là đồng minh thân thiết trong cuộc chiến chống IS. Ông nhận định: “Nga đang hợp tác với chính quyền Iran để chống IS nên bất kỳ cuộc gặp nào giúp xúc tiến nỗ lực đó đều mang tính tích cực”.
N. Thương (theo Reuters)
Theo_Người lao động
Mỹ: Trung Quốc có khả năng phát động tấn công ngoài vũ trụ
Tư lệnh Bộ Chỉ huy Chiến lược của Mỹ, Đô đốc Cecil D. Haney, ngày 25/3 đã bày tỏ quan ngại về khả năng Trung Quốc có thể phát động một cuộc tấn công ngoài không gian vũ trụ.
Tên lửa Trung Quốc (Ảnh: Wikipedia)
Phát biểu trong một cuộc họp báo ở Bộ Quốc phòng Mỹ, Tư lệnh Cecil D. Haney cho rằng vụ thử hồi tháng 7/2014, mà Trung Quốc miêu tả là vụ thử công nghệ chống tên lửa, đã không đánh trúng mục tiêu là vệ tinh như Bắc Kinh mong đợi.
"Thất bại đó cho thấy Trung Quốc đang hướng tới các hoạt động liên quan tới chiến tranh trong không gian mạng vũ trụ. Mối đe dọa là có thật. Do đó, Mỹ cần phải chuẩn bị sẵn sàng cho trong bất cứ tình huống nào", Tư lệnh Caney khẳng định.
Người đứng đầu Bộ Chỉ huy Chiến lược của Mỹ cũng cho biết Trung Quốc đã hai lần phóng thử tên lửa bắn hạ vệ tinh. Lần thứ nhất vào năm 2007 và lần thứ hai vào tháng 7/2014.
Ông Haney cho biết Mỹ luôn theo dõi những động thái này, đồng thời khẳng định một vụ phóng tên lửa bắn hạ vệ tinh sẽ "tạo ra hàng nghìn mảnh vụn lơ lửng trong không gian".
Khi được hỏi về việc quân đội Mỹ "đã sẵn sàng", Tư lệnh Haney nhấn mạnh rằng Washington cần có "một chiến lược để công nhận những gì đang diễn ra bên ngoài không gian vũ trụ".
"Chương trình "Nhận thức về tình hình ngoài không gian" đang được triển khai bao gồm việc theo dõi và kiểm soát bất cứ mối đe dọa nào trong không gian. Ngoài ra, Mỹ cũng đang tiến hành phát triển những phương thức mới nhằm tăng cường khả năng đáp trả trong không gian, như chiến thuật, công nghệ và thủ tục pháp lý", Tư lệnh Haney cho hay.
Ngoài ra, Tư lệnh Haney cũng bày tỏ quan ngại về chương trình tên lửa của một số nước, trong đó có Nga, Iran và Triều Tiên. Tuy nhiên, ông cho rằng hiện Trung Quốc là quốc gia có khả năng vượt trội trong việc phát động một cuộc chiến ngoài không gian vũ trụ.
Mối lo ngại nêu trên của Tư lệnh Haney cũng từng được Thứ trưởng Quốc phòng Robert Work và Trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng Frank Kendall nêu ra hồi đầu tháng này khi hai ông cảnh báo Mỹ đang tụt lại trong cuộc đua công nghệ ngoài không gian vũ trụ so với các đối thủ.
Ngọc Anh
Theo Dantri/ Diplomat
EU tiếp tục hỗ trợ nông dân ảnh hưởng từ lệnh cấm vận của Nga Ngày 7/8, Ủy ban châu Âu (EC) đã quyết định gia hạn các biện pháp hỗ trợ người trồng rau quả châu Âu cho tới cuối tháng 6/2016. Các biện pháp hỗ trợ của Liên minh châu Âu (EU) cho nông dân được triển khai từ mùa Hè năm ngoái, nhằm đối phó với lệnh cấm nhập khẩu nông sản châu Âu do...