Tự làm cơm cháy mỡ hành giòn rụm ngay tại nhà
Cùng làm món cơm cháy mỡ hành với các bước thực hiện đơn giản lại thơm ngon, giòn tan vừa cho cả nhà cùng nhâm nhi vào những ngày ngày cuối tuần.
Cơm cháy là một trong những món ăn đặc sản của vùng đất Ninh Bình. Tuy vậy, các chị em nội trợ vẫn có thể thực hiện món ăn này với cách làm cơm cháy dưới đây mang đến cho gia đình món ăn thơm ngon, hấp dẫn, giòn tan.
Cách làm cơm cháy mỡ hành thơm ngon cho cả gia đình ngày cuối tuần
Nguyên liệu
500g gạo nếp
Hành lá, ớt
Gia vị: Muối, đường, dầu ăn, gia vị, nước mắm
Video đang HOT
Gạo nếp là nguyên liệu chính trong cách làm cơm cháy mỡ hành
Cách làm cơm cháy
Bước 1: Gạo vo sạch ngâm khoảng 2 giờ rồi để ráo nước, trộn với một nhúm muối.
Bước 2: Cho gạo vào nồi hấp cho chín.
Bước 3: Khi xôi chín dàn ra khay và ém chặt và mỏng (chừng 4-5 mm), cắt miếng vừa ăn. Phơi xôi 1-2 nắng hoặc cho vào lò nướng, sấy khô ở nhiệt độ 80-100 độ C trong khoảng 2 giờ hoặc cho vào tủ lạnh qua đêm cho xôi se mặt lại.
Bước chiên cơm cháy để ra thành phẩm cuối cùng
Bước 4: Đặt chảo nhỏ lên bếp với 1/2 chén dầu ăn đun nóng, cho hành lá vào trộn nhanh tay cho hành chín tái, nhắc xuống để nguội.
Bước 5: Pha nước mắm với đường và nước lọc vị vừa ăn, thêm vào lát ớt nếu ăn được cay.
Bước 6: Chiên xôi trong chảo ngập dầu, quá trình chiên rất nhanh, đến khi hạt gạo nở bung là xôi đã chín.
Bước 7: Vớt cơm cháy ra, rồi rưới nhanh nước mắm cùng mỡ hành lên trên.
Quả mắm xào tôm
Đến Ngọc Vừng vào những ngày cuối thu, mâm cơm đầm ấm của người dân đảo có nhiều món ngon đặc sản địa phương nhưng có lẽ quả mắm xào tôm là món ăn lạ, độc đáo và hấp dẫn nhất đối với những vị khách xa như chúng tôi.
Cây mắm là loại cây quen thuộc đối với người dân vùng biển Quảng Ninh. Dọc những bãi triều nơi cửa biển, cây mắm sinh sống tốt nơi bùn lầy, đất mặn. Dưới môi trường khắc nghiệt, giữa triền khơi đầy nắng, gió và vị mặn mòi của muối biển, cây vẫn sinh trưởng và phát triển tốt. Thân và quả của cây có vị mặn. Bộ rễ cây khỏe, "gồng" mình uốn cong khỏi mặt đất bùn đầy sức sống.
Quả mắm xào tôm, chế biến theo phong cách truyền thống của người dân đảo Ngọc Vừng.
Cứ vào dịp tháng 7-8 âm lịch, mắm bắt đầu ra quả. Quả mắm màu xanh, hình bầu dục. Khả năng sinh sôi của mắm thật mạnh mẽ, quả mắm rụng xuống đất bùn sẽ nảy mầm thành cây con hoặc theo nước biển cuốn đi gặp bãi triều lại bén rễ. Điều chúng tôi bất ngờ là xưa nay quả mắm đắng, chát tưởng chừng không thể ăn nhưng được chế biến khéo léo sẽ trở thành một món ăn ngon, ngọt bùi và hấp dẫn.
Ông Hoàng Văn Quảng, Chủ tịch UBND xã Ngọc Vừng, kể: "Đối với mỗi người dân ở Ngọc Vừng quả mắm trở nên quá quen thuộc với đời sống người dân. Quả mắm đã đi vào bữa ăn bình dị của dân đảo chúng tôi từ lâu lắm rồi. Trước đây, khi thời khó khăn quả mắm thường được người dân hái về chế biến. Ngày nay, cuộc sống no đủ hơn thì nhiều người lại coi quả mắm là đặc sản, là thứ "rau sạch" khó tìm, là món quà của biển, món ăn đặc sản thiết đãi du khách khi tới thăm đảo".
Theo ông Nguyễn Văn Tiền, đầu bếp, chủ nhà hàng Biển Đảo (thôn Bình Hải, Ngọc Vừng) giàu kinh nghiệm chế biến món ăn chia sẻ: Mắm xào rất ngon nhưng chế biến khá cầu kỳ. Quả mắm nhiều nhựa, có vị đắng chát nhưng lại trở nên ngọt bùi nếu được xử lý đúng cách. Sau khi thu hái, người ta dùng dao bổ đôi, bỏ hạt, rửa sạch rồi cho vào nồi luộc chín 2-3 lần để quả nhả hết vị đắng, chát. Sau đó, mắm được cho vào ngâm nước cứ 30 phút lại thay nước 1 lần. Sau khoảng 1 ngày thì mắm sạch, hết đắng chát là có thể ăn được. Ngày nay dân đảo có thể gói mắm bỏ vào tủ lạnh ăn dần".
Chế biến quả mắm ngon nhất có lẽ là cách nấu truyền thống. Xưa nay người Ngọc Vừng thường cho mắm xào với mỡ lợn để tăng độ ngậy. Nguyên liệu xào cùng thì rất đa dạng có thể là hàu, ngao, ngán, điềm điệp nhưng thơm ngọt nhất phải kể đến món quả mắm xào tôm.
Để có món mắm xào ngon miệng, chế biến quả mắm cần nhiều thời gian.
Để món ăn đúng vị, nguyên liệu không thể thiếu là lạc rang bỏ vỏ, giã nhỏ. Sau khi phi thơm hành tỏi khô, cho lạc rang và nêm gia vị vừa ăn. Cuối cùng cho tôm tươi bóc vỏ, rút chỉ lưng và quả mắm vào xào chung dưới lửa to khoảng 3-5 phút. Món ăn có mùi vị độc đáo, vị ngọt của thịt tôm, bùi béo của lạc rang và xen chút ngăm vị biển của quả mắm khiến thực khách không nỡ buông đũa khỏi món ăn. Màu đỏ cam của tôm biển tươi với màu xanh của mắm chỉ nhìn qua đã thu hút được sự tò mò của thực khách.
Người Ngọc Vừng vẫn chia sẻ cách nấu truyền thống ngon nhất là xào quả mắm với mỡ lợn. Nguyên liệu xào cùng là cá rán, đặc biệt là cá cuộng lóc thịt rán lên, gỡ xào với quả mắm. Món ăn muốn ngon, đậm vị không thể thiếu vài thìa mắm tép Ngọc Vừng chính hiệu.
Đây là món ăn truyền thống, khá phổ biến ở Ngọc Vừng. Hiện mắm được trữ trong tủ lạnh ăn dần. Du khách đến đảo Ngọc Vừng có thể đến thưởng thức món ăn độc đáo này ở nhà hàng Biển Đảo (thôn Bình Hải, xã Ngọc Vừng).
Đặc sản gà đồi Tiên Yên Gà Tiên Yên với hương vị thịt thơm ngon, đậm đà đã được Trung tâm Sách kỷ lục Việt Nam công bố nằm trong top 50 món ăn đặc sản nổi tiếng Việt Nam. Những năm qua, huyện Tiên Yên đã có nhiều giải pháp để gìn giữ giống gà bản địa, không ngừng phát triển thương hiệu gà Tiên Yên. Một đặc...