Tự làm bánh mochi mang đậm truyền thống xứ sở hoa anh đào!
Cách làm bánh mochi mang đậm truyền thống xứ sở hoa anh đào:
Đã từ lâu, bánh mochi được biết đến như 1 loại bánh trứ danh của xứ sở hoa anh đào. Hương vị ngọt ngào của vỏ bánh hòa quyện cùng phần nhân thơm nồng làm ai ăn 1 lần cũng phải nhớ mãi. Mình cũng thỉnh thoảng làm món bánh này, hình thức thì không được hoàn hảo như ngoài hàng nhưng chất lượng thì cũng khả ổn các nàng ạ. Thực ra, công thức làm nên thứ bánh ngon tuyệt này cũng không quá khó đâu, chỉ cần khéo léo và chăm chỉ chút thui là chúng mình cũng có thể tự làm món bánh mochi mang đậm truyền thống xử sở hoa anh đào dành tặng những người thân yêu đấy. Nếu các nàng quan tâm đến thứ bánh này, hãy cũng tham khảo công thức làm bánh mochi mà mình sẽ giới thiệu sau đây nhé.
Nguyên liệu bao gồm: Phần vỏ:
100g bột nếp, 100ml sữa tươi không đường
5 – 7 cọng lá dứa; 1,5 muỗng canh dầu ăn
40 – 50g đường
1 – 2 muỗng canh bột nếp rang hơi vàng để làm bột áo
Phần nhân:
50g đậu xanh, 20ml sữa tươi không đường (hoặc nước cốt dừa)
15g dầu ăn, 20g đường
1 thìa vani
Phần thực hiện:
Bước 1: Đầu tiên là chuẩn bị phần nhân bánh: Đậu xanh chúng mình sẽ ngâm mềm, hấp chín sau đó xay nhuyễn cùng với đường, sữa và dầu ăn. Sau đó, cho đậu xanh lên bếp sên trên lửa nhỏ thui nhé, nếu để lửa to là phần đậu xanh sẽ bị cháy phần ngoài, và bên trong thì sống, dùng đũa khoáy liên tục để đậu xanh không bị khét, đến khi đậu xanh cô lại khi khoáy không còn cảm giác nát nữa và không dính tay thì chúng mình tắt bếp. Tiếp tục cho vani vào đảo đều, lúc này chúng mình đã được thành phẩm là phần nhân bánh là đậu xanh quyện cùng hương vani thơm nhẹ dịu :D
Bước 2: Phần vỏ bánh chúng mình sẽ làm thía này: Lấy 5 cộng lá dứa rửa sạch (lá dứa có thể tìm mua trong các siêu thị lớn nhé), thêm nước vào lá dứa và xay nhuyễn, sau đó vắt lấy phần nước. Tiếp tục trút phần sữa tươi vào phần nước vừa vắt được sao cho tổng lượng nước và lượng sữa áng chừng khoảng 160ml, nếu thích bánh có màu xanh đậm hơn thì sử dụng nhiều lá dứa hơn nha
Bước 3: Tiếp tục cho vào hỗn hợp trên 2 muỗng canh bột nếp, 20g bột gạo, 20g đường, 1 thìa dầu ăn và khoáy thật đều, đến khi hỗn hợp hòa quyện vào nhau. Sau đó, chúng mình lọc qua 1 cái rây cho phần vỏ bánh được mịn. Cho hỗn hợp trên vào 1 cái tô dùng màng bọc thực phẩm đậy lại, và cho vào lò vi sóng quay 2 phút là bột bắt đầu chín rùi
Video đang HOT
Bước 4: Khi bột bắt đầu chín chúng mình lấy ra và dùng đũa cả khoáy đều, sau đó đậy lại và tiếp tục quay trong khoảng 30 giây, sau đó lại lấy ra khoáy đều thêm lần nữa và quay tiếp khoảng 30 giây nữa.
Bước 5: Phần nhân và phần bánh đã sẵn sàng rùi, giờ là phần nặn bánh. Khi phần bột vỏ bánh đã nguội rùi, chúng mình sẽ cùng chia phần nhân và phần vỏ bánh thành 10 phần bằng nhau, dùng 1 tấm màng bọc thực phẩm ấn dẹt viên bột
Cho nhân vào giữa phần vỏ bánh và túm lại nặn cho tròn đều
Bước 6: Làm lần lượt như thế cho đến hết số nhân và vỏ bánh, nếu muốn bánh không bị dính khi để gần nhau thì khi nặn xong mỗi chiếc bánh các nàng lăn qua phần bột nếp đã rang vàng nhé. Bánh mochi khi nặn xong là chúng mình có thể măm lun được rùi ý :D
Ở Nhật Bản, món bánh mochi tượng trưng cho sự may mắn, thịnh vượng. Loại bánh này giờ đây rất được ưa chuộng tại Việt Nam và được biến tấu theo nhiều phong cách khác nhau nữa. Nếu muốn nhân có vị lạ hơn, các nàng có thể cho vào đó 1 ít dừa nạo cũng rất thơm ngon, hoặc nhân có thể thay thế đậu xanh bằng đậu đỏ, đậu đen, mè đen…Bánh này làm không hề khó, khá nhanh và hương vị vô cùng thanh nhã, dễ ăn. Các nàng hãy cùng trổ tài làm món bánh mochi mang đậm phong cách xử sở hoa anh đào này để dành tặng những người thân yêu nhé. Chúc các nàng thành công và ngon miệng :D
Tự tay làm món bánh in thơm ngon cúng Rằm tháng Giêng
Bánh in nhân đậu xanh thơm ngon với lớp vỏ bánh làm từ bột nếp, lớp nhân bùi bùi béo béo là món bánh đầy ý nghĩa để cúng Rằm tháng Giêng năm 2021, mong một năm mới bình an.
Bánh in là một món bánh có xuất xứ từ Huế, bánh được đúc thành khuôn mặt đáy khắc các hình chữ Thọ, Phúc, Lộc và gói trong giấy ngũ sắc. Theo truyền thống, bánh in phục vụ việc thờ cúng và đãi khách dịp Tết.
Món bánh này có nguyên liệu phổ biến và cách làm đơn giản nên ai cũng có thể tự tay làm những chiếc bánh để thắp hương dịp Tết Nguyên tiêu (Rằm tháng Giêng) này.
NGUYÊN LIỆU:
- Bột nếp chín (bột làm bánh dẻo): 400g;
- Nước lọc: 150ml;
- Đậu xanh sạch vỏ: 100g;
- Đường bột: 200g (nếu không có đường bột, các bạn có thể tự tạo bằng cách xay đường kính bằng cối xay khô của máy xay sinh tố);
- Đường phèn: 90g;
- Muối trắng: một chút (1g);
- Dầu ăn: 15ml
- Nước hoa bưởi (nếu có);
- Mứt bí: 50g (có thể cho nhiều hơn nếu thích nhân ngọt đậm);
- Dụng cụ: nồi, chảo chống dính, khuôn làm bánh trung thu.
Cách nguyên liệu chính của món bánh in nhân đậu xanh.
CÁCH LÀM BÁNH IN NHÂN ĐẬU XANH
Bước 1: Chuẩn bị phần nhân đậu xanh
Ngâm đậu xanh vào nước lã trong khoảng 3-4 giờ. Vớt ra vo sạch, đổ đậu đã ngâm vào nồi cùng chút nước sao cho ngập mặt mặt đậu khoảng 1-1,5cm.
Đun đậu trên bếp cho chín nhừ, nước hơi cạn thì cho đường phèn đập nhỏ vào. Nấu đường tan đều thì tắt bếp.
Đem đậu đi xay mịn bằng máy xay sinh tố. Nếu thấy đặc quá khó xay thì thêm 1 chút xíu nước thôi nhé.
Đổ đậu đã được xay mịn vào chảo chống dính, thêm vào 15 ml dầu ăn, dùng phới dẹt đảo đều, sên đậu đến khi đậu quyện thành khối, có thể vo viên được thì tắt bếp.
Đợi đậu hơi nguội thì chia thành các viên nhân đều nhau, thích ăn ngọt thì cho mứt bí đã được cắt nhỏ vào đậu, trộn đều trước khi chia nhân thành các viên.
Trọng lượng nhân bằng 1/3 so với trọng lượng cả cái bánh in. Ví dụ bạn định làm bánh in trọng lượng 75g thì lượng nhân đậu xanh là 25g. Lưu ý bọc kín nhân khi chờ làm vỏ bánh để nhân không bị khô.
Bước 2: Chuẩn bị nước đường
Nước lọc đun sôi, để ấm còn khoảng 60-70 độ C thì hoà đường bột vào nước. Chú ý hoà từng ít một đến khi đường tan hoàn toàn để được dung dịch nước đường đặc. Cho nước hoa bưởi vào nước đường này.
Bước 3: Chuẩn bị phần vỏ
Cho từng chút nước đường vào chỗ bột nếp chín, dùng tay bóp đều để nước đường hoà tan với bột, không để bết thành tảng. Bột đạt là tơi thành mảng nhỏ, nắm lại tạo thành độ kết dính.
Bước 4: Tạo hình bánh in
Cho bột bánh ở bước 3 vào 1/3 khuôn bánh trung thu, dùng tay nhồi thật chặt xuống mặt khuôn rồi cho 1 viên nhân vào, ấn dàn đều đè lên lớp bột vừa cho vào, sau đó phủ nốt bột cho đầy khuôn, ấn và nén thật chặt tạo độ kết dính giữa các lớp. Sau đó úp ngược khuôn rồi nhẹ nhàng cho bánh ra.
Lưu ý: Bánh in khi mới lấy ra khỏi khuôn còn dễ vỡ, các bạn hạn chế di chuyển, để bánh nghỉ ít nhất 1 giờ rồi cho vào bao bì, đóng gói kín hoặc có thể dùng dao thật sắc cắt ra thưởng thức luôn.
Chúc các bạn làm món bánh in nhân đậu xanh thành công, có món bánh đẹp mắt thơm ngon dâng lên mâm cúng Rằm tháng Giêng!
Cách làm chè mè đen cực ngon cực bổ bạn nên học Chè mè đen là một món ăn rất tốt cho tiêu hóa, giúp đẹp da và đen tóc. Theo kinh nghiệm dân gian đây cũng là bài thuốc giúp phụ nữ mang thai dễ sinh. Chè mè đen ngon phụ thuộc vào loại mè, Nên dùng loại mè mới, màu đen bóng ngửi có mùi thơm nhẹ. Mè cũ thường có mùi mốc,...