Từ khi biết 9 điều này, đời tôi như “bước sang trang mới”: Làm gì cũng thấy dễ, tiết kiệm cả sức lẫn tiề.n!
Đôi lúc, tôi ước mình biết những điều này sớm hơn!
1. Cách phơi chăn ga gối
Không biết mọi người thường phơi chăn ga gối thế nào, trước đây tôi hay dùng hai chiếc móc quần áo nối lại với nhau để phơi. Mặc dù có thể treo lên, nhưng vì móc quần áo quá nhỏ, mỗi lần phơi xong, chăn luôn bị nhăn nheo, đầy vết gấp.
Sau đó, có 1 người bạn đã chỉ tôi rằng nên dùng móc quần áo cỡ lớn để treo chăn ga, sau đó dùng thêm một chiếc kẹp nhỏ để cố định. Phải công nhận rằng cách làm này rất hiệu quả, chăn ga gối khô đều hơn mà lại chẳng có nếp nhăn, đặc biệt là không chiếm không gian của giá phơi quần áo.
2. Vệ sinh cổ tay áo áo khoác lông vũ
Mùa đông, một trong những điều khiến tôi khó chịu nhất chính là cổ tay áo khoác lông vũ dễ bẩn. Đem đi giặt khô thì thấy không đáng, nhưng khi mặc vào lại cảm thấy rất khó chịu.
Sau đó tôi vô tình học được mẹo hay từ các mẹ đảm, với cách xử lý rất đơn giản nhờ vào cồn, xà phòng và khăn ướt.
Đầu tiên, cần xịt một ít cồn lên vết bẩn trên áo, sau đó dùng khăn ướt kèm xà phòng chà lên khu vực này. Nếu vết bẩn cứng đầu, có thể dùng bàn chải đán.h răng để chải sạch. Cuối cùng, dùng khăn giấy khô lau sạch bọt xà phòng và dùng máy sấy để làm khô.
Để tránh cổ tay áo lông vũ bẩn trở lại, khi ngồi làm việc, tôi thường có thói quen đeo một chiếc khẩu trang vào cổ tay áo. Cách này giúp bảo vệ cổ tay áo khỏi bụi bẩn và tiết kiệm thời gian vệ sinh.
3. Loại bỏ tĩnh điện
Bạn đã bao giờ bị tĩnh điện trong mùa đông chưa? Còn tôi thì khá thường xuyên, nhất là khi cởi áo len! Hầu như lần nào tôi cũng bị giật nhẹ một cái, khiến tôi có cảm giác bị ám ảnh khi mặc đồ len.
Ban đầu, cách tôi xử lý là trước khi chạm vào các vật dụng kim loại (mở cửa hay đóng cửa sổ), tôi sẽ chạm vào một bức tường trắng, như vậy có thể giải phóng các tĩnh điện.
Sau này, tôi học được một cách khác hiệu quả hơn, đó là pha chút nước xả vải với nước và cho vào bình xịt. Lắc đều rồi xịt lên quần áo, cả ngày sẽ không còn cảm giác tĩnh điện, thậm chí còn hiệu quả hơn cả các loại xịt chống tĩnh điện mua ngoài!
4. Làm sạch viền giày
Phần viền trắng của giày thể thao rất dễ bẩn và rất khó để làm sạch, dù có dùng kem đán.h răng cũng không hiệu quả.
Khi tôi đang đau đầu vì điều này, đột nhiên tôi nhớ đến việc trước đây từng dùng nước tẩy trang để lau những vết ố vàng trên giày và thấy hiệu quả rất tốt. Thế là tôi thử lại, kết quả thật bất ngờ, viền giày từ bụi bẩn bỗng trở nên sạch sẽ trong phút mốt!
5. Giấy ướt không bị kéo nhiều lần
Video đang HOT
Tôi nhận thấy một số loại giấy ướt thiết kế rất bất tiện, một là kéo một lần ra quá nhiều tờ, hai là kéo ra một cục lớn và không thể nhét lại vào, thật lãng phí.
Để giải quyết vấn đề này, có 1 cách làm khá đơn giản: dùng sợi dây chun buộc ở hai đầu của giấy ướt để tăng lực ma sát. Chỉ cần thao tác này là có thể yên tâm lấy giấy ướt mà không gặp tình trạng kéo nhiều tờ cùng lúc.
6. Khử mùi tủ giày
Có nhiều cách để khử mùi tủ giày, một số người thích dùng lá trà, một số khác lại ưa chuộng dùng bã cà phê.
Tôi đã thử cả hai cách và phải công nhận là chúng hiệu quả. Tuy nhiên, điều mà tôi thích nhất vẫn là cắt xà phòng thành miếng nhỏ, cho vào túi lọc và đặt vào tủ giày. Theo cảm nhận cá nhân, cách này không chỉ khử mùi tốt mà còn mang lại hương thơm dễ chịu và lâu dài.
7. Khử mùi tủ lạnh
Khi tủ lạnh sử dụng lâu dài, bên trong sẽ xuất hiện mùi khó chịu, thậm chí còn gây hiện tượng lẫn mùi giữa các thực phẩm.
Giải pháp rất đơn giản, bạn chỉ cần làm ướt khăn lau mặt rồi vắt khô, sau đó trải đều vào trong tủ lạnh. Cách này sẽ giúp khử mùi hiệu quả, mỗi tuần chỉ cần thay một lần.
Nếu mùi khó chịu quá nặng và bạn muốn khử nhanh, có thể thêm vài chiếc khăn lau mặt và một ít chanh vào trong tủ lạnh.
8. Cách lưu trữ trứng
Khi mua trứng về, nếu nhà bạn không có dụng cụ lưu trữ riêng, chắc hẳn nhiều người sẽ quen để trứng vào khu vực đựng trên cánh cửa tủ lạnh.
Mặc dù rất tiện lợi, nhưng khu vực này lại khá nhỏ, không thể chứa được nhiều trứng.
9. Loại bỏ cặn nước trên cửa kính phòng tắm
Sau một thời gian sử dụng, cửa kính khu vực tắm trong nhà vệ sinh sẽ bị bám một lớp cặn nước dày, việc làm sạch chúng thật sự rất khó khăn.
May mắn là tôi đã tìm ra 1 cách hay để giải quyết vấn đề này, đó là sử dụng hỗn hợp giấm trắng và nước rửa bát.
Thao tác thực hiện khá đơn giản, chỉ cần đổ giấm trắng và nước rửa bát vào miếng giẻ lau (giấm trắng có thể cho nhiều hơn), sau đó tiến hành lau sạch các cặn bẩn. Sau khi tạo bọt, nên để yên trong khoảng 10 phút, dùng thêm sức lực để chà vào những chỗ có nhiều cặn bẩn.
Cuối cùng, dùng một miếng cạo và khăn khô lau lại là cửa kính sẽ trở nên sạch bóng.
Đây là 6 "sát thủ vô hình" trong nhà, tôi khuyên bạn phát hiện sớm kẻo "rước phiền muộn vào thân"
Có những thứ tưởng bình thường nhưng lại âm thầm ảnh hưởng sức khỏe của bạn.
Hàng ngày phải tiếp xúc với hàng tá đồ đạc, có thể chẳng mấy để tâm nhưng có những thứ tưởng an toàn lại đang đội lốt "sát thủ vô hình" lặng lẽ gây hại cho sức khỏe chúng ta. Trong bài viết này sẽ điểm qua 6 món đồ trong nhà cực kỳ bẩn, bạn cần biết để tránh ảnh hưởng đến mình.
1. Đầu đốt bếp gas - Tưởng không bẩn mà bẩn không tưởng
Bếp gas là vật dụng hầu như ngày nào chúng ta cũng sử dụng. Tuy nhiên, nhiều người chỉ lau bề mặt bếp sau khi nấu ăn mà không để ý vệ sinh đầu đốt. Thực tế thì khu vực xung quanh đầu đốt mới là nơi dễ bám dầu mỡ nhất.
Nếu không vệ sinh thường xuyên, lớp dầu mỡ bám dính sẽ bị đốt cháy nhiều lần rồi tạo ra các chất độc hại, thậm chí có nguy cơ gây ung thư. Vì vậy, hãy hình thành thói quen làm sạch đầu đốt ngay sau khi nấu nướng.
Cách vệ sinh: Bạn tháo đầu đốt ra, xịt dung dịch tẩy dầu mỡ và lau sạch. Nếu bám nhiều vết bẩn cứng đầu thì ngâm đầu đốt trong nước nóng trước khi lau để làm mềm dầu mỡ, dễ vệ sinh hơn. Muốn tiết kiệm thời gian vệ sinh thì bạn có thể lót một tấm cách dầu bằng giấy bạc dưới đầu đốt - Tấm này sẽ hứng dầu mỡ, giúp bếp sạch sẽ hơn và việc dọn dẹp cũng nhẹ nhàng hơn rất nhiều.
2. Ngăn đựng bột giặt của máy giặt - Nơi "ẩn náu" của vi khuẩn và nấm mốc
Phần lớn mọi người chỉ tập trung làm sạch lồng giặt và viền cao su khi vệ sinh máy giặt mà quên mất ngăn đựng bột giặt - nơi được sử dụng mỗi lần giặt đồ.
Ngăn đựng bột giặt mới chính là "ổ" của nấm mốc. Nước thường xuyên đi qua đây làm môi trường ẩm ướt, tạo điều kiện lý tưởng cho vi khuẩn phát triển. Điều này không chỉ khiến quần áo giặt xong có mùi khó chịu mà còn tiềm ẩn nguy cơ gây kích ứng da như ngứa ngáy hoặc mẩn đỏ. Vì vậy, lần tới khi vệ sinh máy giặt, bạn đừng bỏ qua khu vực này.
Cách vệ sinh: Hầu hết các máy giặt đều cho phép tháo ngăn bằng cách nhấn vào nút khóa giữa. Nhưng bạn cũng cần tháo cả các phần nhỏ như chốt khóa để làm sạch kỹ hơn.
Để vệ sinh kỹ, bạn dùng bàn chải nhỏ cọ sạch các mảng bám. Nếu có máy tăm nước thì dùng để xịt rửa, giúp loại bỏ mọi ngóc ngách bẩn. Đừng quên bên trong ngăn đựng cũng cần được cọ rửa sạch sẽ để tránh vi khuẩn tích tụ nhé.
3. Điều khiển từ xa - Nhỏ gọn nhưng đầy vi khuẩn
Ít ai ngờ rằng điều khiển từ xa cũng là một trong những vật dụng dễ bẩn nhất, chứa đầy vi khuẩn, nấm mốc và bụi bẩn. Những tác nhân này âm thầm gây hại cho sức khỏe gia đình bạn. Vì vậy, đừng tiếc thời gian để vệ sinh điều khiển định kỳ, vừa đơn giản vừa bảo vệ sức khỏe của cả nhà.
Cách vệ sinh: Đơn giản và nhanh nhất là dùng khăn ẩm thấm cồn hoặc dung dịch vệ sinh để lau từng nút bấm và bề mặt. Cách này không tốn công nhưng rất hiệu quả. Còn về lâu dài, bạn có thể sử dụng màng bọc nhiệt co để lồng vào điều khiển, nếu bẩn quá thì chỉ việc thay mới.
4. Chậu ngâm chân thông minh - Thư giãn nhưng tiềm ẩn nguy cơ
Khi trời trở lạnh, ngâm chân là cách tuyệt vời để thư giãn vì không chỉ giúp ấm người mà còn cải thiện tuần hoàn má.u. Nhưng bạn có bao giờ vệ sinh chậu ngâm chân kỹ lưỡng chưa?
Đặc biệt là loại chậu ngâm chân thông minh có chức năng tự làm sạch - nhìn thì cao cấp nhưng bên trong lại tích tụ vi khuẩn và nấm mốc. Nếu không được làm sạch thường xuyên, những vi khuẩn này có thể gây nhiễm vi khuẩn ở chân, thậm chí làm tăng nguy cơ mắc bệnh nấm chân.
Cách vệ sinh: Đổ nước ấm vào chậu, thêm muối vệ sinh rồi bật chế độ làm nóng và ngâm trong 30 phút. Bạn sẽ thấy các mảng bẩn nổi lên, sau đó chỉ cần xả sạch bằng nước. Thế nhưng thế là chưa đủ, phần đáy chậu mới là nơi bẩn nhất. Muốn vệ sinh phần này thì bạn tháo ốc vít ở đáy rồi dùng bàn chải hoặc dung dịch vệ sinh chuyên dụng để chà rửa, sau đó rửa sạch lại bằng nước.
Nếu chậu ngâm đã lâu không dùng, hãy vệ sinh kỹ trước khi sử dụng. Tốt nhất là vệ sinh định kỳ mỗi 2 tuần để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.
5. Gối và ruột gối - "Ổ" vi khuẩn bị bỏ quên
Khi giặt ga giường và vỏ gối, nhiều người nghĩ rằng chỉ cần vậy là gối đã sạch. Nhưng ruột gối - nơi tích tụ mồ hôi, dầu thừa và tế bào da chế.t - lại thường bị bỏ qua.
Điều này tạo môi trường lý tưởng cho mạt bụi và vi khuẩn phát triển. lâu dài không chỉ gây kích ứng da mà còn tiềm ẩn nguy cơ mắc các bệnh về đường hô hấp. Ngoài ra, việc ruột gối không được thay mới thường xuyên còn làm gối mất độ đàn hồi, gây ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ.
Cách vệ sinh : Với ruột gối bông, bạn nên giặt tay bằng nước xà phòng ấm hoặc ngâm qua đêm với dung dịch tẩy nhẹ, sau đó xả sạch và phơi khô. Nếu ruột gối đã cũ và bạn sẵn sàng thay mới nếu giặt hỏng, hãy giặt bằng máy giặt ở chế độ nhẹ (tốt nhất là chọn chế độ giặt đồ lông vũ). Ngoài ra, gối nên được thay mới định kì mỗi năm 1 lần để đảm bảo sức khỏe và sự thoải mái khi ngủ.
1 mẹo nhỏ là bạn có thể dùng thêm lớp vỏ bảo vệ ruột gối, dễ tháo ra giặt và giúp giảm thiểu bụi bẩn xâm nhập hơn.
6. Vòi sen - Nguy cơ ẩn mình sau vẻ ngoài sạch sẽ
Vòi sen là vật dụng quen thuộc mà chúng ta sử dụng hàng ngày, nhìn bề ngoài có vẻ sạch nhưng bên trong lại là "ổ" tích tụ cặn nước và vi khuẩn.
Nước máy chứa nhiều tạp chất, lâu ngày tạo ra các mảng bám và vi sinh vật trong đầu vòi sen. Điều này không chỉ làm giảm lượng nước phun mà còn gây kích ứng da như ngứa ngáy, nổi mẩn đỏ, thậm chí có thể ảnh hưởng đến sức khỏe lâu dài. Vì thế, bạn nên vệ sinh vòi sen định kỳ mỗi 4-5 tháng.
Cách vệ sinh: Tháo vòi sen ra, ngâm trong hỗn hợp giấm trắng và nước ấm khoảng nửa ngày. Sau đó, dùng bàn chải hoặc kim nhỏ làm sạch các lỗ phun nước. Với vòi cố định không thể tháo rời, bạn có thể cho dung dịch giấm vào túi nhựa, bọc kín đầu vòi sen và để ngâm. Cách này cũng giúp loại bỏ cặn bẩn, dù hiệu quả không bằng việc tháo rời.
Sau khi vệ sinh, hãy xả nước thật mạnh để đẩy hết các cặn bẩn còn sót lại bên trong vòi sen.
Rắc một nắm bột trắng vào ấm đun nước, điều "thần kỳ" xảy ra khiến tôi hết sức kinh ngạc Tôi tự trách bản thân vì sau 5 năm dùng ấm đun nước mới biết đến mẹo này! Sử dụng ấm đun nước trong thời gian dài có thể khiến cặn vôi hình thành và bám dính vào thành và đáy ấm. Lớp cặn này không chỉ làm mất thẩm mỹ mà còn ảnh hưởng đến chất lượng nước, khiến việc đun nước...