‘Tử huyệt’ trong công nghệ Trung Quốc là gì?
Sau lệnh cấm giao dịch với tập đoàn Huawei, lần lượt những hãng công nghệ lớn của Mỹ, Nhật và châu Âu nói lời chia tay với doanh nghiệp mang danh ‘khổng lồ công nghệ’ Trung Quốc.
Người ta mới giật mình khi nhận ra rằng những gì mang lại sự cường thịnh cho Huawei nói riêng và nền công nghệ Trung Quốc nói chung đều dựa trên nền tảng khoa học kỹ thuật phương Tây.
Quân đội Trung Quốc đã xây dựng một đội ngũ chuyên viên tin học cho chiến tranh trên không gian ảo
Như đã đề cập trong bài Công nghệ Trung Quốc: Người khổng lồ có đôi chân đất sét, nguyên nhân là do Trung Quốc muốn sớm đuổi kịp phương Tây về khoa học công nghệ, họ chọn cách nhanh và ít tốn kém nhất là sao chép. Hái quả ngon ở những cây người ta trồng sẵn sẽ dễ dàng hơn rất nhiều so với trồng cái cây của chính mình, phải tốn biết bao công sức vun đắp cho đến ngày cây ra quả ngọt.
Nhưng chính đó cũng là cái điểm chết người của nền khoa học công nghệ Trung Quốc, chứ không chỉ Huawei. Thử điểm lại, tất tần tật những thiết bị điện tử thiết yếu cho cuộc sống con người từ trước nay đều là những phát minh của Mỹ, Nhật, và các nước châu Âu phát triển ra. Từ cái đơn giản như sợi cáp dùng để sạc pin cho đến những chiếc smartphone tinh vi phức tạp; từ cái cân điện tử bé xíu cho đến tủ lạnh, lò vi sóng, tivi, máy giặt, máy in; từ cái đo nhịp tim đến máy CT scan; từ tablet cho đến siêu máy tính; và thành phần quan trọng nhất của mọi thiết bị là bộ vi xử lý, cho đến nay chẳng có cái nào là phát minh của người Trung Quốc. Dù người ta phải công nhận là người Hoa vốn rất linh hoạt, khéo tay và có đầu óc cải tiến, nhưng là dựa vào những phát minh sẵn có để làm cho nó hoàn thiện hơn.
Đề cập trên quy mô hẹp là trường hợp của Huawei, người ta sẽ hình dung được những hệ lụy nghiêm trọng khi hãng Trung Quốc này không còn được phép sử dụng những phát minh về công nghệ của Mỹ và các nước đồng minh, hiện giữ bản quyền, vào các sản phẩm của mình. Thử điểm qua một số thiết bị linh kiện mà bất kỳ smartphone nào cũng không thể thiếu:
- Wi-Fi và Bluetooth: Không Wi-Fi thì làm sao có thể kết nối internet? Không Bluetooth thì sẽ không nghe nhạc được, không thể kết nối để trao đổi dữ liệu với các thiết bị ngoại vi khác. Không có những chức năng quan trọng này, một cái smartphone hoặc laptop sẽ như một gã mù, điếc, câm và cũng chẳng hơn gì cái di động “cục gạch” của thập niên 1990.
Các loại thẻ nhớ flash đều thuộc quyền cấp phép của tổ chức SDA
- Cổng USB dùng sạc pin cho thiết bị di động và kết nối dữ liệu của máy tính: Đây là một phát minh của Tổ chức USB-IF (USB Implementers Forum) do các doanh nghiệp Mỹ, Nhật đi tiên phong trong việc phát triển cổng USB, gồm Compaq, Digital, IBM PC Co, Intel, Microsoft, NEC (Nhật), Nortel (Canada) và các thành viên tên tuổi gia nhập sau này như Hewlett-Packard, Microsoft, Apple và Agere Systems của Mỹ. Không một sản phẩm kỹ thuật cao nào đang có trên thị trường có thể đưa cổng USB vào sản phẩm mà không thông qua sự cho phép và chứng nhận của tổ chức này. Không có cái cổng này, ví như một con người không có cái miệng để đưa thức ăn vào cơ thể và trao đổi thông tin qua lại với mọi người xung quanh.
- Thẻ nhớ kỹ thuật số (Secure Digital Memory Card) và các tiêu chuẩn công nghệ kèm theo: Cấu trúc hệ thống tập tin, chuẩn truyền dữ liệu qua sóng Wi-Fi hay Bluetooth… Việc cấp phép sử dụng là của Hiệp hội An toàn kỹ thuật số SDA (SD Association) do ba hãng lớn lập ra là Sandisk của Mỹ, Toshiba và Panasonic của Nhật. Ngày nay, SDA đã có đến 1.000 doanh nghiệp thành viên trên khắp thế giới. Dù Huawei tuyên bố là chuẩn bị đưa ra một loại thẻ nhớ riêng để dùng cho các thiết bị do họ sản xuất, nhưng liệu cả thế giới bên ngoài Trung Quốc có chấp nhận nó hay không, khi mà các thiết bị hiện có hoặc sắp sản xuất của thế giới không chấp nhận “một kẻ lạc loài” như nó?
Video đang HOT
Tên lửa đẩy Trường Chinh mang một vệ tinh của hệ thống Bắc Đẩu lên quỹ đạo
- Chip xử lý: Sau khi ARM tuyên bố ngưng hợp tác với Huawei, doanh nghiệp Trung Quốc lên tiếng rằng họ đã có kế hoạch tự thiết kế và sản xuất chip riêng mình. Theo thông tin của Asia Nikkei Review, dù rằng từ năm 2004, Huawei đã thành lập công ty con HiSilicon để thiết kế chip, nhưng công ty này là một Fabless Semiconductor Company, chỉ thiết kế chip mà không trực tiếp sản xuất. Và các thiết kế này lại hoàn toàn dựa theo các kiến trúc đã được ARM cấp phép trước đây. HiSilicon phải thuê hãng Đài Loan Taiwan Semiconductor Manufacturing Co (TSMC) để sản xuất chip. Nghĩa là Huawei chẳng có bản thiết kế riêng và không có nhà máy chuyên dụng (Semiconductor Foundry/Fabrication plant) để làm chip.
Theo Financial Times, phần mềm chuyên dụng để thiết kế chip mà HiSilicon đang sử dụng là do các doanh nghiệp Mỹ cung cấp, có thể không được nhận các bản cập nhật, hoặc bị cắt quyền sử dụng sau lệnh cấm của chính phủ Mỹ. Điều quan trọng hơn nữa là HiSilicon chỉ thiết kế một phần nhỏ trong các loại chip mà Huawei đang sử dụng và các chip lõi quan trọng trong thiết kế là do Intel và nhiều hãng Mỹ cung cấp.
Việc xây dựng một nhà máy có công suất lớn để đáp ứng nhu cầu của Huawei (chỉ riêng smartphone là 208 triệu chiếc năm 2018, có nghĩa là 208 triệu con chip) có chi phí khoảng hơn 1 tỉ USD, có khi lên đến 3 – 4 tỉ USD như các nhà máy sản xuất CPU của Intel và mất thời gian từ 3 – 5 năm. Theo một báo cáo của Gartner, công ty tư vấn nổi tiếng của Mỹ, chi phí xây dựng nhà máy sản xuất chip đang ngày càng tăng, dự kiến đến năm 2020 sẽ lên đến từ 8 – 10 tỉ USD, đây là một trở ngại rất lớn cho các doanh nghiệp muốn đầu tư xây dựng nhà máy mới. Một vấn đề nữa là khi Huawei xây dựng xong nhà máy thì công nghệ chip thế giới đã đi trước một quãng khá xa.
Giả định Huawei có thể sản xuất được chip để thay thế hàng nhập khẩu, nhưng một điện thoại di động không chỉ có chip xử lý, nó còn bao gồm nhiều linh kiện khác, ví dụ bộ nhớ flash và bộ xử lý tín hiệu do Micron, Skyworks, Qorvo của Mỹ sản xuất. Các sản phẩm của Huawei hiện nay sử dụng phần lớn các linh kiện do Mỹ sản xuất. Họ phải tìm nguồn khác thay thế, một việc chẳng dễ chút nào trong bối cảnh hiện nay. Và việc tích hợp những linh kiện thay thế đó vào hệ thống Huawei để hoạt động trơn tru là một công việc hết sức gian nan.
Đó chỉ là những cái cơ bản nhất, trên quy mô lớn hơn người ta có thể thấy những nhược điểm nghiêm trọng về an ninh quốc phòng vì lệ thuộc vào công nghệ nước ngoài của Trung Quốc.
Để khỏi phải xài hệ thống định vị vệ tinh GPS (Global Positioning System) của Mỹ, vì lo ngại rằng khi có xung đột xảy ra, người Mỹ sẽ cắt quyền sử dụng. Nên Trung Quốc nỗ lực xây dựng hệ thống vệ tinh riêng của họ, gọi là Bắc Đẩu (Beidou), hiện đã có 20 vệ tinh, dự kiến sẽ phủ sóng khắp thế giới vào năm 2020. Nhưng, vấn đề của Trung Quốc không phải là ở hệ thống GPS mà là các thiết bị, linh kiện chủ yếu để chế tạo vệ tinh, bởi những thứ này họ phải mua của Mỹ và các nước EU. Sau khi các vệ tinh đã hoạt động đến ngưỡng tuổi thọ (bình quân là 10 năm), thì phải phóng các vệ tinh khác thay thế. Và, nếu không có linh kiện thì sẽ không có vệ tinh mới, hệ thống Bắc Đẩu sẽ chỉ tồn tại khoảng một thập niên rồi lặng lẽ đi vào dĩ vãng!
Vị trí quỹ đạo của các hệ thống vệ tinh dẫn đường GPS (Mỹ), Beidou (Trung Quốc), Glonass (Nga) và Galileo (EU)
Trung Quốc rất khao khát xây dựng được một mạng quân sự hiện đại để trao đổi thông tin, hợp đồng tác chiến giữa các binh chủng hải, lục, không quân tương tự như của Mỹ và châu Âu. Việc này đòi hỏi phải có hệ thống máy chủ dành cho quốc phòng và phần mềm chuyên dụng, nhưng họ lại không dám đặt mua của phương Tây vì sợ bị cài “bọ gián điệp” trong phần cứng lẫn phần mềm. Theo một báo cáo của Tổ chức nghiên cứu chiến lược Mỹ – RAND, hệ thống Trung Quốc hiện có là hàng “cây nhà lá vuờn”, nên gặp phải nhiều vấn đề về hiệu năng hoạt động và thường xuyên bị lỗi phần cứng lẫn phần mềm, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến hiệu năng tác chiến của Quân đội Nhân dân Trung Quốc.
Tóm lại, tất cả những phát minh sáng chế quan trọng của thế giới mà Trung Quốc hiện sử dụng đều thuộc bản quyền do người Mỹ và các đồng minh của họ nắm giữ. Nếu không xảy ra chiến tranh thương mại thì mọi thứ vẫn ổn đối với Trung Quốc, họ vẫn an nhiên hái quả ngọt của người ta trồng sẵn, thụ hưởng thành quả lao động cật lực của người ngoài. Nhưng, cuộc chiến thương mại bùng nổ đã bộc lộ cái tử huyệt của toàn bộ nền khoa học công nghệ Trung Quốc: đa số đều lệ thuộc vào đầu óc sáng tạo của phương Tây. Xem ra, người Mỹ đã nghiên cứu rất kỹ quyển Binh pháp Tôn Tử, và họ áp dụng chiêu “Gậy ông đập lưng ông” để đối phó hữu hiệu với các hậu duệ của ông tổ chiến lược quân sự lừng lẫy thời Xuân Thu – Chiến Quốc.
Theo Zing
Huawei bị cấm vận, sự ảm đạm bao trùm ngành công nghệ Trung Quốc
Truyền thông Trung Quốc ít đề cập đến cuộc chiến công nghệ đang diễn ra với Mỹ, nhưng giới chuyên gia không khỏi lo lắng về hậu quả lâu dài.
Những hội nghị cấp cao diễn ra cuối tuần qua tại Trung Quốc hiếm khi đả động tới việc Mỹ giáng đòn phủ đầu lên các công ty công nghệ nước này. Nhưng giới chuyên gia cảnh báo bầu không khí ảm đạm đang bao trùm ngành công nghiệp công nghệ Trung Quốc, theo South China Morning Post.
Chính phủ Mỹ ra lệnh cấm các công ty trong nước làm ăn với Huawei khi chưa được phép. Lập tức, gã khổng lồ công nghệ Trung Quốc nhận "án tử" từ Google, Microsoft hay Qualcomm.
Người Trung Quốc tránh nói về chủ đề Huawei và đòn đánh của Mỹ.
Nhiều cái tên khác của Trung Quốc như công ty thiết bị giám sát Hikvision và iFlyTek được cho là đang bị xem xét thêm vào danh sách đen. Nên nhớ năm ngoái, ZTE gần như phá sản do lệnh cấm tiếp cận công nghệ Mỹ.
Theo phản ứng tự nhiên, người dùng Huawei trên toàn thế giới có tâm lý "bán tháo" điện thoại vì sợ thiết bị trở thành "cục chặn giấy". Cổ phiếu các nhà sản xuất chip như Qualcomm sụt giảm do tâm lý lo ngại của giới đầu tư về khả năng tăng trưởng của những công ty có nguồn lợi phụ thuộc vào gã khổng lồ Trung Quốc, cùng các biện pháp trả đũa trong tương lai.
Nỗi lo sợ "không thành lời"
Tại hội nghị về dữ liệu Big Data Expo diễn ra ở Quý Dương hôm 26/5, ban tổ chức bố trí một màn hình lớn hiển thị lá thư của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình kêu gọi các quốc gia hợp tác phát triển công nghệ mới, đặc biệt là dữ liệu lớn và trí thông minh nhân tạo.
Bộ trưởng Công nghiệp và Công nghệ Thông tin Trung Quốc Miêu Vu cũng không quên nhắc lại thông điệp của ông Tập trong các bài phát biểu quan trọng. Isabel Ge Mahe, Giám đốc điều hành của Apple tại Trung Quốc, xuất hiện ở buổi ra mắt khóa lập trình cho trẻ em hợp tác với Đại học Sư phạm Bắc Kinh ra sức lấy lòng giới chức nước này: "Chúng tôi rất tự hào vì có thể giúp đỡ Trung Quốc phát triển kinh tế".
Ngay như tại Hội nghị Công nghệ Trí tuệ Nhân tạo Toàn cầu tại Nam Ninh, vốn hội tự đầy đủ anh tài bản địa, cũng không đề cập tới cuộc chiến thương mại đang diễn ra. Dẫu vậy, chủ đề về Huawei và sự phụ thuộc của Trung Quốc vào công nghệ Mỹ vẫn phủ sóng rộng khắp, dù nhiều người không đưa ra quan điểm công khai.
Nhà khoa học đứng đầu một công ty tài chính lớn ở Trung Quốc thẳng thắn nói không một công ty nào, kể cả của Mỹ, có thể chịu được cuộc tấn công toàn diện như cái cách mà chính quyền Tổng thống Donald Trump đang hành xử với Huawei.
Một chuyên gia nhận định không có công ty nào có thể trụ vững trước các đòn đánh của Mỹ.
"Đây là một cuộc chiến công nghệ, một trận chiến thực sự dù không có súng hay đại bác. Mỹ có rất nhiều ảnh hưởng và đồng minh. Nếu Huawei sụp đổ, Trung Quốc chỉ có thể kiện ra tòa theo cách ôn hòa. Mỹ sau đó có thể tiếp tục sử dụng chiến thuật tương tự và mãi kìm chế Trung Quốc", vị này đề nghị giấu tên vì chủ đề được coi là nhạy cảm về mặt chính trị.
Một giám đốc điều hành khác, hiện đứng đầu phòng thí nghiệm dữ liệu của một công ty công nghệ lớn Trung Quốc, cũng bảy tỏ lo ngại tình cảnh hiện tại có thể gây hại và dẫn tới sụp đổ của thế giới công nghệ.
"Mất quyền truy cập vào GPU (bộ xử lý đồ họa) chỉ là phần nổi của tảng băng chìm. Điều gì sẽ xảy ra nếu nó dẫn tới tình trạng phân mảnh các nền tảng mã nguồn mở? Chúng ta phải làm gì sau đó? Chúng ta có phải chọn theo phe nào hay không?", vị giám đốc chia sẻ. Ông thường xuyên phải di chuyển qua lại giữa Bắc Kinh và Thung lũng Silicon để làm việc.
Chủ nghĩa dân tộc dâng cao
Huang Tiejun, giáo sư tại Đại học Bắc Kinh và là tổng thư ký của hiệp hội đổi mới công nghệ AI, lại tỏ ra lạc quan. Ông không đồng tình trước quan điểm nói rằng cuộc chiến sẽ kìm hãm Trung Quốc trong tham vọng AI.
Hiệp hội mà Huang Tiejun tham gia là một phần trong nỗ lực để giúp chính phủ thực hiện kế hoạch AI mang tầm quốc gia với sự tham gia của đại diện nhiều công ty, như Huawei, ZTE và giới hàn lâm.
"Trong lĩnh vực AI, Trung Quốc có lợi thế về lượng dữ liệu nắm giữ và ứng dụng hoạt động. Chúng tôi sẽ theo sát lộ trình phát triển mã nguồn mở. Nếu có những người bạn đồng hành, chúng tôi sẽ tiến bộ nhanh hơn, nếu không thì chậm một chút cũng chẳng sao", giáo sư Huang trả lời phỏng vấn bên lề một hội nghị tại Nam Kinh.
Trung Quốc không giấu tham vọng AI của mình.
Zhou Hongyi, chủ tịch kiêm giám đốc điều hành của công ty bảo mật internet Quihoo 360 cũng bày tỏ ủng hộ "đồng hương" trong cuộc chiến cam go. Phát biểu tại một diễn đàn ở Thành Đô hôm 25/5, ông lý giải hành động của Mỹ nhắm vào Huawei xuất phát từ tâm lý lo sợ trước viễn cảnh Trung Quốc thống trị cơ sở hạ tầng viễn thông 5G.
Zhou Hongyi gọi theo cách đầy mỉa mai đó là nỗi lo "không thể theo dõi người khác". Trên các diễn đàn, mạng xã hội Trung Quốc đang ủng hộ quan điểm cho rằng Mỹ là kẻ hai mặt khi cáo buộc Huawei làm "tay sai" cho chính phủ.
Tỷ phú Zhou Hongyi đã hủy niêm yết cổ phiếu Qihoo trên sàn chứng khoán Mỹ vì "với một công ty bảo mật, muốn kiếm tiền trước hết nó phải phù hợp với lợi ích của đất nước, xã hội và người dân của họ".
Không chỉ Quihoo, mới đây nhất nhà sản xuất chip bán dẫn SMIC lớn nhất Trung Quốc cũng nói lời tạm biệt sàn chứng khoán New York dù lý do đưa ra là vì chi phí cao và lượng giao dịch thấp.
Theo Zing
Huawei tiếp tục kiện chính phủ Mỹ vì đạo luật của Trump Trong nỗ lực chống lại lệnh cấm vận của Washington, tập đoàn Huawei gửi đơn yêu cầu tòa án Mỹ xem xét, cho rằng đạo luật quốc phòng NDAA 2019 của chính quyền ông Trump là vi hiến. Kiến nghị của công ty Trung Quốc được gửi tới Tòa án Quận phía đông Texas hôm 28/5, yêu cầu tuyên bố Đạo luật Ủy...