Tự học, cậu bé Hàn Quốc 10 tuổi đỗ kỳ thi THPT
Yoo Seung-won, 10 tuổi, vừa trở thành học sinh ít tuổi nhất vượt qua kỳ thi hoàn tất chương trình trung học phổ thông của Hàn Quốc, theo báo Chosun Ilbo ngày 16/5.
Seung-won vượt qua 3 kỳ thi của 3 cấp trong 1 năm.
Tên của Seung-won (sống tại thành phố Guri, Seoul) xuất hiện trong danh sách học sinh vượt qua kỳ thi hoàn tất chương trình trung học phổ thông của Văn phòng giáo dục khu đô thị Seoul ngày 15/5.
Với thành tích này, Seung-won đã phá vỡ kỷ lục được một cậu bé 13 tuổi lập ra hồi năm 2011. Nếu xét theo độ tuổi, đến năm 2013, Seung-won mới vào lớp đầu tiên của chương trình trung học cơ sở.
Vào năm 2010, khi đang học lớp 4, Seung-won phải tạm nghỉ vì những lý do cá nhân. Sau đó, Seung-won bắt đầu tự học và đã lần lượt vượt qua hai kỳ thi hoàn tất chương trình tiểu học và trung học cơ sở vào tháng 5 và tháng 8/2011.
Video đang HOT
Đến tháng 4/2012, Seung-won lại vượt qua kỳ thi hoàn tất chương trình trung học phổ thông. Như vậy, cậu bé này đậu cả 3 kỳ thi chỉ trong vòng 1 năm.
Kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông ở Hàn Quốc gồm các môn: tiếng Hàn, tiếng Anh, toán, nghiên cứu xã hội, khoa học, tin học, kỹ thuật và lịch sử. Seung-won thích học môn toán và khoa học. Cậu bé mơ trở thành một nhà khoa học, phi công hoặc bác sĩ.
Mẹ của Seung-won chia sẻ với Chosun Ilbo: “Dù cháu có vào đại học hay chọn con đường khác, tôi vẫn muốn cháu làm việc gì đó có ích cho xã hội”.
Theo Thanh Niên
Thi tốt nghiệp THPT: Tăng tiết, ráo riết dò bài
Xác định việc tự học của học sinh rất quan trọng nên Sở GD-ĐT TP Đà Nẵng đã chỉ đạo các trường THPT liên hệ chặt chẽ với phụ huynh để theo dõi sát sao việc học của con.
"Quan điểm của sở là không nhồi nhét kiến thức mà tập trung hướng dẫn học sinh học ngay từ đầu năm, tổ chức ôn thi hiệu quả và tránh gây áp lực cho học sinh"- ông Nguyễn Minh Hùng, Phó Giám đốc Sở GD-ĐT TP Đà Nẵng, cho phóng viên biết như vậy.
Ôn đúng đối tượng, đúng trình độ
Ông Nguyễn Tánh, Hiệu trưởng Trường THPT Ngũ Hành Sơn (quận Ngũ Hành Sơn), cho biết ngay sau khi Bộ GD-ĐT công bố các môn thi tốt nghiệp, nhà trường đã chủ động tăng 1 tiết/tuần đối với các môn thi. Bên cạnh đó, nhà trường cũng chỉ đạo giáo viên ôn tập đúng đối tượng, đúng trình độ. Từng lớp sẽ có các chương trình ôn tập khác nhau, do giáo viên chủ nhiệm phối hợp với các giáo viên bộ môn linh hoạt xây dựng kế hoạch ôn tập cụ thể.
Theo ông Phan Khôi, Hiệu trưởng Trường THPT Phạm Phú Thứ (huyện Hòa Vang), do trường tuyển sinh đầu vào thấp lại nằm ở địa bàn kinh tế khó khăn nên nhà trường thường xuyên theo dõi sát sao học sinh lớp 12. Sau khi biết cụ thể các môn thi, nhà trường đã tăng cường phụ đạo mỗi tuần một buổi cho học sinh. Ngoài ra, trường còn tổ chức ôn tập vào ban đêm cho học sinh nội trú. Một biện pháp nữa mà ông Khôi chia sẻ là tăng cường dò bài vào đầu mỗi tiết học nhằm giúp học sinh ý thức việc tự học ở nhà, nắm vững kiến thức của bài học.
Tại Trường THPT Ngô Quyền (quận Sơn Trà), trường có đầu vào thấp nhất TP Đà Nẵng, nhà trường cũng lên kế hoạch ôn thi cho học sinh rất kỹ. Ông Nguyễn Thanh Phương, hiệu trưởng, cho biết từ tuần thứ 32, trường bắt đầu ôn thi và mỗi lớp tăng từ 10-13 tiết tùy theo phân ban. Trong khi ôn, trường cũng chỉ đạo giáo viên tăng cường dò bài ở các môn văn, sử, địa và giải bài tập ở các môn tự nhiên. Ban giám hiệu cũng như các tổ trưởng có môn thi tổ chức dự giờ thường xuyên để kiểm tra việc giảng dạy của giáo viên.
Khuyến khích tự học
Theo ông Nguyễn Minh Hùng, năm học 2010-2011, tỉ lệ tốt nghiệp THPT của TP Đà Nẵng là 96,7%. Năm nay, xác định việc tự học của học sinh rất quan trọng nên sở đã chỉ đạo các trường THPT liên hệ chặt chẽ với phụ huynh để theo dõi sát sao việc học của con.
Học sinh lớp 12 Trường THPT Ngô Quyền (TP Đà Nẵng) trong giờ ôn tập tại trường
Cụ thể, Trường THPT Ngũ Hành Sơn đã tổ chức họp phụ huynh học sinh ngay sau khi công bố môn thi. Trong cuộc họp, nhà trường cung cấp lịch học cho phụ huynh, đồng thời kêu gọi hợp tác với nhà trường thường xuyên kiểm tra việc học của con. Đối với những học sinh bỏ học ôn thi, trường sẽ báo cho phụ huynh để có biện pháp kịp thời.
Ở các trường THPT Ngô Quyền, Phạm Phú Thứ cũng chủ động cho giáo viên liên hệ thường xuyên với phụ huynh. Theo lãnh đạo nhiều trường, biện pháp này vừa giúp nhà trường nhẹ gánh hơn trong việc quản lý học sinh vừa có thể theo dõi kỹ từng trường hợp. Trường THPT Ngô Quyền trong cuộc họp với phụ huynh cũng đưa ra kế hoạch ôn thi, đề cương ôn thi để phụ huynh nắm và nhắc nhở học sinh tự học. Mô hình "đôi bạn cùng tiến" cũng được nhiều trường áp dụng.
Ông Nguyễn Tánh chia sẻ rằng trong quá trình ôn thi, giáo viên sẽ phân nhóm học sinh. Mỗi nhóm thường gồm 4 học sinh, trong đó có 2 học sinh khá trở lên kèm cặp 2 học sinh học lực yếu, dưới sự hỗ trợ của giáo viên. Mô hình nhóm này vừa chủ động được việc học tập ngay tại lớp và cả ngoài giờ học. "Các em cũng tự dò bài cho nhau và trao đổi bài, giúp đỡ nhau để cùng có được kết quả thi tốt nhất" - ông Tánh cho hay.
Theo người lao động
Trào lưu du học sớm - thách thức giáo dục nội Năm năm sau khi Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), du học sớm ngày càng trở thành trào lưu, nhất là ở các đô thị lớn. Phạm Tâm Anh là học sinh lớp 10A Trường THPT chuyên Ngoại ngữ, Đại học Quốc gia Hà Nội. Học giỏi, Tâm Anh còn tham gia các hoạt động ngoại khóa. Giải...