Tự hào với hành trình 10 năm xây dựng, phát triển và trưởng thành của Trường iSchool Nha Trang
10 năm qua, với định hướng giáo dục hội nhập quốc tế, Trường iSchool Nha Trang tự hào về những thành quả mà thầy và trò nhà trường đã nỗ lực đạt được:
Hàng chục ngàn lượt học sinh đã tốt nghiệp và thành công trong nhiều lĩnh vực, có những đóng góp tích cực cho cộng đồng và xã hội; nhà trường đã thật sự khẳng định được một môi trường giáo dục hội nhập quốc tế.
Học sinh iSchool Nha Trang đạt giải Nhất cuộc thi Nhà khoa học trẻ NHG năm 2018-2019
Tăng tốc lớn mạnh, xây dựng môi trường giáo dục hội nhập quốc tế mang đậm bản sắc Việt Nam
Toàn cầu hóa là xu thế tất yếu và là vấn đề được chú trọng hàng đầu tại Việt Nam hiện nay. Bắt kịp xu thế phát triển của xã hội, Trường iSchool Nha Trang đã có sự chuyển mình mạnh mẽ, không phải chỉ bắt đầu từ một cơ sở mới hoành tráng và hiện đại, không phải từ sự thay đổi trong màu sắc nhận diện,… mà nội tại nhà trường đã thực sự có sự đổi mới vượt bậc về tư duy giáo dục và phương pháp đào tạo.
Đội tuyển bóng rổ iSchool Nha Trang đăng quang ngôi vô địch Giải IEC 2019 do Hệ thống iSchool tổ chức
Với triết lý giáo dục “Nhân bản – Khai phóng và Toàn diện” của Hệ thống giáo dục Nguyễn Hoàng Group, mỗi học sinh tại iSchool Nha Trang trở thành chủ thể của chương trình giáo dục khác biệt. Đó là chương trình Tiếng Anh theo chuẩn đầu ra Cambridge với giáo viên nước ngoài chuyên nghiệp và tận tụy.
Đó là chương trình “Kiến tạo doanh nhân trẻ” hợp tác với Junior Achievement (JA) – một tổ chức giáo dục có bề dày 20 năm tại 122 quốc gia trên thế giới, nhằm trang bị cho học sinh kỹ năng quản lý tài chính và khởi nghiệp ngay từ ghế nhà trường.
Đó là chương trình Âm nhạc chuyên sâu với giáo trình LCM của Anh Quốc. Đó là chương trình giáo dục Kỹ năng sống thông qua các hoạt động ngoại khóa, hoạt động xã hội, hoạt động câu lạc bộ… vừa giúp học sinh phát triển các kỹ năng mềm vừa truyền cảm hứng, tạo niềm vui học tập cho các em.
Đặc biệt, những giá trị cốt lõi: Chính trực – Hợp tác – Sáng tạo – Tự học – Tôn trọng – Trách nhiệm là nền tảng chương trình giáo dục nhân cách của iSchool. Điều này giúp cho người học phát huy được những năng lực cốt lõi, những kỹ năng sống, giá trị sống cần thiết để có thể thích nghi và thành công trong mọi môi trường học tập và làm việc.
Học sinh vui vẻ trong tiết học tiếng Anh chương trình Cambridge với giáo viên nước ngoài
Video đang HOT
Rộng mở cánh cửa tương lai, hòa vào thế giới
Mười năm qua, iSchool Nha Trang luôn khẳng định vị thế trong lĩnh vực giáo dục hội nhập quốc tế bằng việc phát triển cả về chất lượng và quy mô. Trường đã mở rộng thêm cấp Tiểu học và Trung học cơ sở. Song song đó, trường cũng mở rộng những chương trình hợp tác quốc tế về lĩnh vực du học và các chương trình học thuật, chứng chỉ quốc tế.
Học sinh của trường liên tục chinh phục các giải thưởng cao của Sở Giáo dục và Đào tạo Khánh Hòa và tập đoàn Nguyễn Hoàng; tỷ lệ học sinh Khá – Giỏi và đỗ tốt nghiệp THPT và CĐ-ĐH năm sau cao hơn năm trước. Trong năm học 2019-2020, toàn trường có hơn 95% học sinh xếp hạnh kiểm Tốt – Khá; trên 75% học sinh học lực loại Khá – Giỏi.
Nhiều học sinh đạt giải cao trong Hội thi hùng biện tiếng Anh cấp tỉnh do Sở Giáo dục và Đào tạo Khánh Hòa tổ chức, kỳ thi Vlog về hùng biện tiếng Anh và cuộc thi Nhà khoa học trẻ do Tập đoàn Nguyễn Hoàng phát động.
Đặc biệt, vừa qua dự án “Thiết bị hỗ trợ cứu nạn giao thông” của Nguyễn Đức Đại – học sinh iSchool Nha Trang đã xuất sắc đạt giải Nhất cuộc thi Sáng tạo khoa học kỹ thuật cấp tỉnh, là một trong hai đề án tiêu biểu của học sinh khối THPT của tỉnh Khánh Hòa được chọn để tham gia cuộc thi Sáng tạo Khoa học kỹ thuật Quốc gia năm học 2019-2020.
Học sinh đi dã ngoại tìm hiểu làng nghề
Thầy Phạm Hữu Bình – Hiệu trưởng Trường Hội nhập Quốc tế iSchool Nha Trang, cho biết: “Chúng tôi mong muốn xây dựng một môi trường giáo dục nhân bản, khai phóng và toàn diện – nơi học sinh được học tập và trưởng thành trong ngôi trường hiện đại và ngập tràn tình yêu thương, hơn cả nhưng kiên thưc hoc thuât hay băng câp chưng nhân, chúng tôi có một niềm mong mỏi và khát vọng to lớn là đao tao nên nhưng thế hệ trẻ có bản lĩnh, tự tin, sống có đam mê, hoài bão, có tư duy, kiến thức và kỹ năng, để có thể học tập, làm việc và thành công ở mọi môi trường trong nước hay quốc tế”.
Con học sách Tiếng Việt lớp 1 'chả sợ gì', nhưng ba má thì 'hết hồn'
"Tôi bất ngờ và giật mình sao hôm nay con ăn nói với mình trống không, kiểu bất cần. "Chả sợ gì" là câu trả lời của con, khi tôi hỏi hôm nay học lớp tiếng Anh có thầy cô nước ngoài con có sợ không?".
Học sinh lớp 1 Trường tiểu học Trần Hưng Đạo, Q.1, TP.HCM trong ngày khai giảng năm học mới - Ảnh: N.HÙNG
Không chỉ chị Nguyễn Anh Thư (phụ huynh ở Q.1, TP.HCM) hoang mang như vậy mà nhiều phụ huynh có con học lớp 1 đều "hết hồn" khi nghe con nói và đọc sách Tiếng Việt lớp 1 của con.
Nói theo... sách giáo khoa!
Chị Thư cho biết một lần trò chuyện với con và xem lại sách giáo khoa môn tiếng Việt, chị mới giật mình: "Hôm đó, tôi hỏi con là ba có đưa con về nhà ông bà nội không, con gọn ghẽ trả lời "chả có".
Tôi hỏi con học từ đó ở đâu, sao trả lời với người lớn cộc lốc như thế. Con cho rằng nói đúng theo trong sách giáo khoa.
Con kể chiều qua cô dạy tập đọc, một đoạn có từ "chả sợ gì", rồi con ghép từ. Tôi mở sách ra xem thì đúng như vậy, sách có nhiều ngữ liệu trong phần tập đọc dùng từ "chả"".
Một trường tiểu học ở trung tâm Q.1 (TP.HCM) chọn bộ sách "Cánh diều" cho học sinh lớp 1. Khi được hỏi về nội dung sách, cô N.H., khối trưởng khối 1, nhận xét: "Trường chọn bộ sách này vì lượng vần, âm trong môn tiếng Việt ít hơn so với các bộ sách khác.
Tuy nhiên, giáo viên chúng tôi như bị "mắc kẹt" bởi sách tiếng Việt có quá nhiều từ miền Bắc. Không riêng gì từ "chả" mà là rất nhiều từ khác.
Tôi lấy ví dụ như câu: "Vỗ bé khó ghê cơ!", người miền Nam sẽ nói: "Vỗ bé rất khó!", hoặc như trang 32 khi học "g", "gh" có từ "ghi", người miền Nam sẽ dùng: "viết", "chép". Hay ở trang 34 có 2 từ: "giá đỗ" và "giò".
Học sinh ở TP.HCM chỉ biết "giá" và "chả lụa". Trong lớp có một em từ Hà Nội chuyển vào, chỉ duy nhất em đó biết "giò" là gì. Chúng tôi phải cùng một lúc dạy và giải thích cho học sinh đồng thời từ miền Nam lẫn miền Bắc. Vì thế, nhìn chung giáo viên các lớp đều gặp khó khăn này".
Cô N.H. nói thêm: "Đó là chưa kể sách đưa chữ in hoa vào quá sớm. Biết rằng học sớm thì tốt thôi nhưng lượng tiếng nhiều, chữ hoa chữ thường các em không phân biệt được. Viết chữ "nhà" thì các em đọc được, nhưng "NHÀ" thì không nhớ, không đọc được.
Có em nói với tôi rất sợ khi nhìn bảng. Giáo viên chỉ còn cách động viên để con tự tin đọc, đúng sai chưa bàn, nhưng chúng tôi trước hết cổ vũ tinh thần các em".
Giống người nước ngoài học nói tiếng Việt
Dưới góc độ từ vựng, thạc sĩ ngữ văn Nguyễn Thị Huyền (Trường ĐH Quy Nhơn) nhận định từ "chả", "chẳng", "không" đều là những phó từ tình thái, về nghĩa cơ bản là giống nhau, mang nghĩa phủ định.
"Trong đó, từ "không" mang màu sắc biểu cảm phù hợp với mọi đối tượng giao tiếp; còn "chả" và "chẳng" mang sắc thái biểu cảm phù hợp với ngôn ngữ khẩu ngữ, hay trong ngôn ngữ nghệ thuật.
Tuy nhiên, tùy vào ngữ cảnh mà thái độ tiếp nhận cần hướng đến sẽ có những biểu hiện khác nhau. Nếu học sinh lớp 1 học ở sách những câu có từ "chả" mà mang ra ngoài trang sách giao tiếp ở ngữ cảnh, ở vai vế khác nhau, cần sự tôn trọng, thì điều đó không phù hợp và mang sắc thái âm tính" - cô Huyền phân tích.
Trong khi đó, ông Hoàng Tuấn Công, một nhà phê bình từ điển ở Hà Nội, cũng chỉ ra rằng từ "chả" là từ khẩu ngữ, thông tục, thường được sử dụng trong văn nói hoặc văn học dân gian, ca dao, hò, vè.
"Nếu dùng "chả" thay thế cho "chẳng", "không" trong mọi trường hợp thì rõ ràng là cách học, viết tiếng Việt... giống như người ngoại quốc đang tập nói" - ông Công nói.
Một hiệu trưởng ở TP.HCM cho rằng tôn trọng ngôn ngữ chuẩn và lồng ghép từ vùng miền là cần thiết, "nhưng sử dụng quá nhiều từ miền Bắc sẽ khó khăn với các em".
Vị hiệu trưởng này cũng chỉ ra thêm: "Bản thân tiếng Việt rất phong phú, nên xét về nghĩa về từ, có thể giáo viên sẽ gặp những từ "định khung", có thể do ảnh hưởng của người biên soạn sách.
Vấn đề là giáo viên phải biết thoát ra những gợi ý từ đó, hướng học sinh đến thực tế gần gũi để đạt được mục tiêu truyền đạt".
GS Nguyễn Minh Thuyết - tổng chủ biên môn tiếng Việt của bộ sách "Cánh diều" - cho biết: "Đây là sách viết cho toàn quốc nên bên cạnh những từ phổ thông, chúng tôi cũng dùng những từ địa phương nhưng ít thôi.
Thầy cô có trách nhiệm giải thích từ ngữ cho các em, thế thì mới gọi là dạy học".
"Còn từ "chả", tôi phân tích cho rõ, đây là khẩu ngữ, không phải là văn chương, tôi dùng là vì bắt buộc phải dùng. Học sinh chưa học vần "ông" hay "ăng" trong từ "không" và "chẳng", nên phải dùng từ "chả" cho phù hợp khi học sinh mới viết lách được vài chữ" - ông Thuyết khẳng định.
Đặc trưng văn hóa vùng miền
Trao đổi với Tuổi Trẻ, ông Thái Văn Tài, vụ trưởng Vụ Giáo dục tiểu học, Bộ GD-ĐT, cho biết các nhóm tác giả biên soạn sách giáo khoa đều dựa trên bộ quy tắc chính tả do Bộ GD-ĐT quy định để thống nhất.
Tuy nhiên, khi chọn ngữ liệu đưa vào sách, các nhóm tác giả có thể sử dụng các từ ngữ đa dạng mang đặc trưng văn hóa các vùng miền. Việc sử dụng các phương ngữ cũng có dụng ý nhằm vào đối tượng học sinh ở các vùng miền khác nhau của các bộ sách giáo khoa.
Sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 1 tập 1 (bộ "Cánh diều") có sử dụng nhiều từ "chả" - Ảnh: T.V.
Tuy nhiên, ông Thái Văn Tài cũng cho biết Bộ GD-ĐT vẫn đang tiếp tục lắng nghe góp ý về sách giáo khoa mới. Những nội dung phản ánh sẽ chuyển cho các nhà chuyên môn để nghiên cứu, phân tích và có trao đổi, tư vấn trở lại cho Bộ GD-ĐT để có thể điều chỉnh.
Sau một năm thực hiện chương trình sách giáo khoa mới, Bộ GD-ĐT cũng có khảo sát, đánh giá việc thực hiện, trong đó có việc đánh giá sách giáo khoa mới để rút kinh nghiệm cho việc thực hiện các năm sau đó và triển khai chương trình sách giáo khoa mới ở các lớp trên.
Thuê chuyến bay chở giáo viên nước ngoài đến Việt Nam giảng dạy Vì dịch Covid-19, vấn đề khó khăn nhất đối với các trường đại học, phổ thông có yếu tố quốc tế cũng như các trung tâm Anh ngữ là thiếu hụt giáo viên nước ngoài. Chuyến bay chở giảng viên ĐH RMIT và các sinh viên RMIT người Việt về Việt Nam ngày 6.9 - ẢNH: BAMBOO AIRWAYS Dành gần 1 tỉ đồng...