Tự hào nghề giáo
Khác với mọi ngành nghề, ngành giáo dục có tính xã hội rất cao nên ai cũng có thể nói, bàn thảo về giáo dục; yêu cầu của xã hội đối với người làm trong nghề này cũng rất cao.
Cô trò trường Tiểu học Núi Thành ( Quận Hải Châu, TP Đà Nẵng)
Người thầy giáo được tôn vinh là “kỹ sư tâm hồn” bởi việc dạy học không chỉ là dạy chữ mà còn là định hướng nhân cách, tâm hồn… Sự nghiệp và sứ mệnh của nghề giáo, vì vậy, là vô tận; nó là thứ ánh sáng được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác mà không bao giờ tắt…
Hai kỳ thi tuyển viên chức ngành giáo dục Quảng Nam gần đây, các ứng viên trúng tuyển được lựa chọn trường mà mình mong muốn giảng dạy dựa trên chỉ tiêu của từng trường học, theo thứ tự ưu tiên người nào điểm cao nhất thì được chọn trước. Các giáo viên mới sẽ có 12 tháng tập sự chứ “không như trước đây, khi cầm quyết định trên tay là nghiễm nhiên trở thành giáo viên cho đến khi nghỉ hưu.
Sau 12 tháng tập sự, Hội đồng thẩm định sẽ xem xét năng lực của từng người, nếu ai không đáp ứng thì buộc phải rời bục giảng” – ông Hà Thanh Quốc, Giám đốc Sở GD&ĐT Quảng Nam cho biết.
Nhằm giúp giáo viên trẻ nắm bắt được chức trách, nhiệm vụ của mình khi bước vào công việc giảng dạy, ông Quốc cũng chia sẻ với các giáo viên mới nhận quyết định bố trí nhiệm sở về những nhiệm vụ của nhà giáo và cho rằng “cần phải nỗ lực nâng cao phẩm chất chính trị và đạo đức nhà giáo, để mỗi khi “bỏ viên phấn xuống thì bản thân cảm thấy hài lòng”.
Những đổi mới trong tuyển dụng, bố trí giáo viên như cách mà ngành GD&ĐT Quảng Nam và Đà Nẵng đang thực hiện vừa đảm bảo tính khách quan, minh bạch, công bằng trong tuyển dụng; giúp chính các ứng viên có một tâm thế thoải mái, tự tin vào khả năng của mình mà xã hội và chính các thầy cô giáo trẻ cũng có những suy nghĩ tốt đẹp hơn về ngành sư phạm: trung thực và công bằng.
Môi trường xã hội có sự tác động mạnh mẽ đến môi trường học đường ở cả hai mặt tích cực và tiêu cực. Người thầy, muốn giữ được sự tôn trọng của cả học trò và xã hội, hơn bao giờ hết, phải luôn giữ vững bản lĩnh cũng như lòng tự trọng, tự tôn với nghề nghiệp. Sự nghiệp GD&ĐT chưa bao giờ là dễ dàng; ai cũng có thể tham gia góp ý kiến nhưng không phải ai cũng làm tốt được công việc gian khó này. Ở những vùng núi cao heo hút hay ở hải đảo xa xôi, vẫn có hàng vạn các thầy cô gáo trẻ gắn bó tuổi xuân, hy sinh cả hạnh phúc riêng tư để gắn bó “3 cùng” với đồng bào và HS.
Video đang HOT
Họ còn là thầy thuốc, hướng dẫn đồng bào những phương cách xóa đói giảm nghèo, là người cha người mẹ thứ hai bảo bọc, nuôi dưỡng học sinh để các em không dở dang đường học. Họ tình nguyện là chiếc bản lề, giúp học sinh khép lại phía bóng tối, mở ra phía ánh sáng.
Câu hỏi có lúc nào mong muốn chuyển về xuôi hay không đã được chúng tôi đặt ra với rất nhiều giáo viên đang giảng dạy ở vùng sâu, vùng xa. Và điều bất ngờ là đều nhận được một câu trả lời, rằng nói không hề nghĩ thì không đúng, những dịp lễ tết thiếu nhi, những mùa khai giảng trôi qua, nhiều lúc họ nghĩ thương con lắm vì cha, mẹ hầu như vắng mặt trong những dịp quan trọng, cũng may là còn có ông bà chăm sóc giúp.
Nhưng rồi nghĩ lại, ai cũng mong muốn về xuôi thì việc học của các em ở đây sẽ thế nào, ở đâu thì mình cũng làm công việc của một người giáo viên, xác định thế nên mình yên tâm ở lại. Những đóng góp và hy sinh to lớn của các thế hệ nhà giáo cho sự nghiệp giáo dục là một trong những yếu tố quan trọng làm nên một nền giáo dục nhân dân.
Trước những tác động cả hai chiều của sự phát triển kinh tế – xã hội, người thầy, muốn giữ được sự tôn trọng của cả học trò và xã hội, hơn bao giờ hết, phải luôn giữ vững bản lĩnh cũng như lòng tự trọng, tự tôn với nghề nghiệp. Để làm một giáo viên tốt thì việc học của người thầy là chưa bao giờ ngừng nghỉ, bởi chỉ cần không trau dồi, không tự cập nhật kiến thức, thông tin thì giáo viên sẽ tụt hậu so với cả học sinh.
Những tác động của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 không hề làm suy giảm đi vai trò của người dạy và cũng không có gì thay thế được người thầy. Trong điều kiện học sinh có nhiều nguồn để tham khảo và cập nhật kiến thức, giáo viên không chỉ là người truyền thụ kiến thức đơn thuần mà còn là người dẫn dắt và truyền cảm hứng, khơi gợi sự sáng tạo cho người học.
Ngày nhà giáo Việt Nam 20/11: Nên tổ chức đơn giản nhưng ấm áp nghĩa tình
Ngày 20/11 đã trở thành một ngày lễ kỷ niệm nghề giáo truyền thống của Việt Nam. Năm nay kỷ niệm tròn 38 năm dù tại nhiều nơi sẽ diễn ra đơn giản, tiết kiệm...
Song, nhiều nhà giáo cho rằng, dù tổ chức như thế nào vẫn nêu bật được truyền thống "Tôn sư trọng đạo" của dân tộc ta.
Hình ảnh cảm động của giáo viên Trường THCS Nguyễn Đình Chiểu (Hà Nội) chia sẻ, động viên với phụ huynh và học sinh khiếm thị trong ngày khai giảng năm học mới. Ảnh: Q.Anh
Tổ chức đơn giản, tiết kiệm tránh phô trương
Khác với mọi năm, dịp kỷ niệm 38 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 năm nay không khí tại nhiều nơi có phần trầm lắng bởi năm học 2020 - 2021 dù mới diễn ra chỉ vỏn vẹn hơn 2 tháng song tình hình dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp, bên cạnh đó liên tiếp là các cơn bão "đổ bộ" vào các tỉnh miền Trung gây thiệt hại nặng nề đối với ngành Giáo dục nhiều tỉnh, thành. Do đó, tại nhiều nơi đã sớm có chỉ đạo các đơn vị, trường học trên địa bàn tổ chức ngày kỷ niệm đơn giản, tiết kiệm, tránh phô trương, hình thức.
Sở GD&ĐT Hà Nội vừa có văn bản chỉ đạo các Phòng GD&ĐT, các đơn vị, trường học, cơ sở giáo dục trên địa bàn về việc tổ chức kỷ niệm ngày thành lập trường, ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 năm học 2020 - 2021. Ông Phạm Xuân Tiến - Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội cho biết, theo truyền thống hàng năm, các trường học tổ chức các hoạt động nhân dịp kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11.
Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại, tình hình dịch bệnh COVID-19 còn diễn biến phức tạp trên thế giới, nguy cơ tiềm ẩn dịch bệnh tại Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng. Đặc biệt, trong những ngày qua, cả nước đang cùng hướng về miền Trung, chia sẻ những đau thương, mất mát của nhân dân, giáo viên, học sinh các tỉnh chịu thiệt hại do thiên tai gây ra.
Do đó, Sở GD&ĐT Hà Nội đã đề nghị các đơn vị, trường học chỉ tổ chức lễ kỷ niệm ngày thành lập trường trong trường hợp năm tròn (10 năm, 20 năm, 30 năm...) và được cơ quan quản lý cấp trên cho phép. Các hoạt động kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, ngày thành lập trường được tổ chức trang trọng, an toàn, tiết kiệm, không phô trương, hình thức. Nội dung tổ chức ngắn gọn, không tổ chức kéo dài thành nhiều buổi, tập trung vào các hoạt động giáo dục truyền thống, tri ân các nhà giáo.
Bên cạnh đó, thực hiện tốt các biện pháp đảm bảo công tác phòng chống dịch tại đơn vị, trường học. Các hoạt động giao lưu, gặp mặt và hoạt động chào mừng khác (nếu có dự kiến) được tổ chức vào thời điểm thích hợp, khi tình hình dịch bệnh được kiểm soát tốt, đảm bảo an toàn cho cán bộ, giáo viên, học sinh và cộng đồng. Thực hiện nghiêm các quy định về công tác tài chính, thu, chi, xã hội hóa. Tuyệt đối không để xảy ra việc lạm thu, vi phạm quy định về công tác tài chính trong quá trình tổ chức các hoạt động kỷ niệm, chào mừng.
Đơn giản vẫn giữ được nét đẹp truyền thống
Trước việc năm nay không phải năm chẵn, nên nhiều trường học sẽ tổ chức Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 ở phạm vi nhỏ, là người nhiều năm công tác trong ngành Giáo dục, GS.TS Phạm Tất Dong - Phó Chủ tịch Trung ương Hội Khuyến học Việt Nam cho biết, năm nay sẽ có nhiều nơi tổ chức đơn giản, ít các hoạt động...
Tuy nhiên, theo tôi thấy, những ngày này dù ở phạm vi tổ chức thế nào cũng đều ý nghĩa và nêu bật được truyền thống "Tôn sư trọng đạo" của dân tộc ta, mà người thầy được xã hội ghi nhận, tôn vinh. Thực tế, ngày kỷ niệm này cũng không cần phải tổ chức quy mô lớn làm gì, bởi đây thực sự là ngày hội của nhà giáo, các thế hệ cùng tề tựu, chung vui. Nhất là những cựu giáo chức, họ rất háo hức trở về thăm lại nhà trường vào dịp này.
Cũng từ trải nghiệm của bản thân, GS.TS Phạm Tất Dong cũng cho rằng, dù vào năm chẵn hay lẻ thì ngày Nhà giáo Việt Nam đều được các cấp, ban, ngành, đoàn thể quan tâm và tổ chức các hoạt động. Vui nhất là những giáo viên đã về hưu, họ không quan trọng chuyện quà cáp, mà được gặp lại đồng nghiệp cũ, ôn lại kỷ niệm và cũng để gặp những đồng nghiệp hiện nay đang còn đứng trên bục giảng.
Đây cũng là cơ hội để nhà trường tổ chức các buổi tọa đàm, chia sẻ, động viên của những nhà giáo kỳ cựu, truyền đạt lại kinh nghiệm "tiếp lửa" cho các giáo viên trẻ yêu nghề, tâm huyết với nghề.
"Thông thường ngày 20/11 diễn ra chủ yếu là trong ngày thường, học sinh vẫn đến trường học tập và giáo viên thực hiện công tác giảng dạy của mình. Dù đảm bảo công tác chuyên môn, song các trường cũng nên tổ chức hoạt động kỷ niệm ngày 20/11, sắp xếp, bố trí thời gian để giáo viên tham dự đầy đủ, tổ chức ngắn gọn, thiết thực, sau đó giáo viên trở lại công việc dạy học bình thường.
Đối với phụ huynh, dịp này cũng nên hỏi thăm, động viên giáo viên chứ đừng nặng nề về quà cáp vật chất, mất dần đi ý nghĩa ngày truyền thống. Có thể hướng dẫn các con viết thư, tự làm quà tặng giáo viên để gửi lời cảm ơn đến các thầy cô đã vất vả dạy dỗ con", GS.TS Phạm Tất Dong đưa ra lời khuyên.
Chia sẻ cảm nhận về Kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, GS.VS Phạm Minh Hạc - nguyên Bộ trưởng Bộ GD&ĐT cho biết: "Vào dịp 20/11 hàng năm, tôi được những sinh viên, bạn bè chúc mừng, tôi rất lấy làm vui và tự hào về nghề giáo. Đây là ngày vui của hàng triệu người Giáo viên, cựu giáo viên trên phạm vi cả nước.
Nhưng đây cũng là dịp để nhắc nhở trách nhiệm của ngành Giáo dục, của nhà giáo đối với đất nước, với học sinh. Tôi thấy, vào ngày này đều có sự quan tâm của các cấp, các ngành, phụ huynh và học sinh. Theo tôi, những truyền thống tốt đẹp của cha ông đã được giữ lại và phát huy một cách đầy đủ không chỉ qua ngày kỷ niệm và luôn có ở trong lòng mỗi người dân Việt Nam".
Theo Quyết định của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) số 167-HĐBT ngày 28/9/1982 về Ngày Nhà giáo Việt Nam nêu rõ: Việc tổ chức ngày 20/11 hàng năm do Ủy ban Nhân dân và Hội đồng Giáo dục các cấp chủ trì, có sự phối hợp với các ngành Giáo dục và các đoàn thể nhân dân.
Cũng theo Quyết định, việc tổ chức Ngày Nhà giáo Việt Nam cần được tiến hành trọng thể và thiết thực, tránh hình thức phô trương, gây phiền hà cho học sinh và cha mẹ học sinh. Điều 4 quy định rõ, trong ngày 20/11, các trường có thể sắp xếp lại việc học tập và giảng dạy để giáo viên được nghỉ và tham gia các sinh hoạt của trường và của địa phương.
Cô giáo 16 lần đạt chiến sĩ thi đua Cô Ngô Song Đào, sinh năm 1971, GV Trường TH-THCS Phước Hiệp (H. Mỏ Cày Nam, Bến Tre) là một trong những tấm gương nhà giáo tiêu biểu về tình yêu thương dành cho học trò và đổi mới sáng tạo trong dạy học. Cô Ngô Song Đào- GV Trường TH-THCS Phước Hiệp (huyện Mỏ Cày Nam, Bến Tre). Xuất thân trong một...