Từ game chiến thuật đầy tính toán, Riot đã biến Đấu Trường Chân Lý thành game ‘nhân phẩm’ đích thực?
Riot Games tiếp tục mắc phải một sai lầm nữa khi thiết kế mùa 3 của Đấu Trường Chân Lý.
Xuất phát từ custom map của DOTA 2 – DOTA Auto Chess, dòng game Autobattle xuất hiện như một cơn gió mát thổi vào làng game với việc có vừa đủ sự tính toán để hấp dẫn những game thủ “hardcore”, vừa đủ sự may rủi với những người chơi ưa mạo hiểm. Chính cả hai yếu tố “Chiến Thuật” và “May Rủi” song hành cùng tầm ảnh hưởng tới trận đấu sẽ quyết định tới thành công và tính hấp dẫn của một trò chơi Autobattle.
Thủy tổ của dòng game Autobattle – DOTA Auto Chess
Đấu Trường Chân Lý mùa 1 đã làm được điều này, nếu không muốn nói là làm quá tốt so với một trò chơi “ăn theo trào lưu”. Ở thời điểm đó có hàng loạt lối chơi được sản sinh ra, quá nhiều đội hình mạnh mẽ xuất hiện. Những cái tên như Volibear Carry, Ác Quỷ, Nguyên Tố – Nhẫn Giả, Jinx – Đấu Sĩ, Đế Chế – Hiệp Sĩ… đã trở thành một miền kí ức cực kì đẹp đẽ đối với các kỳ thủ khi mỗi ván đấu là một thế trận khác biệt và một đội hình mới để chơi hoặc đối đầu.
Đế Chế – Hiệp Sĩ, một trong nhiều đội hình bá đạo của mùa 1
Tuy nhiên sau một mùa 2 nhạt nhòa cả về mặt chiến thuật lẫn thiết kế, mùa 3 với hàng loạt sự thay đổi đầy màu sắc cả về mặt tạo hình tướng, sàn đấu, cho tới cơ chế Thiên Hà đầy mới mẻ. Tuy nhiên sự thật là người chơi, và một phần là cả Riot Games, đang bị cuốn vào những thứ đầy màu sắc và hấp dẫn đó mà quên mất 2 yếu tốc cơ bản của thể loại game này – “Chiến Thuật” và “May Rủi” đang dần mất cân bằng.
Đấu Trường Chân Lý mùa 3 dần trở thành sân chơi của một vài đội hình nhất định và những kẻ thích “quay lô” lấy tới 3 sao
Ở mùa 3 này, chỉ có 1 quân cờ duy nhất là Kayle được thiết kế để khiến cho người chơi xây dựng đội hình xoay quanh đơn vị này, trong khi đó ở mùa 1 thì số lượng này lớn hơn rất nhiều, những Rengar, Volibear, Jinx, Akali hoàn toàn có thể gánh kèo nếu được chăm sóc đủ tốt. Về mặt đội hình lớn, mùa 3 có hàng loạt những combo 6 tướng mạnh vượt trội so với phần còn lại (6 Hắc Tinh, 6 Siêu Công Nghệ, 6 Nổi Loạn…) bạn chỉ cần đạt đủ đội hình như trên mạnh là có thể đảm bảo vị trí rồi.
Cách đây 2 phiên bản, chuyện 1 ván có 4 nhà chơi Siêu Công Nghệ là điều quá bình thường
Điều này dẫn tới sự “tù” rất lớn về mặt chiến thuật, người ta cần gì phải sáng tạo thêm khi chỉ cần làm đúng theo những gì game hướng cho là thắng rồi. Đầu mùa chúng ta có việc nhà nhà chơi Nổi Loạn, sau đó thì 6 Siêu Công Nghệ và Hắc Tinh hoành hành, tiếp tới thì những đội hình 6 Vệ Binh Tinh Tú, Phi Công – Mật Thám cũng tương tự. Chúng ta hầu như không thấy đội hình “mới” nào cả mà mỗi trận đấu đơn thuần là những phiên bản khác nhau của cùng một kiểu mà thôi.
Hầu hết trận đấu hiện tại đều có sự góp mặt của những đội hình bá đạo này, chúng đơn giản là quá mạnh
Đó là về mặt “Chiến Thuật”, vậy còn “May Rủi” thì sao? Xin thưa rằng Đấu Trường Chân Lý hiện tại bằng nhiều cách khác nhau đang khuyến khích nhà nhà đi “quay lô” và hyper-roll nhiều nhất có thể. Nếu bạn không tin thì có thể vào game và thử trải nghiệm, chuyện bạn gặp một vài nhà chọn lối chơi xoay hết tiền để “dát vàng” cả đội hình là điều trận nào cũng thấy.
À còn “chiến thuật” mang tên Xin Zhao 3 sao bất tử nữa
Nguyên nhân thì cực kì đơn giản, Riot buff quá mạnh cho mức sức mạnh 3 sao, mạnh tới mức nếu một con tướng 3 hoặc 4 tiền đạt tới cấp độ cuối cùng này có thể gây ra một lượng sát thương vô cùng khủng khiếp. Lấy ví dụ với cùng 1 unit có ở cả mùa 1 và mùa 3 là Cho’Gath. Với cùng một chỉ số, giá tiền, tộc – hệ, ở mùa 1 thì ở cấp độ 3 sao Cho’Gath chỉ gây được 600 sát thương phép và làm choáng 2s. Sang tới mùa 3 thì con số đó là 2000 sát thương và choáng 4s.
Sức mạnh quá mức vượt trội ở mốc 3 sao khiến người ta chỉ chăm chăm roll để “hóa vàng” đội hình mà thôi
Chính việc tăng sức mạnh quá lớn cho tất cả những tướng 3 sao như vậy khiến cho chuyện game thủ ai cũng muốn sở hữu chúng bởi đó là cách nhanh và hiệu quả nhất để chiến thắng. Việc gì phải tính toán mệt mỏi làm gì khi bạn chỉ cần 1 con tướng 3 sao và nó có thể thổi bay cả đội hình địch theo nghĩa đen và chiến thắng chứ. Yếu tố chiến thuật ở mùa 3 vốn “tù” hơn lại còn bị giảm bởi chuyện nhà nhà “quay lô” kiếm 3 sao như hiện tại.
Chả mấy mà game đổi thành Đấu Trường 3 Sao mà thôi
Có thể Riot Games đang có một mùa 3 thành công về mặt những con số thống kê nhưng cách cân bằng game của họ quả thật là đang có vấn đề. Đúng là tướng 3 sao thì cần phải mạnh hơn hẳn so với thông thường, tuy nhiên nếu nó trở nên bá đạo quá thì game trở thành cuộc đua “nhân phẩm” thực sự và xem ai là người may mắn sở hữu tướng cấp độ cao nhất này sớm hơn mà thôi.
Riot chia sẻ về quá trình tạo ra Đấu Trường Chân Lý - Dùng tàu chuyển quân thay vì cổng không gian
Dự án Đấu Trường Chân Lý được xem là project cực kì mạo hiểm của Riot Games khi thời gian eo hẹp mà có quá nhiều thứ phải làm.
Quá trình thiết kế Đấu Trường Chân Lý không phải là lúc nào cũng bằng phẳng, thành viên trong đội thiết kế miêu tả rằng game ở giai đoạn 10 tuần trước khi ra mắt như một con tàu đắm vậy. Nguyên mẫu và bản hoàn thiện của game khi đó quá nhiều lỗi tới nỗi không thể sửa hết được, những tưởng mọi thứ sụp đổ thì một phiên bản đã chạy ổn định, rất có thể chính là bản thử nghiệm mùa 1. Họ phải mất khoảng 3 tuần để hoàn thiện nó phiên bản ổn định duy nhất đó.
Phiên bản thử nghiệm của Đấu Trường Chân Lý có quá nhiều lỗi và tưởng chừng không thể sửa nổi
Tới tuần thứ 7 trước khi ra mắt, vấn đề nằm ở chỗ chọn bể tướng và những tộc - hệ phù hợp với game và đảm bảo yếu tố cân bằng. Thật may mắn khi LMHT có một vũ trụ rộng lớn và nhiều nhân vật tới từ nhiều vùng đất, nhiều chủng loại khác nhau nên lựa chọn không hề khó chút nào. Tuy nhiên Riot Games phải chọn lọc trong quá nhiều unit để đưa ra bể tướng hợp lý nhất, đã có thời điểm chúng ta có tới 4 unit Robot, thay vì chỉ 1 với Blitzcrank như mùa 1.
Bể tướng giai đoạn thử nghiệm
Những tưởng tới đây mọi thứ đã hoàn thiện rồi thì Riot phát hiện ra một điều họ "quên" chưa làm đó là hoạt ảnh vận chuyển đội hình của người chơi tới sàn đấu của người chơi khác ở thời điểm 5 tuần trước khi game ra mắt. Trước đó họ cứ thể để toàn bộ đội hình dịch chuyện trực tiếp, tuy nhiên thế lại không thú vị chút nào, vì vậy thiết kế đầu tiên là để tướng lên một con tàu và bay tới sàn đấu của người chơi khác.
Hoạt ảnh chuyển quân đầu tiên được Riot thực hiện
Tuy nhiên nhiều ý kiến trong đội thiết kế cho rằng ý tưởng này khá là mất thời gian khi thời gian để con tàu bay là khá lâu, vì thế họ chuyển sang ý tưởng đơn giản hơn là tạo ra một cách cổng không gian như hiện tại. Riot MapleNectar nói rằng: "Khoảnh khắc kỳ diệu nhất là bay qua một vùng đất Hư Không và vượt qua mọi người khi đang ở trên con tàu đó, tôi vẫn nhớ nó".
Điểm đặc biệt trong quá trình thiết kế Đấu Trường Chân Lý đó là tới tuần thứ 4 trước khi game ra mắt, Riot vẫn còn sử dụng bàn cờ vua như DOTA Auto Chess. Sau nhiều lần thử nghiệm thì họ quyết định bỏ sàn đấu đó đi và thay bằng bàn cờ lục giác như hiện tại, nó giúp cho tướng có thể nhận diện đối thủ dễ hơn và tung ra kỹ năng chính xác hơn. Có lẽ điều này đã làm nên sự khác biệt của Đấu Trường Chân Lý với những game cùng thể loại.
Riot vẫn thử nghiệm sàn đấu dọc với bàn cờ vua 8x8 một khoảng thời gian rất lâu
Tuy nhiên phiên bản bàn đấu lục giác lại là sản phẩm ổn nhất mà họ thử nghiệm
Những nỗ lực không ngừng và cả sự mạo hiểm của đội ngũ thiết kế Đấu Trường Chân Lý tới thời điểm hiện tại đã được đền đáp vô cùng xứng đáng. Trò chơi này ngày càng nổi tiếng và những sự kiện trong game, những mùa giải mới và chiều sâu chiến thuật của Đấu Trường Chân Lý ngày càng phát triển.
A Đồi
Đấu Trường Chân Lý: 3 đội hình 'thảm hại' nhất sau khi bản 10.9 cập nhật mà kỳ thủ cần tránh xa Dù trực tiếp hay gián tiếp, rất nhiều đội hình Đấu Trường Chân Lý đang sống dở chết dở với bản 10.9. Hộ Vệ - Vũ Trụ Mặc dù không nhận được chỉnh sửa trực tiếp gì nhưng Hộ Vệ - Vũ Trụ lại là nạn nhân lớn nhất của việc thay đổi tỉ lệ xuất hiện của các quân cờ. Cụ thể...