Tư duy tích cực trong học tập
Khi được hỏi về phương pháp học tập, nhiều bạn học sinh cho rằng: vào lớp chú ý nghe giảng là đủ rồi, cần gì phải suy nghĩ, hoài nghi, tranh luận cho thêm “phiền phức”. Quan niệm học tập như thế thật sai lầm, làm sao có thể tiến bộ được? Muốn tiến bộ trong học tập các bạn cần học với tinh thần tích cực cao. Cụ thể là: tích cực xử lý tài liệu, tích cực hoài nghi chất vấn, tích cực trả lời câu hỏi – làm bài tập…
Tư duy tich cưc trong hoc tâp
Tích cực xử lý tài liệu học tập
Trong quá trình học tập, việc xử lý những thách thức từ bài học mới (tài liệu học tập) là rất quan trọng. Chuẩn bị kỹ bài mới là cách tốt nhất để vượt qua những chướng ngại trong việc chiếm lĩnh tri thức mới.
Khi chuẩn bị bài mới cần: sơ bộ nắm được nội dung cơ bản của bài học (nên tập trung vào việc trả lời các câu hỏi sau bài học); ôn lại những kiến thức cũ có liên quan, tìm mối liên hệ giữa kiến thức cũ và mới; nhận biết đâu là trọng điểm của bài học và đâu là điều mình chưa hiểu, cần phải nghe giảng; ghi tóm tắt suy nghĩ, cảm nhận, thắc mắc của mình về bài học đó,…
Tích cực hoài nghi, chất vấn
Học là nhằm đạt được mục đích mình đã chọn. Cho nên muốn có một kết quả học tập cao, người học phải luôn biết động não, tích cực suy nghĩ, hoài nghi, chất vấn, cần kết hợp chặt chẽ giữa tri thức cũ và tri thức mới, để có những nhận xét, đánh giá, kết luận sáng tạo; chứ không nên bằng lòng, quanh quẩn với những kết luận khuôn mẫu có sẵn trong sách.
Vì thế, tích cực tra cứu từ điển, tra cứu trên internet, hỏi ở thầy cô, ở bạn bè… cũng là một cách học rất thông minh. Ông bà ta từng khuyên rằng: “Muốn biết phải hỏi, muốn giỏi phải học”, cũng nhằm dụng ý đó.
Ngoài ra, khi đọc sách, chúng ta có thể dùng các kí hiệu để đánh dấu lên tài liệu như: cảm thấy mơ hồ dùng dấu chấm than (!), còn trong diện nghi vấn dùng dấu chấm hỏi (?), đánh dấu sao (*) cho những vấn đề quan trọng, cần đặc biệt lưu ý… Cách làm này sẽ giúp chúng ta tránh lan man khi đọc và tiết kiệm thời gian hơn khi cần tra cứu lại một vấn nào đó.
Tích cực trả lời câu hỏi, làm bài tập
Hệ thống các câu hỏi hay bài tập ở sau mỗi bài học trong sách giáo khoa là rất quan trọng. Vì vậy không thể bỏ qua nội dung này trong quá trình ôn bài cũ và chuẩn bị bài mới. Hệ thống các câu hỏi và bài tập này đều nhằm vào trọng điểm của bài học. Nó dẫn dắt người học từng bước chiếm lĩnh tri thức một cách có hệ thống.
Giải quyết được phần này trong mỗi bài học là cách tốt nhất để ta kiểm tra xem mình đã thật sự hiểu bài chưa? Việc tích cực trả lời các câu hỏi, giải các bài tập như thế sẽ giúp ta tiếp thu bài trên lớp thuận lợi hơn.
Tóm lại, học tập chính là hành trình gian khổ tìm tòi khám phá tri thức, tiếp cận chân lý. Đỉnh cao của sự học là tự học, tự nghiên cứu. Vì vậy, ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường phổ thông, các bạn cần học với tinh thần tự nguyện cao, cố truy tìm tận gốc, hỏi đến cùng, nắm thật chắc kiến thức. Đó chính là phẩm chất đáng quý nhất ở người đi học!
“Hỏi một câu chỉ dốt chốc lát. Nhưng không hỏi sẽ dốt nát cả đời” – Ngạn ngữ phương Tây.
Theo Vietnamnet
Nhiều lựa chọn tuyển thẳng cho học sinh giỏi toán, lý
Thêm ba trường ĐH phía Nam công bố quy định tuyển thẳng, ưu tiên xét tuyển và xét tuyển thẳng.
Video đang HOT
Thí sinh nộp hồ sơ đăng ký dự thi ĐH, CĐ năm 2014 tại cơ quan đại diện Bộ GD-ĐT tại TP.HCM
Trương ĐH Sư pham ky thuât TP.HCM vừa cho biết sẽ thực hiện tuyển thẳng theo quy chế tuyển sinh 2014. Nhà trường ưu tiên xét tuyển thí sinh đoạt giải trong kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia (các môn: Tin học, Toán, Vật lý, Hóa học, Anh văn) thí sinh đoạt giải trong hội thi khoa học kỹ thuật toàn quốc do Bộ GD-ĐT tổ chức.
Điều kiện xét tuyển: tốt nghiệp trung học. Sau khi thi tuyển sinh đại học, cao đẳng hệ chính quy đủ số môn quy định theo đề thi chung, có kết quả thi đạt chuẩn đảm bảo chất lượng đầu vào theo quy định của bộ trở lên không có môn nào bị điểm 0.
Nhà trường xét tuyển thẳng thí sinh là người dân tộc ít người, diện hộ nghèo theo quy định. Đồng thời thí sinh phải hội đủ hai điều kiện: tốt nghiệp THPT và có hạnh kiểm tốt trong ba năm cuối cấp. Sau khi nhâp hoc, nhưng thi sinh trung tuyên thuôc đôi tương xet tuyên đươc hoc bô sung kiên thưc 1 năm trươc khi vao hoc chinh thưc.
Trường ĐH Văn hóa TP.HCM cũng tuyển thẳng các đối theo quy chế tuyển sinh 2014. Thí sinh tham gia tập huấn đội tuyển dự thi Olympic khu vực và quốc tế trong đội tuyển tham dự hội thi sáng tạo khoa học kỹ thuật quốc tế, đã tốt nghiệp THPT.
Thí sinh đoạt giải nhất, nhì, ba, khuyến khích trong kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia thí sinh đoạt giải nhất, nhì, ba, khuyến khích trong Hội thi khoa học kỹ thuật do Bộ GD-ĐT tổ chức, đã tốt nghiệp THPT được tuyển thẳng vào học ĐH, CĐ: thí sinh đoạt giải nhất, nhì, ba môn ngữ văn được tuyển thẳng vào ĐH ngành VN học, văn hóa học, văn hóa các dân tộc thiểu số VN, khoa học thư viện.
Thí sinh đoạt giải nhất, nhì, ba môn lịch sử được tuyển thẳng vào học ngành bảo tàng học (giải khuyến khích vào học CĐ ngành học này).
Thí sinh năng khiếu nghệ thuật đã tốt nghiệp THPT hoặc tốt nghiệp hệ trung cấp các trường năng khiếu nghệ thuật, đoạt giải chính thức trong các cuộc thi nghệ thuật quốc tế về ca, múa, nhạc được tuyển thẳng vào ĐH ngành quản lý văn hóa (các chuyên ngành quản lý hoạt động văn hóa nghệ thuật).
Thời gian được tính để hưởng ưu tiên tuyển thẳng vào học các chuyên ngành văn hóa nghệ thuật không quá 4 năm tính đến ngày 9-7-2014.
Nhà trường ưu tiên xét tuyển thí sinh đoạt giải trong kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia các môn ngữ văn, lịch sử, toán, tiếng Anh, đoạt giải trong Hội thi khoa học kỹ thuật do Bộ GD-ĐT tổ chức đồng thời đáp ứng đủ các điều kiện theo quy chế.
Giải môn ngữ văn được ưu tiên xét tuyển vào ngành học có khối thi C, D, R giải môn lịch sử được ưu tiên xét tuyển vào ngành học có khối thi C, R giải môn toán, tiếng Anh được ưu tiên xét tuyển vào ngành học có khối thi D.
Thí sinh năng khiếu nghệ thuật đã tốt nghiệp THPT hoặc tốt nghiệp hệ trung cấp các trường năng khiếu nghệ thuật, đoạt giải chính thức trong các cuộc thi nghệ thuật chuyên nghiệp chính thức toàn quốc về ca, múa, nhạc đã tham dự đủ các môn thi ngữ văn, lịch sử theo đề thi chung của Bộ GD-ĐT, không có môn nào bị điểm 0, được ưu tiên xét tuyển vào đại học ngành quản lý văn.
Trường ĐH Công nghiệp thực phẩm TP.HCM cũng cho biết thí sinh đoạt giải trong kì thi chọn học sinh giỏi quốc gia: giải nhất, nhì, ba được tuyển thẳng vào ĐH các ngành đúng hoặc ngành gần với môn thí sinh đoạt giải giải khuyến khích được tuyển thẳng vào CĐ các ngành đúng hoặc ngành gần với môn thí sinh đoạt giải.
Các ngành tuyển thẳng bậc ĐH/CĐ đối với thí sinh đoạt giải trong kì thi chọn học sinh giỏi quốc gia: môn hóa học: ngành công nghệ kĩ thuật hóa học và công nghệ thực phẩm môn sinh học: ngành công nghệ sinh học môn tin học: ngành công nghệ thông tin.
Nhà trường xét tuyển vào ĐH những học sinh có đủ các điều kiện thi đủ các môn cuối mỗi học kỳ điểm tổng kết cuối năm của mỗi môn học đạt từ 5,0 điểm trở lên xếp loại rèn luyện cả năm đạt từ khá trở lên. Đối với các đối tượng không đủ điều kiện xét tuyển vào ĐH, có nguyện vọng chuyển sang hệ CĐ nghề thì làm đơn gửi phòng đào tạo nhà trường. Nhà trường không hạn chế chỉ tiêu tuyển thẳng, ưu tiên xét tuyển và xét tuyển thẳng.
Danh mục các ngành xét tuyển thẳng:
TT
Tên ngành đào tạo
Mã ngành
1
Công nghệ thông tin
D480201
2
Công nghệ chế tạo máy
D510202
3
Công nghệ kỹ thuật điện, điện tử
D510301
4
Công nghệ thực phẩm
D540101
5
Công nghệ chế biến thủy sản
D540105
6
Đảm bảo chất lượng và an toàn thực phẩm
D540110
7
Công nghệ kỹ thuật hóa học
D510401
8
Công nghệ kỹ thuật môi trường
D510406
9
Công nghệ sinh học
D420201
10
Quản trị kinh doanh
D340101
11
Tài chính - Ngân hàng
D340201
12
Kế toán
D340301
Theo Tuoitre
Sắp có chỉ số hài lòng về giáo dục công Bộ GD&ĐT vừa công bố Kế hoạch triển khai xác định Chỉ số hài lòng của người dân đối với dịch vụ giáo dục công năm 2014. Theo kế hoạch, chương trình sẽ bắt đầu thực hiện từ tháng 5/2014 và quý III/2014 sẽ công bố kết quả. Theo Bộ GD&Đ,T Đề án "Xây dựng phương pháp đo lường sự hài lòng của...